TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI... lần thứ n.
Sau đây là một số câu hỏi có lợi ích chung được chọn trả lời. Những câu hỏi vì lợi ích riêng rất khó trả lời, trước mắt là không có thời gian, thứ hai là người viết có cảm giác mình bị lạm dụng thái quá. Thứ ba là là khẩu hiệu giương ra là “Vui học TỬ VI” chứ không phải vui đoán TỬ VI.
Và không hiểu sao có những bạn cứ la làng rằng, số mình xấu nhất, trong khi được đánh giá xấu cở 2/5 vẫn không chịu ưa 5/5. Nếu xấu cở ấy đâu còn lên mạng mà trò chuyện với Bửu Đình này, chắc là xanh cỏ một nấm mồ.
Bạn phải biết các bạn là người còn may mắn nhưng đừng trông lên để ganh đua (trông lên để phấn đấu thì được). Không cần theo một con số thống kê nào cả.
Số lượng người được lên mạng lưới thông tin này vẫn còn rất ít. Dù bạn lên bằng phương tiện riêng hay thuê mướn, nhịn tiêu pha đi nữa. Cũng chứng tỏ bạn là người may mắn và có trình độ nhất định... người có học tất nhiên may mắn hơn những người thất học. Bạn ăn uống kham khổ để có tiền lên mạng học tập tìm hiểu, chắc chắn mai sau sẽ được đáp đền xứng đáng, chứng tỏ các bạn biết giá trị đồng tiền. Vẫn có những con người thiếu ăn chết đói, Liên Hiệp Quốc vẫn luôn kêu gào xóa đói giảm nghèo đó sao. Còn chứng tỏ một điều bạn còn có... tự do, mặc dù có bạn mĩm cười với tự do là thế ư, nhưng ở trong cái hộp nào đó làm sao bạn lên mạng được. Và còn nữa, bạn đang... khỏe mạnh, bằng chứng là bạn đang dùng đến bàn phím, mặc dù người viết biết rất rõ có bạn thiếu may mắn khi sử dụng. Như vậy, các bạn là con người thiếu may mắn hoặc may mắn nhưng không biết đó thôi.
Một bạn hỏi:
Cháu chào bác ạ. Bác dùng Tử Vi Ứng Dụng giúp cháu giải thích câu phú về Thái Âm Thiên cơ dưới đây nhé: Thiên cơ dữ Thái Âm đồng cung ư Dần Thân, nan viễn bạt thiệp tha hương. Đại ý là nếu có Thái Âm Thiên cơ ở mệnh tại cung Dần hoặc Thân thì sẽ không tránh khỏi phải lội suối trèo non nơi đất khách quê người. Cháu cảm ơn bác nhiều. Chúc bác sức khỏe và mọi việc như ý.
Bộ CỰ NHẬT tại Di.
Trả lời.
Đây là câu phú rất đúng, hay và thâm thúy. Nan miễn bạt thiệp tha hương là khó mà tránh được đến nơi khác để sống. Thứ nhất CƠ ÂM không liên quan gì đến sự chuyển động. Chỉ có các chính tinh ưa thích chuyển động là THAM LANG, VŨ KHÚC, CỰ MÔN và Bàng tinh là các bộ LONG PHI HÀ (rồng chuyển) và MÃ PHƯỢNG KHÁCH (ngựa cất vó). Đó là những điều người viết thường hay nói. Có thể tìm đọc thêm bài viết với tiêu đề “Đánh giá hạn chuyện động” (đại khái là thế). Nếu nhìn từ MỆNH cung người có cách này thì chẳng có gì chuyển động, nhưng nhìn từ Thiên Di cung ta sẽ thấy người này có cách CỰ NHẬT. Chính cách này là yếu tố mạnh nhất để đi, và do hạn nữa, dù vận hành thuân hay nghịch tất thị cũng gặp đại hạn CỰ NHẬT tại Phúc và Phối, tiểu hạn cũng vậy có 3 năm đi qua hạn này, chưa kể đại hạn đi qua VŨ PHÁ hay TỬ THAM có 2 bộ Bàng tinh vừa kể.
Vậy thì CỰ NHẬT là gì? Người viết thường dùng câu ưa thích “ngày tháng xa cách” hoặc “dậy mà đi”... để mô tả cách CỰ NHẬT. Tính chuyển động đi xa của nó rất mạnh, nhất là gặp 2 bộ sao vừa kể, trừ trường hợp bị ép buộc đi, cưỡng bức đi không cần phải đủ bộ. Đó là hình ảnh người đàn ông đi xa (vì bất mãn, vì hoàn cảnh nào đó). Nói chính xác không sợ sai, CỰ NHẬT là dậy lên một khoảng cách, có thể đo được, đếm được bằng km.
Từ Thiên Di cung luôn luôn có kẻ (không nhất thiết là đàn ông, vì THÁI DƯƠNG chủ dấy lên, khuấy lên, phất lên...) gợi ý cho ta phải đi xa. Ví dụ, ở lại đây không ngóc đầu lên nổi đâu... muốn nở mặt nở mày phải đi đến... Vì CỰ MÔN không cho bạn yên, nó dấy lên tiếng phản đối. Thế là bạn “dậy mà đi” vì đã đến giờ rồi. Còn bạn đi đâu, lý do gì tùy thuộc vào các sao để đoán cho chính xác.
Hay nói một cách khác nếu thấy THÁI DƯƠNG tại Thiên Di cung, rất dễ đi xa. Có câu: “THÁI DƯƠNG tại Thiên Di cung nan chiêu tổ nghiệp, đa căn hoán diệp, xuất tổ vi gia”. Thấy thêm CỰ MÔN càng mau đi nữa. Kể cả trường hợp MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU có CƠ ÂM xung cũng đi, vì bản thân mình mang bộ CỰ NHẬT (gã đàn ông đứng lóng ngóng nơi cửa chực chờ để đi). Có người bỏ vợ bỏ con mà đi (vì cách VŨ PHÁ cắt đứt sự gắn bó), có kẻ bỏ nhà bỏ cửa mà đi (cách VŨ PHÁ tại Điền, nếu trường hợp VÔ CHÍNH DIỆU có CƠ Âm xung). Tùy hoàn cảnh mỗi người có một cách đi khác nhau. Yên vui... cũng thức dậy mà đi để kịp xe kịp tàu. Còn dậy mà đi theo kiểu Tôn Thất Lập chưa bàn đến. Bản thân sao THIÊN CƠ có cơ hội thay đổi là nó nắm bắt, tại sao không đi khi có cái miệng bên ngoài đang giương ra kêu gọi. Khi có biến động, biến cố người ta đi ào ạt... không đi ở đó mà chết à. Các người có CỰ NHẬT tại Thiên Di cung đi mau hơn ai hết. Hiện giờ có phong trào dấy lên lấy chồng nước ngoài, thật tủi hổ cho nữ nhi nước Việt.
Thưa bác, bộ sao Thái Âm Tuần Đà dịch ra là "hồn lỡ sa vào đôi mắt em"..nếu ở cung hạn có Thái âm ngộ Tuần còn Đà ở cung tam hợp thì có được dịch như thế không ạ...hay là cả bộ sao đều phải cùng chung trong một cung ạ....hồn lỡ sa vào đôi mắt em nhưng lại gặp cả hỏa (hỏa ngộ triệt) hao và kình đà...có nghĩa là yêu nhau lắm cắn nhau đau phải không ạ?
Bộ ÂM TUẦN ĐÀ.
Mấy ông Văn nghệ sỹ cái gì cũng thấy đẹp hết. Cảnh TỬ VI chê bai thì dưới mắt ông là “ Nửa đêm nhớ anh nằm nghe mưa khóc bên mành..”. Hoặc “Đời tôi cô đơn... tôi không hề trách nàng giận đời mau đổi thay”... Giận hờn (Linh Hỏa) oán trách (Khốc) cô đơn, cô độc bị vướng vào đàn bà (ÂM ĐÀ) được mô tả là sa vào trong đôi mắt em. Nếu hạn ở ngay chóc sao Tuần càng gở không ra. Vì lúc đó là “người trong cuộc” lại cũng có ĐÀ tọa thủ tức là trong tấm lưới (nhưng các văn nghệ sỹ cũng rán ra tìm ra các từ “Vòng Tay Tình Ái”). Nếu thấy 3 sao hội họp tam hợp có quyền nói Hồn lỡ sa vào đôi mắt... nai, Có quyền viết “Mắt em là cả trời sao. Thuyền ta bơi lội trong lòng mắt em”. Nhưng đoạn cuối cuộc tình có quyền La (vì Đà La mà). Lầm lỡ sa vào đôi mắt... Sư Tử Hà Đông.
Nếu có HỎA TINH thì cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Các Văn nghệ sỹ tìm những từ Nồng Nàn, Nụ hôn cháy bỏng. Ngon như táo chín.. nhưng chưa thấm đâu, người đàn bà bốc lửa, Hot,... Nhưng trong Blog của BỬU ĐÌNH lại cho rằng: Giận hờn, đêm không yên, ngọn lửa ngầm âm ỉ cháy... đọc các tiểu sử các người đẹp bốc lửa đều có đời tình ái không đẹp tí tẹo nào. Có Hỏa Tinh vào chuyện tình đến rất nhanh, vì nó chủ nhanh mau, và cũng kết thúc rất là nhanh nhờ có sao HỎA ngộ TRIỆT. Đây là cách chữa cháy nhưng không phải cháy nhà, lửa cháy trong lòng, cách chế ngự cơn giận.
Bộ ÂM ĐÀ TUẦN mức độ còn tùy thuộc bi hài của KHỐC, KỴ HÌNH, KIẾP SÁT, HỈ HỒNG ĐÀO, PHƯỢNG CÁC... Cho nên THÁI ÂM đi với PHỤC BINH, THANH LONG mới hay. Và chẳng ai ca ngợi cách Âm HAO vì chữ Hao có nghĩa hét, rống dễ gặp thêm ĐÀ LA la hét. TỬ VI có dễ không nào.
Thưa Bác, cháu cũng nghiên cứu tử vi được một thời gian ngắn, nay may mắn lang thang trên mạng tìm được blog của Bác thật là quý hóa. Cháu đang nghiên cứu lá số của cháu, may mắn nhờ blog của Bác nên đã thông một ít, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hiểu. Nếu Bác có thời gian, phiền Bác giúp cháu. Cháu có vài câu hỏi như sau: Lá số cháu thân cư mệnh tại cung thìn có tham lang, tọa thủ. Lá số cháu sát phá tham có phá quân cư tài có tả phù tại ngọ, thất sát cư quan tại thân. Thiên di của cháu cư tuất (sao vũ khúc tọa thủ) có văn khúc, hóa lộc, hóa kỵ, hồng loan chiếu mệnh có văn xương, linh tinh,thanh long, hóa quyền. Như vậy có phải cách tham vũ đồng hành không Bác? Bác có nói thanh long kị gặp sát phá tham và hồng loan, Lý do vì sao Bác có thể bớt chút thời gian giải thích cho cháu. Cháu cám ơn Bác rất nhiều.
Bộ Sát Phá Tham và bộ Long Phi Phục.
Như vậy là Mệnh tại thìn có THAM LANG tọa thủ, Thuộc cách Tham Vũ đồng hành. Xem chừng như là tuổi Kỷ Tị tháng 3 giờ Ngọ.
Là người có tài văn võ song toàn, nhưng ưa thích quyền lực, thích quân sự, có bộ Nhị Khúc. Nói chung lá số hấp dẫn vang bóng một thời, nhưng chung cuộc thất bại, khi gặp hạn tại Tài cung bị cách Phá Tan Tành.
Đó là vì một khi THANH LONG ngộ THAM LANG nó đưa đến tình huống như thế. Tức PHÁ QUÂN ngộ PHI LIÊM (phá tan tành) rồi THẤT SÁT ngộ PHỤC BINH (mất quân, mất tướng). Nhưng trước khi mất quân ta phải có quân để mất, cũng như trước khi bị phá tan tành cũng phải có cái gì đó để thiên hạ đập nát. Cho nên nói “hấp dẫn” là thế. Lá số cháu có bộ Long Kỵ Hà rất là tốt có vận hội thành công, dễ trở thành võ tướng lừng danh nhưng sớm lụi tàn.
SÁT PHÁ THAM không nên gặp HỒNG LOAN vì dễ gặp KIẾP SÁT trở thành kẻ khủng bố hăm dọa người (xem bài Kẻ Khủng Bố...). Đó là chưa kể tùy trường hợp còn gọi là Hồng Sát tàn sát rất ghê gớm, ngay đàn bà cũng mang tiếng Sát phu vì cách này (đồng thời cũng là cách dễ lấy chồng, muốn sát thì phải có chồng mới sát). Trong trường hợp cháu không hình thành cách này vì HỒNG LOAN xung. Các cách Tham Hồng Quyền rất hay, được quyền tham gia ăn nói rất lớn, thuộc loại Tham mưu, Cố vấn. Những điều này viết nhiều rồi, tại không chịu đọc đấy thôi, một ngày gần đây sẽ giới thiệu lá số tên đại khủng bố ai ai cũng biết.
Bác Bửu Đình đã viết: "Bộ sao này còn kỵ gặp bộ TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM hình thành cách Lưỡng Liêm. Gây ra xung đột bằng vũ trang. Chiến tranh là đây. Bộ sao này không nên gặp tại MỆNH, gặp tại hạn cũng đã khổ rồi .."
Mong bác Bửu Đình hãy nói rõ tại sao Lưỡng Liêm là chiến tranh/xung đột và tại sao không nên gặp ở Mệnh hở bác ?? Cháu thấy nhiều bậc anh hùng tướng lãnh thường có lưỡng Liêm thủ Mệnh lắm mà bác ??
Bộ Lưỡng Liêm.
Cách này cũng nói rồi.
Cháu thấy nhiều bậc anh hùng tướng lãnh thường có lưỡng Liêm thủ Mệnh lắm mà bác ??
Nếu đúng như vậy chứng tỏ Lưỡng Liêm là chiến tranh. Chúng ta có cần chiến tranh không? Có cần thiết những anh hùng như vậy không? Đừng quên “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, và còn nhiều lương dân chết oan, tan nhà nát cửa chẳng ai giúp cho họ đồng nào... nhiều thảm cảnh không kể xiết. Nhưng khi có chiến tranh thì ta cần những anh hùng như thế. Viết như thế là bày tỏ tấm lòng yêu chuộng hòa bình.
Vì sao Lưỡng Liêm là chiến tranh. Vì LIÊM TRINH là ánh chớp của vũ khí, như gươm đao trong phim ảnh kiếm hiệp, và PHI LIÊM là vũ khí bay qua bay lại, tên bay, hỏa tiển, đạn cầu vồng như pháo cối... Khi thấy LIÊM TRINH gặp PHI LIÊM là ta quyết đoán là chiến tranh, tính quân sự rất mạnh, khi thấy chỉ một LIÊM TRINH thôi thì đoán theo chiều hướng khác. Ngoài ra khi LIÊM TRINH gặp PHI LIÊM thì TỬ VI và VŨ KHÚC còn gặp PHỤC BINH. TỬ VI ngộ Binh là ‘động binh cách’. VŨ KHÚC gặp PHỤC BINH là dụng binh cách, tức là không còn giải pháp nào ngoài cách dùng binh, và LIÊM TRINH gặp PHỤC BINH là ‘điều binh cách’.
Lúc đó THANH LONG là tiếng người la hét... PHI LIÊM là cảnh tên bay đạn bắn và PHỤC BINH lính tráng chạy lui tới ẩn núp. Thanh long thanh bình đành hiểu ngược là chiến tranh.
Nhưng chắc gì đã có cuộc chiến tranh chính nghĩa. Đó là điều không nên gặp. Vì ta có thể gặp những cuộc chiến tranh phi nghĩa, phi nhân những mâu thuẫn cá nhân bè đảng, ý thức hệ, tôn giáo. Nhìn lại những cuộc chiến tranh trên thế giới mà xem, đệ nhị thế chiến ai gây ra, mục đích gì? Khi viết những dòng này thì bên Thái Lan và Kyrgyzstan có cuộc chiến tranh trên đường phố. Những đòi hỏi hôm nay khi anh đạt được rồi, chắc gì anh ban phát lại cho người ta. Kẻ đến sau còn độc tài hơn kẻ độc tài trước, vì nó có đầy mình kinh nghiệm hon. Cho nên có câu chuyện kẻ độc tài chết cũng có người khóc. Phe đối lập Thái Lan có đài truyền hình, 2 tờ báo... đúng là được voi đòi tiên, có nhiều kẻ nằm mơ cũng không thấy...
Và điều cần biết PHI LIÊM là gì ngoài vũ khí đang bay, nó là ngôi sao bất chính, trái với sự chính đáng là PHI LIÊM, là ngôi sao sai trái thấy sai vẫn cứ làm, là tên dễ phạm pháp luật. Bạn đã biết KÌNH là sao chống đối do tính táo bạo, ương bướng của sao này, thậm chí chống cả lệnh cấp trên khi cần thiết. Vì thấy sai nên Kình phải chống. Còn PHI LIÊM thấy sai vẫn cứ làm, trái với đạo đức cũng làm, trái với luật pháp cũng làm bởi thế mới gọi là Phi (chẳng phải) Liêm (sự chính đáng). Mức độ nguy hiểm của nó tùy thuộc cái đuôi KIẾP SÁT, TANG MÔN hay đi với PHƯỢNG CÁC.
Vậy thì một ông Vua TỬ VI có hành vi sai trái (tức đi với sao PHI LIÊM) bạn có thích không?
Một cuộc chiến tranh phi nghĩa, phi nhân... (LIÊM PHI) bạn có thích tham gia không?
Dùng vũ lực một cách sai trái, bất hợp pháp, trái đạo đức... bạn có thấy sai hay đúng.
Vậy thì khi nhóm TỬ VŨ LIÊM giao hội với nhóm Thanh Phi Phục. Chắc chắn vướng phải 1 trong ba điều trên. Rất cụ thể nhé. Hitler bị dính vào cách LIÊM PHI.
Cho nên, ta có cần những con người có những cách kể trên không? Vậy thì đến đây bạn hết ngạc nhiên chưa? Câu viết chẳng có ẩn ý gì xa xôi cả, bạn không chịu suy nghĩ đấy thôi. Nếu hạn ngộ là hoàn cảnh ta phải đối đầu với sự bất chính. Ở đời tà hay thắng chính, chung cuộc chính lại thắng tà. Nhưng liệu chúng ta sống đến chung cuộc không?
Người ta ca ngợi LỘC TỒN bao nhiêu thì cái thối tha nằm ở phía PHI LIÊM.
Vậy thì TỬ VI nằm với sao nào mới hay? Chỉ có LỘC TỒN hoặc TƯỚNG QUÂN mà thôi. Vua thì phải kén chỗ nằm, kén người... để ngài ngự.
Bác cho cháu hỏi: phá quân gặp phi liêm thì phá tan tành còn phá quân gặp thanh long thì sao hả Bác ?có phải phá đi sự trong sạch không ? khi đến hạn phá quân gặp thanh long thì có phải cháu mất sự trong sạch, phá thanh danh không? phục binh gặp tham lang, thât sát gặp phi liêm có phải là chiếm đoạt sai trái không ? khi nào thì gọi bộ sát phá tham gặp bộ Long phi phục?không biết chung cuộc cháu có cách thất bại như bạn DUC TAN mà Bác trả lời không? Bác xem giúp cháu (cháu sinh giờ thìn 19/2/83 DL)
Cháu chúc bác ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương vui nhen.
Mấy câu cháu hỏi bác cháu đã tự nghĩ ra câu trả lời được rồi, tự thấy áy náy quá vì đã ko cố gắng suy nghĩ hơn mà động tí là hỏi bác thôi, hì.
Những bài viết của bác vẫn hay như luôn vậy. Cháu thích nhất là bài Nhan Hồi. Hôm nào bác viết về Tuần Triệt đồng cung nhen bác.
Kính bác.
Phi Liêm ngộ Triệt có fải là đã kiềm chế được cái sai trái, bất chính đó. Còn Phi Liêm ngộ Tuần có nghĩa là cái sai đó nghiêm trọng?
Khi mình xét cung hạn thì thấy tam hợp cung hạn có phi liêm, nhưng ngay tại cung hạn lại có lưu Lộc tồn, vậy thì luận như thế nào ạ? Xu hướng là thiên về xấu xa hay chính đáng ạ. Và giả sử Lộc tồn ngộ Triệt tam hợp lại có Phi Liêm vậy thì luận đoán phải thiên về Phi Liêm? (vì lúc đó lộc tồn đã ngộ Triệt?).
Con cũng thắc mắc như sau: Lộc tồn là tưởng nhớ, Lộc tồn ngộ Triệt dịch như thế nào ạ? Có fải là không tưởng nhớ hay fải kiềm chế sự tưởng nhớ? Và sẽ như thế nào nếu Triệt và lộc tồn đều ở tại Kim cung?
- Phi Liêm nằm ở cung nào có nghĩa là ở đó có sai trái, bất chính. Nếu ở cung Tử luận là mình có hành vi sai trái, bất chính về đứa con (tư thông, con ngoài giá thú) hay là sau này đứa con của mình sẽ làm những hành vi sai trái, bất chính? Nếu đi chung với bộ Phòng Tránh (Tuần Vũ Khúc) thì có nghĩa là mình sẽ tránh được việc làm sai trái đó? Hay là luôn mang tâm trạng fòng tránh việc sai trái đó?và cuối cùng là có fòng tránh được không hay đó chỉ là vấn đề ý thức?
- Khi gặp ở hạn, cách Liêm Phi là 1 cuộc chiến tranh phi nghĩa phi nhân, nếu hội hợp có cả đào hoa, hồng loan, có Tử vi Thiên Tướng đã có thể xác quyết đấy là sự tranh giành trai gái bất chính không ạ (ví dụ đoạt vợ/chồng người?). Con hỏi thế vì con thấy Tử Tướng có thể dịch thành “cuộc tình bí mật ạ”, lại kết hợp với “chiến tranh phi nhân”, nên con nghĩ nó có liên quan tranh giành trai gái. Và nếu như cách luận trên là đúng thì có fải nếu bộ sao này hội hợp cung Tử tức thì đứa con mình sinh ra là do một cuộc tình bất chính? Còn nếu nó ở cung Phu thê thì người vợ/chồng mình có được là do tranh giành bất chính?
Những bài sắp tới, xin bác viết về bộ PHÙ TRÌ ở mệnh và hạn ạ.
Con cảm ơn bác.
Như bài này của bác nói Hồng loan đi với Sát là SÁT PHU. Thế mà em gái cháu vừa có Hồng loan ở Mệnh và kiếp sát ở tài bạch. Tử vi nằm cùng Phi liêm tại mệnh. Thế thì em gái cháu "tiêu" rồi phải không bác. Vì vừa có lưỡng Liêm, lại vừa có bộ Hồng Sát nữa, có cả Hóa Kỵ đi với Khúc cũng tại mệnh nũa chứ. Hóa lộc tại tài bạch và Hóa quyền đi với tham lang ở thiên di.
Khôi tại mệnh, Việt tại tài, Hồng Thanh, Kỵ Hà Thanh, cứ tưởng cô em ngon lành vì xinh đẹp thông minh hóa ra lại là chiến tranh và sát phu. Thật khổ thân quá bác ạ
Hahaha...không hiểu sao cháu đọc câu này xong cười sặc sụa . Nghe thấy tự nhiên tội nghiệp PHI LIÊM ghê, bao nhiêu thối tha nó chịu! Hehehe
Con xem trên mạng, thấy thời tiết miền Trung đang nóng gay gắt. Mong bác giữ gìn sức khoẻ. Con cảm ơn bác.