Đa phần cái gì cũng phôi phai theo năm tháng. Chỉ khác nhau nhanh hay chậm mà thôi. Màu sắc nào rồi cũng phai biến thành màu thời gian. Công trình xây dựng nào nếu không được chăm sóc càng sớm trở thành phế tích. Kim tự tháp với thế đứng bền vững nhất nhưng liệu có tồn tại mãi không? Vì thời gian là vô tận. Biển xanh có thể biến thành ruộng dâu. Ruộng dâu mai đây có thể trở thành biển xanh.
Từ “phôi phai”, ta còn có phai nhạt, phai tàn, phai màu, phai mờ, phai mùi... Đến tàn phai
Các cụm từ thường nghe “tàn phai hương sắc”, “chiếc lá thu phai”, “tàn phai giấc mộng”, “tàn giấc mơ hoa” .... Và chúng ta đang nghe bài ca Phút Cuối có câu “nếu ngày nào tình ta dã phai”...
Tồn tại, thay đổi rồi tàn phai... Đây là 3 yếu tố quan trọng luôn luôn xảy ra khắp nơi quanh ta. Vấn đề tồn tại lâu dài hay ngắn ngủi, tồn tại cái tốt hay cái xấu... Thay đổi theo chiều hướng nào, khi thay đổi có thể thay đổi tốt, thay đổi xấu, bị ép buộc thay đổi... Cái gì thay đổi... nhà cửa, địa vị, tình cảm Yếu tố thứ 3 là phai nhạt, tàn phai.
Ba yếu tố này luôn luôn song hành với nhau trọng cuộc sống. Nơi đây vẫn tồn tại, nơi nọ đang thay đổi, nơi khác đang tàn phai.
Thay vì nói tàn phai, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ đối tượng... Người ta biến hoá cách dùng từ cho hợp lý. Cũng 1 ngôi sao đó thôi. Người sống trong cuộc tình nói “tình ta đã phai”. Vì nhiều lý do như xa mặt cách lòng, thay lòng đổi dạ...
Người sống trong mộng mơ, có thể mộng mơ về 1 lý tưởng, về 1 con đường. Hoặc ước mơ sang giàu, giắc mộng lớn, giấc mộng vàng, đến cả giấc mộng đồ vương... Chợt tỉnh cơn mê không thực hiện được, đành cho rằng tàn phai giấc mộng.
Cuộc tụ tập, nhóm họp, một tổ chức tập thể... Đến một lúc nào đó phải giải tán chia tay. Một thời gian sau có thể đi vào lãng quên. Chia tay hay tàn phải, tan rã, tan tành... là tuỳ vào trường hợp dùng từ, dùng chữ cho thích hợp. Chia tay vui vẻ sau 1 khoá học, cuộc vui là chuyện bình thường. Một đơn vị quân đội bị đánh tan nát, tháo chạy lung tung... Núp dưới mỹ từ “rút lui chiến thuật”. Vậy ta lại có thêm cụm từ “rút lui chiến thuật... ảo” cũng chỉ là một dạng mới của tàn phai.
Cuộc sống đang sum vầy, một hôm biến động tan tác như chim muông gặp cơn bão tố. Trường hợp như thế, người ta dùng từ tan đàn sẻ nghé.
Có vẻ như mọi cái đều tàn phai kể cả tình cảm... Nếu có tồn tại tất có lúc tàn phai. Nếu có tồn tại ắt là có lúc thay đổi, nếu thay đổi theo chiều hướng xấu. Sẽ đến 1 ngày nào đó tàn phai.
Lại có cả đời tàn trong ngõ cụt.
Đã là hoa tất phải tàn phai. Hoa nhựa cũng lão hoá sao 200 năm. Đến địa vị cũng tàn phai, vì cuộc sống được bao lâu... Tiền bạc cũng tàn phai giá trị. Có vẻ như là mọi cái tàn phai, phôi phai.
Sự thật vẫn có những cái không tàn phai. Như, thời gian càng ngày càng tăng thêm. Những kim loại quý hầu như chẳng thay đổi. Đối với con người, thanh danh, xú danh không tàn phai mà thôi. Vì danh tiếng là phi vật thể. Tình cảm con người cũng thế, có người xem trọng, có người coi nhẹ. Nếu có tình ta đã tàn phai, ắt có chẳng bao giờ phai nhạt.
Ngôi sao gây ra sự tàn phai là sao gì? Đó là sao PHI LIÊM đấy ạ. Đây chỉ là một trong các đặc tính của sao này. Nếu đã thừa nhận LỘC TỒN chủ tồn tại, ĐẠI HAO chủ đổi thay...và PHI LIÊM là nơi tan rã, chia tay, chia ly, phai tàn, tan tác... Tuỳ trường hợp người ta dùng từ biến hoá hợp lý.khéo léo. Cũng như trên lá số tử vi có đến 60 dạng PHI LIÊM khác nhau. Quá nhiều chăng? Chưa nhiều đâu ạ. Phải nhân lên 14 chính vì mỗi chính tinh mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ. Đồng cung với PHÁ QUÂN là phá tan tành...Với THIÊN TƯỚNG là tình ta đã tàn phai... Vì THIÊN TƯỚNG giao hội 60 cách PHI LIÊM chưa kể đến hung sát tinh, KỴ HÌNH tinh phối hợp. Có lúc phải đoán tình ta chẳng tàn phai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét