Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

LỆNH & LẠC.

 

Lệnh còn gọi là lịnh. Ta có các ví dụ như sau.

“Lệnh vua hành quân trống kêu dồn...
Quan với quân lên đường”...
Đó là ca từ trong bài ca Hòn Vọng Phu 1. Nhạc sỹ Lê Thương.
Chúng ta làm quen với từ “lệnh” qua Tử Vi, không nói mọi người đều hiểu là.
Lệnh vua ban xuống chưa hề có lệnh dưới ban lên cho vua.

Sắc lệnh của vua còn gọi là chiếu chỉ.
Hoặc qua câu ca dao.
“Chiếu vua Minh Mạng ban ra.
Câm,quần không đáy người ta hãi hùng”...
Từ hoàng cung ban lệnh ra, chưa hề nghe từ ngoài ban lệnh vào triều. Dưới tâu lên vua gọi là sớ tấu.

Vậy lệnh trên ban xuống, lệnh trong ban ra.
Quan là người thi hành lệnh, tuân hành cái lệnh ấy. Quân lính là người bị sai khiến thực hiện cái lệnh ấy. Ở đây ta không bàn cái “Lệnh vua hành quân”... Cuộc hành quân ấy đúng hay sai. Có khi chỉ là hành hạ đám quân ấy...  Cấp dưới có tuân thủ triệt để hay là không. Lệnh ấy có thành hay bại. Lệnh truyền xuống có chính nghĩa hay là không... Biết đâu lịnh đi xâm lăng nước khác sinh chuyện, chưa bàn tới.

Ý người viết muốn nói. Chỉ 1 ngôi sao đó thôi, nhưng với người này đoán khác, người kia ta đoán khác. Với người nầy là lệnh truyền. Người kia tuân hành thi hành lệnh miễn trừ trách nhiệm... Và với người khác lại đoán là xúi giục, cổ vũ... Tuỳ trường hợp dùng từ cho thích hợp. Vì không có quyền ra lịnh thì làm thế thôi.

Người viết từng nghe “Lệnh tôi là lệnh tuyệt đối”. Và tự hỏi, không biết ông nầy có bộ sao quyền lệnh hay là không. Nếu không, với cương vị đó ông ta cũng có quyền ra lệnh. Với địa vị của 1 ông vua, ông ta có toàn quyền ban dụ, ban chiếu, chỉ dụ cho toàn quân dân. Mặc dù số phận của ông ta không có. Nếu có, ông vua ấy rất khó bị quyền thần lũng đoạn, thao túng. Không phải ông vua nào số phận cũng tốt. Có ông bị thiểu năng trí tuệ. Ví dụ lấy từ trang Wiki.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lo%E1%BA%A1n_b%C3%A1t_v%C6%B0%C6%A1ng
Năm 290, Tấn Vũ đế mất, Tư Mã Trung lên thay, tức Tấn Huệ đế, Giả thị được làm hoàng hậu. Cha Dương thái hậu là Dương Tuấn, tức ông ngoại Huệ đế, làm phụ chính. Huệ đế lúc đó đã 32 tuổi nhưng vẫn ngờ nghệch. Sử chép lại một số câu chuyện về hoàng đế ngây ngô này. Khi nghe ếch kêu, Huệ đế hỏi thị thần:
Ếch nó kêu vì việc công hay vì việc tư đấy?
Lúc nghe tin dân bị đói, đến gạo cũng không còn để ăn, Huệ đế lại buột miệng hỏi:
Dân không có gạo ăn, sao không ăn thịt?

Chỉ ngần ấy thôi. Số phận ông ta rõ ràng không tốt đẹp. Ông nầy ra lệnh dễ biến thành lệnh lạc và ban những lệnh buồn cười... Hoặc bị sai khiến ra lệnh do các quan đại thần xui khiến. Vậy đừng có thắc mắc khi thấy 1 lá số ông vua không có ngôi sao lệnh lạc. Thậm chí ông vua nầy sợ vua kia như sợ cọp. Có vua còn sợ cả quyền thần. Các quyền thần còn phế cả vua. Nói đâu xa. Việt Nam ta có câu: “Phế vua không Khả. Đào mả không Bài”. Để tránh hiểu lầm về câu trên, là 2 ông này không có mặt trong nhóm quyền thần đó. Chợt nhớ đến Trần Thủ Độ ông nầy còn hơn cả Thái Thượng Hoàng.

Vậy lệnh là sao gì?
Đó là sao LINH TINH. Sao này còn chủ.
Tinh thần. Thần kinh của con người. Tốt là tinh thần trong sáng,... Xấu là ngôi sao khùng điên đấy ạ.
Lạnh nhạt và lạnh lẽo. Lạnh và nóng (là HOẢ TINH).
Giận hờn
Sự rơi rụng, rơi rớt...
Ra lịnh và sai khiến. Lệnh khẩn. Lệnh là LINH TINH. Khẩn là HOẢ TINH.
Một mình thuộc nhóm sao cô đơn.
Tốt là vì sao sáng đến vì sao non yểu sớm rụng.
Thuộc nhóm sao chủ sự bất ngờ khẩn cấp đến rụng rời chân tay.
Thuộc nhóm sao điện và lửa. Bộ HOẢ LINH.
...

Vậy, ta đoán LINH TINH là lịnh lạc trong trường hợp nào.
Trước tiên cần biết. LINH TINH chỉ hợp với TỬ VI và THAM LANG mà thôi.
Với “CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG tối kỵ HOẢ LINH xâm phá”
Với PHÁ QUÂN, THẤT SÁT
“LINH phùng SÁT PHÁ hạn hành.
Văn Vương xưa cũng giam mình ngục trung”.
Ngay cả nhóm SÁT PHÁ THAM chỉ có THAM LANG là hợp.
Với CỰ MÔN
“CỰ MÔN LINH HOẢ tương phung.
Bao lần mối lái chẳng xong mối sầu”.
Đây là bộ sao chủ giận hờn rồi phản đối, lắm môi giới chẳng thành công.

Mặc dù LINH TINH chỉ hợp với TỬ VI và THAM LANG chỉ ngần ấy thôi. Đa phần chỉ là kẻ bị tuân lệnh, bị sai khiến, bị nghe lời. Muốn ra lệnh phải có HOÁ QUYỀN. Đó chỉ là điều kiện đầu tiên. Có quyền mới được quyền ra lệnh. Với bộ sao nầy thôi vẫn chưa đủ.
Vì LINH QUYÊN nầy này gặp LINH QUYỀN khác còn ngon hơn. Vì còn có KHOA LINH QUYỀN. KHÔI KHOA LINH QUYỀN... Cao nhất là KỴ KHÔI LINH QUYỀN. Đó là quyền cấm đoán.

Nhưng éo le không có quyền nhưng ưa cấm.
Cấm đổ rác tại đây.
Không có quyền nhưng vẫn ra những văn bản trái pháp luật.
Không có quyền nhưng LINH TINH linh hoạt xúi giục, thúc giục người khác làm. Vì thế hình thành cách LINH XƯƠNG LA VŨ, một cách vì nghe lời xúi giục mà mang hoạ ẩn khuất trong lòng. Có thể đưa đến tự sát. Vì thế có câu:
“LINH XƯƠNG LA VŨ hạn chí đầu hà”.
LINH TINH nầy nghe lời xúi mà mang hoạ.
Ngay cả LINH QUYỀN cũng mang hoạ. Vì những lời xúi giục qua lại lẫn nhau.

Không có quyền còn hơn có quyền. Đó là câu:
“Lệnh ông không bằng cồng bà”.
Đây là câu ví von rất hay. Trong đồ vật, cái lệnh còn gọi là phèng la, thanh la dùng để ra lệnh. Trong lễ tang hay thấy. Có ông chấp lệnh, bạn phải lay theo lệnh của người nầy. Cái cồng dùng để thông tin hay ca múa. Câu nầy ám chỉ. Dù ông có quyền lực ngoài xã hội nhưng về nhà có khi lại sợ vợ. Bà nói ông phải nghe

Từ lệnh, ta có:
Mệnh lệnh, Đã là lệnh cần hội họp tại Mệnh, nằm nơi khác, đó là người ra lệnh. Và vô số không biết cơ man nào là lệnh.
Lệnh bắt. Lệnh cấm... Lệnh cấm vận. Lệnh truy nã...  Lệnh tử hình. Lệnh xé xác phân thây...
Trong quân đội ta có. Quân lệnh, quân lệnh như sơn. Lệnh chiến đấu, lệnh tấn công, lệnh xung phong, lệnh nổ súng... Thi hành trước khiếu nại sau. Đáng nói, khi thi hành chết rồi đâu còn đâu cơ hội khiếu nại.
Lệnh lạc cần có văn bản làm bằng chứng. Nhưng trong quân sự thường là khẩu lệnh qua máy truyền tin. Vì có lệnh tử thủ, sau đấy lại có lệnh rút lui bảo toàn quân số...

Ngày xưa những lịnh lạc thường dùng là ánh sáng như đốt lửa báo hiệu. Âm thanh như tiếng trống thúc quân. Tiếng chiêng thu hồi quân... Cờ lịnh là những lá cờ nhỏ đủ màu với những quy ước. Các tướng thường mang theo bên mình. Xem hát bộ thấy các tướng mang nhiều lá cờ nhỏ sau lưng là cờ lệnh. Ở xa, các đại tướng liên lạc với tiểu tướng bằng cách dùng cờ lệnh giao cho bọn phi mã. Đây là cờ lệnh rút lui hay chiến đấu... của nguyên soái. Xem nó như bằng chứng của nguyên soái.

Thay vì nói nghe lệnh người ta còn dùng từ chỉ đạo.
Ví dụ:
Các bị cáo trong phiên tòa khai bị các cựu lãnh đạo chỉ đạo. Vì vậy, HĐXX nhận định...
Đây là chỉ hoạ vào tù chứ không phải chỉ đạo. Không nghe cũng chết, nghe rồi trở thành bị cáo.

Lệnh còn biến hoá.
Thay vì nói ra lệnh, truyền lệnh người ta còn dùng từ truyền hịch. Hịch có tính kêu gọi, thông báo có tính nhẹ nhàng hơn là lệnh.
“Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh”... Trong Chinh Phụ Ngâm. Đoàn Thị Điểm.

Lệnh trực tiếp với người nầy lại ảnh hưởng gián tiếp đến người khác

“Lệnh vua hành quân trống kêu dồn...
Quan với quân lên đường”...

Để rồi đau thương cho người gián tiếp. Vậy hãy cẩn thận khi ra lệnh, sau nầy khỏi hối tiếc.

Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về
Bao nhiêu phen thời gian xoá phai lời thề 
Người tung hoành bên núi xa xăm
Người mong chồng còn đứng muôn năm. 

Cái “lệnh cấm quần không đáy” là cái váy ấy. Có thực hiện nghiêm túc hay không. Thực tế là không. Từ Nghệ An, Thanh Hoá trở ra, phụ nữ dưới mặc váy trên mặc yếm rất là nhiều. Theo lời kể của mẫu thân. Thời điểm đầu những năm 40 thế kỷ trước. “Phụ nữ  ngoài đó họ tốc váy đái đứng, con à”. Qua bưu thiếp của người Pháp, đầu thế kỷ 20 thời vua Khải Định, Bảo Đại.  Hình ảnh phụ nữ ngoài Bắc mặc váy không thiếu. Vậy cái lệnh ấy có hà khắc không, có hãi hùng không... Dẫu sao câu ca dao này vẽ nên bức tranh xã hội thời ấy.

Bài viết đã dài xin dừng tại đây.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Con Số & Cuộc Đời.

 

Khi ta lên Wiki tìm đọc tiểu sử của 1 người. Cái ta thường gặp bên cạnh tên tuổi có thêm những con sô. Đó là các con số năm sinh và năm mất. Và có trường hợp không biết rõ ràng con số năm sinh, lại có trường hợp không biết con số cuối cuộc đời. Thay vào đó là dấu hỏi, trường hợp này ít gặp. Nhưng trường hợp không biết năm sinh chỉ biết năm mất có phần nhiều hơn.

Có những người xuất thân trong gia đình bình thường hoặc bất thường. Cũng chẳng biết mình sinh ra năm nào. Thậm chí chẳng biết cha mẹ mình là ai, nhờ lập nên công trạng hiển hách, người đời sau quan tâm đến. Chỉ biết được ngần ấy mà thôi.

Cũng có trường hợp có số cuối cuộc đời nhưng lại không biết chính xác ngày tháng nào. con số nào.

Nói đến con số là sao THIÊN CƠ, chủ con số lẻ. THIÊN ĐỒNG chủ con số chẵn. Vậy trên Tử Vi có bộ cơ ngẫu. Nếu tìm thấy luật cơ ngẫu chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

Số nhưng không phải là con số.
THIÊN CƠ còn chủ số với nghĩa số phận. Từ đó ta có. Số phận an bài, số phận định đoạt, số phận may mắn, nếu có may mắn ta lại có số phận không may. Số phận bạc bẽo, số phận hẩm hiu.... Nói đến 2 từ số phận tốt hay xấu rất nhiều.
Số phận là 2 sao TỬ VI chủ phận, và THIÊN CƠ chủ số. Cả 2 sao luôn luôn liền kề nhau cần tốt mới có số phận tốt đẹp. Từ số phận biến thành số phần cũng 2 sao nầy. Vì số anh như thế được hưởng phần như thế.
Ví dụ tốt và xấu số phần để khỏi có cái nhìn sai lầm.
Số được phong vương bá... được hưởng lương bổng, đất phong, tập ấm như thế....
Số mầy bị tù chung thân hoặc 3, 4 mươi năm, chưa tử hình là còn may.

Cũng gọi là số nhưng không phải là con số. Ta còn có số đỏ, số đen, số hên, số xui, số lớn, số nhỏ, số nhiều, số ít... những cái gọi là số này không đề ra một con số rõ ràng nào cả. Ví dụ với số lớn, có thể là con số tuổi đời rất lớn... nhưng cũng có thể số mạng rất lớn là không thể bị hại, bị ám sát...
Đến những từ liên quan đến từ số nghe rất phiền. Hết số, tức là chết. Vậy THIÊN CƠ một ngôi sao chủ con số lẻ, chủ thời cơ, chủ cơ ngơi, cơ thể, cật vấn hỏi đáp, chuyện riêng... lại chết vì bị đánh giá là hết sô.

Vậy số tốt hay xấu đã có sẵn trên lá số, để đoán số phận tương đối dễ. Thấy sao được quyền đoán vậy.

Số với những con số trong số học.
Nhưng để đoán con số thật cụ thể sống bao nhiêu tuổi, vinh quang, hạnh phúc, hoạn nạn bao nhiêu lâu... Nhà cửa bao nhiêu cái, vợ chồng mấy người, con cái mấy đứa... là cả 1 sự bí mật. Con số và bí mật. Bí mật và con số cũng là TỬ VI và THIÊN CƠ. Vì TỬ VI chủ bí mật, THIÊN CƠ chủ con số.

Ngoài con số lẻ là THIÊN CƠ. Số chẵn là THIÊN ĐỒNG. Trên TỬ VI còn có các con số hiển thị rõ ràng. Đó là số KHÔNG là THIÊN KHÔNG. Số 3 là TAM THAI. số 7 là THẤT SÁT. Số 8 là BÁT TOẠ. Đó là lý do người xưa đưa những con số bí mật vào lá số tử vi. Chưa hết còn có.
Lẻ mấy là 01, 03, 05, 07, 09 là LINH TINH.
Ngoài ra còn có cộng là TUẦN.
Trừ là TRIỆT.
Chia là PHI LIÊM.

Vậy trên lá số tử vi không những có con số, con mang các phép tính cộng, trừ. Phép nhân chẳng qua là phép cộng các con số giống nhau mà thôi.

Cũng đừng quá thông minh khi THIÊN ĐỒNG ngộ THIÊN KHÔNG đoán là không đồng, con sồ chẵn cũng là số không. KHÔNG ở đây có nghĩa, không phải là số chẵn tức là số lẻ.

THIÊN ĐỒNG còn chủ 2 con số giống nhau.
Ví dụ: 11, 22, 33, 44... vì nó liên quan đến con số chẵn, ta có quyền loại trừ 11, 33... chỉ thừa nhận là 22. 44.... Ví dụ năm 2020, ta cũng thấy là 2 con số giống nhau là 20 với 20. Nhưng với THIÊN ĐỒNG ngộ KHÔNG, ta phải thừa nhận là 11, 33, 55... nhưng đừng nghĩ đó là con số tốt. Vì THIÊN ĐỒNG ngộ KHÔNG là bất cát. Còn THIÊN CƠ ngộ KHÔNG thì sao? Có khi là không phải là lẻ, tức là số chẵn. Là số không may, không phải thời cơ, một con số không to tổ bố...

Bài viết nầy không nhằm khuyến khích ai đó đánh số đề, chọn vé số, chọn số phong ngứa. Vì số phận bạn có may mắn không là cách CƠ LƯƠNG tốt đẹp. Cách trúng sô TUẦN THIÊN CƠ tốt đẹp. Đó là điều kiện ắt có và đủ để mơ mộng. Nếu không, lại có cách THIÊN CƠ ngộ KIẾP là hoạ vì con số. Trên bài tú lơ khơ luôn luôn có các con số. Trên hột xí ngầu luôn luôn có 6 con số... Còn có cách chơi gì nó, gọi là Tài Xỉu (Tài là Đại, là to, Xỉu là tiểu, nhỏ) tức là chơi 2 mặt, số lớn và số nhỏ. Đeo theo lớn chết vì lớn, ôm nhỏ chết vì nhỏ.
Đến cá độ cũng liên quan đến con số. Cũng là cách CƠ KIẾP đi với ĐẠI HAO hay TIỂU HAO. Chẳng có con số phong ngứa nào đem lại may mắn cho bạn. Toàn nghe chuyện các chiếc xe mang số... đẹp lãnh hoạ. Con số đẹp nhất là THIÊN CƠ + ĐÀO HOA + THIÊN KHÔI + Song LỘC kế tiếp là không có KHÔNG KIẾP, HOẢ LINH, CÁO PHỤ, KỴ HÌNH là con số đẹp nhất, cao quý nhất. Con số đẹp nhất là con số có nhiều chữ số mà chữ số là số tiền cất tại nhà hoặc nhà bank, ăn cả đời không hết.

Số may mắn là có thật, có duyên với con số chẵn hay lẻ là có thật.
Ví dụ trong thi đấu cờ. Các kỳ thủ mang báo danh số lẻ được đi tiên ván đầu tiên. Đi tiên luôn luôn có lợi. Vì tiên hạ thủ vi cường. Nhưng người có số may mắn, có bị đi hậu họ vẫn gặp may. Vì địch thủ của họ quá tệ. Họ vẫn thắng. Tất nhiên ván kế tiếp, họ được quyền đi tiên. Trong thi đấu người thắng vẫn cho rằng; tôi là người  may mắn nhất. Chỉ có kẻ ngốc mới cho mình là người có tài. Vì trong thi đấu chung cuộc toàn là kẻ có tài nhưng kém may mắn, thế thôi.

Từ số này... đến số này đi chuyến trước.
Từ số này... đến số này đi chuyến sau.
Có thể chuyến trước chết sạch, chuyến sau không sao cả, và ngược lại. Do số phận may mắn hoặc không may vô tình bị sắp xếp vào nơi xấu tốt.

Đoán sô là tìm ra con số nhưng con số đó rất mơ hồ, kỳ ảo, biến hoá theo xã hội, địa phương. Ví dụ. Một triệu tiền Việt không lớn, nhưng 1 triệu Euro lại rất lớn. Vậy con số được gọi là 1 triệu đó, cũng rất mơ hồ.