Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

EM HIỀN NHƯ MA SOEUR

emhiennhu - Upanh.com
Em Hiền Như Ma soeur
Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa?
Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài
Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..

Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối mà sao vẫn hoang đàng..
Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
Đưa em về dưới mưa, có nhau mà như xa...

Em hiền như ma-soeur, vết thương ta bốn mùa
Trái tim ta bệnh hoạn, em yêu này em yêu..
Ta nhờ em ru ta, hãy ru tên vô đạo,
Hãy ru tên khờ khạo, em yêu này em yêu...

Đưa em về dưới mưa, chiếc xe lăn dốc già
Đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa
Đưa em về dưới mưa, hỡi cô em bé nhỏ
ôi duyên tình đã qua, có bao giờ không xưa?

Vai em tròn dưới mưa, ướt bao nhiêu cũng vừa
Như ưu tình đã xa, thấm linh hồn em yêu


Em hiền như ma soeur.
Trên là nguyên văn ca từ nhạc do Phạm Duy soạn lại. Bài thơ nguyên văn của Nguyễn Tất Nhiên tại trang này
Ma soeur là danh xưng trong Thiên chúa giáo với nghĩa “chị tôi” dùng để gọi các nữ tu. Bài thơ viết theo dạng ngũ ngôn tứ tuyệt nhưng với nhiều đoạn.

ĐƯA EM VỀ DƯỚI MƯA
Để dồi dào ý tứ theo nhu cầu Tử Vi, người viết mượn ý của Nguyễn Tất Nhiên
Đưa em về dưới mưa
Ước chi con đường dài.
Mong sao trời cứ mưa.
Để anh mãi đón đưa.
Mong hay ước đều là sao THAM LANG. THAM LANG tốt là mong muốn làm điều tốt đẹp nhưng mấy ai có được THAM LANG tốt.
Tay ta từng ngón tay
Vuốt tóc em run rẩy.
Em ơi! giờ cách xa.
Xa cách ngoài  tầm tay.
Tay  là THIÊN MÃ. THIÊN PHỦ chủ vuốt ve. Vuốt ve bằng tay.
Xa cách là CỰ MÔN nhưng trước khi xa cách, 2 người thường gần nhau, sờ mó được nhau, cùng chung 1 lối. Có thế mới thấm thía CỰ MÔN là xa cách. Có gần rồi mới có xa.
Anh là người lắm tội
Mang kiếp sống hoang đàng.
Chưa bao giờ sám hối
Để em khỏi bẽ bàng.
Có tội nên mới cô đơn, cô độc không ai gần gũi. Cho nên CÔ QUẢ còn chủ có tội. KIẾP sống hoang đàng. Kiếp tức sao ĐỊA KIẾP. Mỗi người đều mang cái NGHIỆP vào Mệnh, tức là các chính tinh. Kiếp hoang đàng là sướng nhất rong chơi 4 mùa. Gia đình không lo, cha mẹ không nghĩ đến, mồ mả, kỵ giỗ không hề hay. Cái Nghiệp đã khó gỡ ra, cái Kiếp lại càng không thể gỡ. Nhưng dẫu sao cái kiếp hoang đàng là sướng, kiếp trâu ngựa, nô lệ mới cực.
Hôm nay về chốn xưa
Nhớ nhung thương chi lạ.
Em ơi! trời đang mưa.
Nhớ thương về ngày xưa.
Về nơi chốn cũ là cách Khôi Phục tất nhiên có ĐÀO hay HÀ. Từ vị trí PHỤC BINH thường thấy bộ ẤN TƯỚNG. Hình thành bộ sao thấy lại cảnh quang cũ, gợi nhớ, cơn mưa lại đến, ấn tượng càng mạnh mẽ thêm.
Em hiền như búp bê.
Nói năng chi cũng ừ.
Trái tim anh mệt mỏi,
Với cuộc tình đam mê.
Nhóm CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG hiền, nhóm PHỦ TƯỚNG dễ thương. Nhóm TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM kín đáo, kín cổng cao tường, nhóm SÁT PHÁ THAM gắn bó, quân tử... Nhưng thực tế va chạm (coi lá số ) mới biết.
Bây giờ em xa ta,
Ta xót thương kêu gào.
Sao em ta khờ khạo
Hay là ta  u mê.
Xa nhau là CỰ MÔN, xót thương kêu gào là sao HAO. Tức cách CỰ HAO, cách này hay hơn cách CỰ LỘC, vì bộ sao này chủ tồn tại sự xa cách. Dễ hiểu 2 đứa vẫn xa nhau. Sao DIÊU giá trị như u mê, 1 trong tam Ám.
Hôm nay trời đổ mưa
Nhớ thương em chi lạ.
Em đâu còn như xưa
Để anh được đón đưa.
Thời gian làm thay đổi, cái đó ai cũng biết. Trên TỬ VI cũng vậy, sô mệnh trôi theo chiều thuân hay ngược. Với 2 chu kỳ dài như kim chỉ giờ là đại hạn, và ngắn như kim chỉ phút là tiểu hạn. Cho nên, phút thứ 30 lúc o giờ khác với phút thứ 30 lúc 1 giờ. Cũng như năm Quí Tị bây giờ khác với Quí Tị 60 về sau, vì 2 gốc đại hạn khác nhau.
Ví dụ Quí Tị năm này gốc đại hạn tại lưu LỘC TỒN, chủ chữ tồn. 60 năm sau chắc chắn gặp tại chữ tan PHI LIÊM.
Đưa em về dưới mưa.
Hỡi búp bê bé nhỏ.
Nay linh hồn anh đưa,
Theo em về chốn xưa.
Câu này mô tả muốn đưa ai đó về dưới mưa. Giờ Nguyễn Tất Nhiên chỉ có linh hồn đi theo mà thôi. Nói đến linh hồn là nói đến LINH TINH. Thi sĩ tự chọn cho mình con số cuối 1972-1992.
Vai em tròn dưới mưa,
TẤT NHIÊN em đang lạnh.
Nhưng DUYÊN tình năm xưa
Theo NGỌ về lối xưa.
Đưa người đi, nếu đưa bằng lời nói hay qua thư tín. Anh đi xa, không có dịp đưa tiển chúc anh lên đường gặp nhiều may mắn nhé. Có nghĩa là đưa bằng lời nói. Thuộc cách TUẾ ĐÀ dùng lời đưa tiển. Nhưng nếu hiểu theo ca từ “Đưa em về dưới mưa” tức là đi theo, lẻo đẻo đi theo sau. Như.
“Còn duyên kẻ đón người đưa.
Hết duyên đi sớm về trưa một mình”.
Đi theo đưa ai là cách ĐÀ MÃ. Tác giả tuổi Nhâm Thìn có bộ Đà MÃ hội họp tại Dần Ngọ Tuất. Có lẽ tác giả có bộ sao này ở Mệnh, hoặc đại hạn thứ 2 gặp bộ sao này. Hết đưa Duyên lại đưa Ngọ.  Theo tài liệu trang Wiki thi sĩ làm thơ tình năm 14 tuổi. Em hiền như ma soeur là cô Duyên.
Bộ ĐÀ MÃ có trong các tuổi, trừ các tuổi Giáp, Ất, Canh, Tân không có bộ sao này. Nhưng đừng lo không bao giờ đưa ai, vì ngoài các năm cố định ta còn có các năm lưu động. Từ bộ ĐÀ MÃ ta luôn luôn có ĐIẾU KHÁCH, đã đưa là luôn luôn đưa khách. Như đưa dâu, đưa người yêu, đón đưa cha mẹ, con cái... cho đến đưa đám ma. Nguyên tắc là đưa xong là đi về, còn kẻ ra đi là KÌNH MÃ, vì nó mang ý là kẻ trên ngựa, Đà Mã mang ý dưới ngựa.
“ Người lên ngựa kẻ chia bào.
 Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Người về chiếc bóng năm canh.
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”...
Nguyễn Du mô tả rất rõ ràng cách Kình Mã và Đà Mã.
Nguyễn Tất Nhiên mô tả ĐÀ MÃ đi với bộ ÂM DƯƠNG đón đưa người yêu đi học. Có vẻ như là không thành công mấy, nay đón người này mai đón người khác.
Bộ ĐÀ MÃ nên nằm nơi cung Phu Thê là hay nhất. Vì mình chỉ đưa đón 1 người mà thôi, người đó là phối ngẫu.
Nếu Mệnh có KÌNH bao giờ Phối cung cũng có ĐÀ. Mệnh chủ đón phối cung chủ đưa là hợp lý. Hoặc Mệnh có Đà hội họp, Phối cung có Kình cũng hợp lý. Nhưng đáng nói bộ KÌNH ĐÀ là bộ sao bất hợp với nhiều chính tinh, bản thân bộ KÌNH ĐÀ lại kị gặp sát tinh và Kỵ Hình tinh. Cho nên có bộ ĐÀ MÃ yên vui làm con ngựa thồ phối cung cũng không phải là dễ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét