Thứ Năm, ngày 18 tháng 10 năm 2012
HAI SẮC HOA TI GÔN
NHÂN NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 20.10.2012.
Gởi lời chúc mừng trân trọng nhất đên với: Các Đệ Tử, Khách vãn lai KHÔNG phải là THÁI DƯƠNG đắc Đại Song Hỉ.
"Ta vẫn đi bên cạnh NHIỀU người"...
Bạn tự chọn Hai Sắc Hoa Ti Gôn (Ngâm thơ) Hoàng Oanh.
Bài này viết theo yêu cầu của cháu: ĐÀM XUÂN HẠNH
BÌNH LUẬN THEO TỬ VI:
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương
Tôi đọc và tôi hiểu rằng:
Hồi đó, tôi vào tuổi đôi tám, cảm thấy buồn khi nhìn hoa rụng (ĐÀO LINH) khi ánh chiều tà (DƯƠNG ĐÀ)
vương trên mái tóc. Tôi chờ đợi (ĐÀ LỰC) người ấy (tức THÁI DƯƠNG hay PHÁ QUÂN)
nói lời yêu thương. Lời yêu thương TƯỚNG QUÂN đi với HỒNG LOAN, BẠCH HỔ, THÁI
TUẾ… mỗi người có mỗi cách bày tỏ khác nhau.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít cây hoa trắng chạnh lòng
Người yêu của tôi rất lạnh lùng như ngôi sao LINH TINH. Có tầm nhìn xa vời như LIÊM TRINH về phía chân trời xa mù sương gió. Thường hay vít (cầm, nắm PHÁ QUÂN) dây hoa trắng (HOA CÁI HỔ). Nếu
là dựa vào cây là sao QUAN PHÙ, bộ LONG PHƯỢNG. Đó là người đàn ông đang mang 1 lý tưởng, 1 lập trường có tầm nhìn xa vời. Khi đất nước ở giai đoạn 1930 (vì bài thơ ra đời năm 1937) thanh bình dưới bóng ma cai trị của thực dân Pháp. Nguyễn Thái Học bị giết Nguyễn Thị Giang dùng súng tự sát trước mộ người yêu, cũng là đồng chí. Một tình sử đẹp vô cùng. Tất cả tình sử khác đều là rác trướcđôi Giang và Học vì trong tình yêu có tình non nước.
Tôi không hiểu anh ấy lạnh lùng vì sao? Tôi là 1 thiếu nữ tầm thương an phận, mong cầu 1 lời hứa hẹn. Sau này tôi mới hiểu điều đó đã muộn màn. Vì con đường anh ấy đi là chông gai KÌNH DƯƠNG giăng đầy trước mắt
Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: "Hoa, giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!"
Người ấy thường hay vuốt (THIÊN PHỦ) tóc tôi. Vì anh ấy lớn hơn tôi nhiều tuổi, ngoài 20 rồi. Tôi chỉ nghĩ đến yêu đương, còn anh ấy nghĩ đến con đường mình đi, giờ tôi mới hiểu. Đó là con đường không giành cho tôi, cái gương Học Giang sờ sờ trước mắt. Bởi thế tôi vui anh thở dài. Tôi THIÊN HỈ bên anh là tiếng khóc của THIÊN KHỐC (nhìn đi, bên nhị hợp có THIÊN KHỐC hay không, đâu có phải văn chương hoa lá cho vui).
Tất cả các loài hoa đa phần là lắp ráp từ cánh hoa mang hình trái tim, với các biến dạng dài ngắn khác nhau. Tôi yêu hoa ti gôn màu đỏ. Nhìn hoa anh bảo:
Anh sợ tình ta cũng thế thôi. Là Tướng Kỵ, tình yêu và nổi lo sợ (chủ đề này dã viết rồi)
Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!"
Hồi ấy mặc dù tôi đã lớn nhưng chẳng hiểu thế thái nhân tình. Nhìn cánh hoa tan tác như ĐÀO Hoa ngộ PHI LIÊM. Sinh Ly: TỬ VI chủ sinh, CỰ MÔN chủ Ly, hai sao này luôn luôn lục hội với nhau. Hoa màu trắng là HOA CÁI BẠCH HỔ hoa này không biến đổi theo thời gian. Đó là nét đẹp của tính cách con người, không biến đổi và suy vi. Tính cách đẹp ngàn đời vẫn đẹp.
Mắt môi xinh chi mấy cũng tàn.
Nét đẹp ĐÀO HỒNG sớm nở và tàn phai theo năm tháng. Mỗi hoa có vẻ đẹp khác nhau.
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm.
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...
Người ấy thì quá xa, đợi chờ mãi ư. Đợi chờ mãi như sao LỰC SĨ dễ gặp thêm ĐÀ LA muộn màn, sợ muộn màn hay lỡ làng cũng sao này thôi. Em sợ muộn màn đời em, hóa đá đợi chờ. Vô tình em lỡ làng với anh, mà anh xa xăm như CỰ NHẬT, mịt mù tông tích như VŨ SÁT.
Ngày đi pháo nổ như tiếng súng.
Tan nát hồn em đến rả rời…
Mỗi bước chân tìm về đất chết.
Đau lòng em lắm lữ khách ơi!
Có lẽ nữ sĩ mang tâm sự như thế.
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu..
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ
Từ đó, ÂM DƯƠNG nhiều lần thay đổi. Ngôi sao THIÊN ĐỒNG ngộ LINH giá lạnh buốt tâm hồn. Người PHÁ QUÂN mà tôi gặp cũng lạnh nhạt với tôi, vì anh ta cũng là người có học, ngôi sao LINH TINH
biến thành hững hờ, lơ lững. Vì tôi vẫn thương nhớ khôn nguôi. Hai LINH TINH gặp nhau như 2 kẻ điên. Bên lạnh lùng sương rơi non cao. Bên lạnh nhạt như nước trong ao…
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người.
Câu này có vẻ bất ổn.
Tôi vẫn đi bên cạnh một người, hoặc cuộc tình. Cho dù bạn không có sao cuộc (TUẦN) tại Mệnh nhưng đại hạn vẫn phải đi theo nó nhập cuộc vui hay buồn mà thôi. Bao giờ cũng thế có 2 cuộc vui và buồn.
Như Charlot, bà Bill Clinton là cuộc vui, tạt qua cung Mùi là thấy ngay cuộc buồn. Vì thế, không thể đi bên cạnh cuộc đời, có chăng là đi bên cạnh, bên lề lịch sử. Hoặc bên cạnh, bên lề cuộc tình, với cảnh có chồng hờ hững cũng bằng không. Đó là do cách THIÊN TƯỚNG ngộ TRIỆT. Chính bà ta đã thú nhận điều ấy.
“Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ…” Và … “Vẫn giấu trong tim bóng 1 người”.
Như thế là THIÊN TƯỚNG ngộ TRIỆT lại có THIÊN HÌNH một cách xấu trong TỬ VI.
Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Đoạn này mô tả tình cảm thường ngày. Sao HỒNG LOAN là thế. La to, con chim hồng, sợi tơ hồng, dòng máu thắm, keo sơn bền vững… Tại sao ta phải chọn cách đoán này mà không chọn cách đoán
khác. Tất cả tùy thuộc vào các ngôi sao chung quanh nó. Bà ta chơi trò “la to”rất là vui, bằng tình thư (THIÊN TƯỚNG XƯƠNG KHÚC TẤU THƯ) Hai sắc ti gôn.
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một muà thu trước rất xa xôi..
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Đoạn này mô tả hồi ức. Em luôn luôn nhớ đến anh.
Hiểu tức là TRIỆT, khi hiểu rồi mọi cái đã lộ ra. Cho nên tên của nó là TRIỆT LỘ. Và đúng thế khi
hiểu ra rồi mọi cái cần quên, phải quên. Cái cần nhớ phải nhớ. Tên thật đầy đủ của nó là TRIỆT LỘ KHÔNG VONG. Thế mà than ôi! Giới TỬ VI sách vở TỬ VI chỉ lạnh lùng 1 chữ TRIỆT, cứ như thế ngàn năm chưa bao giờ giỏi. Lầm lỡ. Lầm là
THẤT SÁT, lỡ là ĐÀ LA.
Tôi sợ chiều thu phớt (nhạt) nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngắm đò.
Đoạn này cũng mô tả tình cảm của nữ thi sĩ, Ngày lại ngày, trôi qua nhớ đến mùa thu Hoa HỒNG LOAN ngộ LINH VIỆT tơi tả, cảm thấy lòng lạnh lẽo như LINH TINH.
Câu 4 của đoạn này.
“Người ấy sang sông đứng ngắm đò” Sao mà giống như bắn vào tôi thế không biết. Bạn đã thấy tấm hình ấy trong F bài Lạnh Lùng. Nhưng ở đây có sự không ổn. Phải viết chính xác là:
Người ở (lại) bên sông đứng ngắm đò.
Người đàn ông đâu có qua sông.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.
Đoạn cuối rất nổi bật nhiều người thuộc lòng câu này. Hầu hết thanh niên nam nữ đều biết. Thế hệ anh,
chị tôi thuộc làu như cháo.
Mô tả bộ HỒNG ĐÀO ngộ PHÁ QUÂN gia thêm ĐỊA KIẾP.
T. T. KH. là ai?
Tất nhiên không phải là tôi. Hà hà…Đến nay vẫn là 1 bí mât dù đã gần trăm năm.
Đó là Trần Thị KHANH?
Đâu phải.
Thanh Tâm và Khánh?
Cũng không phải.
Tên Tôi là KH.
Lại càng không phải, ai lại ngốc thế chồng Sát Phá liền.
Vì, Tê Tê là Tôi Thương KH. Tôi Tiếc KH, Thương Tiếc KH. Thương Thầm KH.
KH là một nhận vật quan trọng nào đó đang hoạt động chống Pháp, hoặc 1 người đang nổi danh không
thể nêu tên tuổi. Tất nhiên người mang tên KH đó đọc được bài thơ này, hiểu được tấm lòng người yêu, vui buồn đau khổ lẫn lộn. Cám ơn người đã nghĩ đến ta.
Tất nhiên có ngốc mà thừa nhận: Tui đây. Mật thám tẩn cho cả người viết và cả người được nhắc đến. Hoặc vì thanh danh đã có và có thể làm hại gia đình. Cho nên TTKH, chỉ có tên mà không có họ. TTKH phải bảo vệ người yêu của mình, cũng là bảo vệ cho chính mình, như ta đã biết bà ta có chồng rồi, lấy bút danh đều
có ẩn ý trong đó, không có gì hay hơn gọi tên chàng. KH bị lôi tên lên mặt báo, bàn luận lung tung. Bắn đến 4 tình thư như vậy. Bạn hãy tin rằng họ lặng lẽ gặp nhau. Đừng lo lắng đoạn kết không có hậu. Họ cũng thương tiếc cho nhau thế thôi, cảm thông cho nhau, điều ấy có thật không?
Người mang ảo danh TTKH đã bắn biết bao tín hiệu tình yêu. Nào là hoa tigôn, nào là anh vuốt tóc tôi, anh yêu màu hoa trắng, anh chưa thề thốt, chiều thu nắng nhạt vàng… KH tự nhận biết, nhận dạng được.
Nếu họ không gặp nhau.
Bài Thơ Cuối Cùng phải có nội dung từa tựa như sau:
Một năm tìm kiếm mãi người ơi!
Cánh nhạn bay đi khắp phương trời.
Nghiên bút từ đây đành gác lại.
Tìm trong ký ức, thế nhân ơi.
Dấu tích họ đã gặp nhau rất rõ. 1 năm sau khi bài Hái Sắc Hoa Ti Gôn ra đời. Bài thơ cuối cùng xuất hiện. Với những câu thơ như sau.
(Một số tài liệu Hai sắc hoa Ti-gôn đăng ngày 23 tháng 9 năm 1937. Bài thơ thứ nhất đăng ngày 23 tháng 11 năm 1937. Bài thơ cuối cùng đăng ngày 30 tháng 10 năm 1938))
Từ đây anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Chứng tỏ thời kỳ yêu nhau 3 năm trước đó, họ đã cùng làm thơ, trao đổi tình thơ. Nam thi sĩ đã nổi danh, người đàn ông này dùng thơ của người yêu, pha trộn trong thi tập của mình. Người nữ hối tiếc đã 1 lần lầm lỡ, sang sông với 1 bóng hình, rất mong người yêu cũ gặp lại để tìm 1 phương án mới, không thể kéo dài tình trạng này mãi được. Rõ ràng người đàn ông có chút hư danh ấy, không dám.
Từ tình yêu chuyển qua ghét, oán hờn như thế THIÊN TƯỚNG ngộ KỴ KHỐC. HỎA LINH bốc đùng đùng.
Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
Tôi run sợ viết bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi chết
Đêm hỡi, làm sao tối thế này?
Và còn răn đe rằng:
Chỉ có ba người đã đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.
Đến đây thơ thẩn chuyển qua thơ thoại. Có 3 người làm chứng, thơ của tôi không phải của anh đâu nhé. Chúng ta không nên đi quá sâu, từ chỗ khám phá chuyển qua tò mò, tọc mạch, vạch lá tìm sâu…
Vậy thì, tình thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn có 1 tình sử ly kỳ kết thúc cũng không mấy đẹp. Người phụ nữ nuôi trong tim 1 hình bóng đẹp nhưng người thi sĩ đó đã vì chữ sĩ, hay vì trách nhiệm nào đó không dám phiêu lưu tiếp. Một người phụ nữ tài hoa tuyệt vời, hưởng chữ Âm Thầm và Công Khai (ÂM DƯƠNG) sử dụng đúng lúc, náo động tất cả nhưng không biết mình là ai, các nữ sĩ đương thời không ai bằng TTKH. Tương Phố, Thanh Tâm đều thua xa. Trên phương diện TỬ VI đó là người có bộ Phủ Tướng tại Mệnh, gia thêm TRIỆT HÌNH. Bộ SÁT PHÁ THAM tại Phu vướng phải KHÔNG KIẾP. Giờ đây họ đã đi vào chốn vĩnh hằng, những người đó thuộc thế hệ cha ông của chúng ta. Vì bài thơ xuất hiện năm 1937, người phụ nữ phải sinh khoảng sau 1910. Đúng rồi phải không? Nếu đúng nghe tiếp. Họ chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Phong kiến đấy. Bạn được quyền suy luận tiếp.
Thưa bác, Hai sắc hoa ti gôn là gì?
Trên TỬ VI có 2 loài hoa. Một là ĐÀO HOA, hai là HOA CÁI hai sao này luôn luôn nhị hợp và lục hội
với nhau. Người phụ nữ vô tình tự ví mình như 1 ĐÀO HOA xinh đẹp, yêu hoa tigôn màu đỏ, người đàn ông thích hoa ti gôn trắng. Một hôm cô ta phát hiện cái đẹp của người đàn ông mình thương nhưng lạnh lùng ấy. Cái đẹp không ở nơi mắt, nơi môi mà con đường người đàn ông ấy đi vào nơi sương cát để thể hiện lẽ sông
cuộc đời mình. Cô ta phát hiện có 2 vẻ đẹp. Chàng chọn HOA CÁI BẠCH HỔ hoa trắng, nàng chọn ĐÀO HOA HỒNG LOAN. Như ta đã biết “Lặng lẽ đi bên cạnh 1 người…” lòng dày vò bởi tiếc nuối. Bài thơ phơi bày tâm trạng, anh ơi! Đừng hờn trách em…, với mối chân tình họ viết cũng dễ thôi, bịa đặt mới khó. Cái khó là người phụ nữ nghĩ, làm thế nào để đến được với người đi trong sương cát, vàothời điểm thông tin liên lạc quá khó khăn, là 1 phụ nữ thông minh, sao THÁI ÂM thường hội họp với THIÊN ĐỒNG và mưu trí như THIÊN CƠ… Réo gọi tên anh: Tôi Thương KH… con chim HỒNG LOAN réo gọi, vô tình thiên hạ réo gọi dùm. Đến tận bây bây giờ người ta vẫn tiếp tục tìm hiểu. TTKH là ai, chuyện riêng tư mà, hãyđể cho người ta yên.
Các THÁI ÂM thường thủ đoạn do nhị hợp với VŨ KHÚC, thủ đoạn dễ thương quá.
Người phụ nữ dám viết những điều mình suy nghĩ, dám làm những điều mình suy nghĩ. Trong thời điểm ấy
rất táo bạo. thông minh. Họ nhắn gởi cho nhau 1 thông điệp đầy tình cảm. Thế nhân vô tình, vô tư tiếp tay. Bộ PHỦ TƯỚNG là thế. Thương nhau phải che chắn cho nhau.
Đến đây, tôi dự đoán rằng, nhiều bạn đọc lại bài 2 Sắc Hoa Ti Gôn lần nữa đấy.
THỂ THƠ:
Là thể thất ngôn tựdo. Hai vần, ba vần tùy hứng. Bao nhiêu đoạn tùy thích.
Thể thơ này biến tướng từ thất ngôn bát cú. Công thức, Nhất Tam Ngũ Bất Luận. Nhị Tứ Lục Phân minh. Câu 5,6 là thể đối. Quá khó, và cũng nghèo âm điệu. Ai đó nghĩ ra thể tự do thất ngôn ra đời… và thất tình nối nhau. Như. Người đi 1 nửa hồn tôi mất. Một nửa hồn kia bỗng dại khờ…
CẢM HỨNG mà viết:
Thương ai người năm trước.
Khóc thương đóa ti gôn.
Mang trong tim nỗi hờn
Tình sử quá đau thương.
Thương ai màu áo trắng.
Cả đời cứ ngóng trông.
Thôi thôi đành như vậy.
Tuyết sạch với băng trong.
Thương ai mà không nói.
Dấu kín ở bên trong.
Ai vung dòng mực thắm.
Khắp nam bâc tây đông.
Thương nhau là như thế.
Như thế là thương nhau.
Thương nhau mà gieo khổ.
Như thế là thương đau.
Đã lâu cháu không vào blog, viết blog hay check mail. Thỉnh thoảng mở mail ra lại đọc thấy có những thư nhờ cháu xin Bác xem giúp lá số , cháu thấy vui lắm. Hiện tại sức khoẻ cháu vẫn ổn, hai con gái cháu cũng ngày một lớn, bélớn đã vào lớp một. Hôm trước cháu mua chiếc xe land cruiser , dự định một mình thực hiện hành trình Việt Nam như ấp ủ của cháu nhưng đến nay cháu vẫn chưa thể đi. Xe vẫn còn, máy ảnh cháu còn nhưng cuộc hành trình vẫn chưa khởi được. Cháu vẫn nhớ mãi lời hứa ngày nào đó sẽ ra Đà Nẵng thăm Bác và hai Bác cháu mình sẽ đi Huế, cháu luôn mong ngày đó sẽ đến.
Cháu luôn mong Bác và gia đình luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc.
Cháu Hồng Phúc.
thu xưa của mỗi hoàng hôn
chuyện tình hai sắc tigôn đượm buồn
mùa vàng sao chẳng chịu buông
để day dứt mãi nỗi buồn chơi vơi
tình đi bên cạnh cuộc đời
mà nỗi nhớ lại xa khơi mịt mù
trong điều hưu buổi tàn thu
màu hoa vẫn thắm cho dù vỡ tan.
Sư ph..
Tôi vẫn tin tâm trí với bàn tay
Dẫu đình , đền...đang ngát hương bay...
Lần nữa kính chúc bác sớm bình phục. Mọi sự tốt lành
em hoacai.
Hoa Cái là mỗi cái mỗi đẹp. hà hà.