Lời Cầu Chúc Đầu Năm Mới.
Đầu tiên, người viết gởi đến các bạn học viên, các khách vãng lai và gia đình các bạn. Lời chúc phúc năm mới An Khang Thịnh Vượng.
Chữ An Khang rất cần thiết đến với 2 học viên trong năm mới. Chữ An giá trị như chữ Ninh trong ngũ phúc. Phú Quí Thọ Khang Ninh. An Khang là an vui, bình yên và khoẻ mạnh. Những lời cầu chúc mang lại niềm vui trong cuộc sống.
Năm này bộ “hoa nở” Việt Kình Đào hội họp tại 3 cung Hợi Mão Mùi, hợp nhất với các chính tinh THIÊN ĐỒNG, THIÊN LƯƠNG mệnh, đại hạn đóng tại vị trí đó. Năm vừa rồi khu vực này bị te tua quá. Thế đấy, mọi sự cứ thế xoay vần.
Ngoài ra, các người Mệnh, đại hạn, tiểu hạn thuộc nhóm TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM và SÁT PHÁ THAM. Nhóm chính tinh thủ mệnh, hạn do hợp với chữ “Giáp” nên được đánh giá là tốt.
Năm rồi, người viết nhận được 1 quà tặng có giá trị của một học viên khoá 3. Dù được báo trước nên không bất ngờ. Nhưng vẫn hoàn toàn không ngờ là bộ TVUD được in ấn, trên khổ A4 nặng đến 5 ký 2. Nhìn “công trình kể biết mấy mươi” ấy không khỏi bàng hoàng.
Khoá 3 mở ra lại nghe 1 số ý kiến, nên tiếp tục dạng bài “Câu Hỏi Là Bài Học Hay” để các bạn có dịp trổ tài. Nhưng nếu có là rất khó. Vì người viết chơi trò càng đi càng khó. Vì chúng ta có 5 năm học tập, tìm hiểu TỬ VI khác với năm 2009. Đây là năm 2014 tất nhiên câu hỏi sẽ khó hơn rất nhiều.
Ví dụ: “Xuân đi xuân đến vẫn là xuân” là sao gì? Chắc chắn các bạn không nghĩ ra. Muốn giỏi TỬ VI không có gì hay bằng, khi nghe 1 câu, một sự việc, sự cố phải hình dung cách gì trong TỬ VI. Có nghĩa là “dịch” ra “ngôn ngữ TỬ VI”, tức cách, cục gì sinh ra như thế.
XUÂN đi Xuân đến vẫn là Xuân.
Tác giả mô tả sự tuần hoàn của thiên nhiên. Xuân đi, hè đến, thu về, đông sang rồi mùa xuân lại trở về. Xuân mới có thể tươi hơn, thắm hơn... hoặc kém hơn xuân trước nhưng vẫn là mùa xuân muôn thuở. Sự tuần tự quay trở lại, người ta gọi là chu kỳ. Nói cách khác mùa xuân là sự tuần hoàn của thiên nhiên.
Với nước, bốc hơi rồi mưa xuống, tạo thành suối, thành sông ra biển. Quá trình đó, nó bốc hơi lại mưa xuống ta gọi tuần hoàn của nước.
Con người sự tuần hoàn thường được nhắc đến, như, tuần hoàn máu, tuần hoàn hơi thở.
Rồi đến sinh lão bệnh tử là vòng đời của một người. Nếu người ấy tái sinh lại buộc phải gọi là tuần hoàn, trường hợp này có từ riêng để gọi là luân hồi. Tái sinh là 1 đề tài hấp dẫn với các bằng chứng tiền kiếp. Luân hồi được nói nhiều trong Phật giáo (đặc trưng của Phật giáo) nếu chứng minh nhớ được tiền kiếp là chuyện có thật. Tất không thể phủ nhận có sự tái sinh. Người viết không có tham vọng dùng Tử Vi chứng minh có tái sinh hay không.
Ý nói chu kỳ quay trở lại là sao TUẦN TRUNG. Mang ý rất gần giống PHỤC BINH nhưng PHỤC BINH mang ý khứ hồi trong di chuyển, trong việc làm mang ý làm đi làm lại một việc làm giống nhau...
TUẦN là ngôi sao chủ sư tuần hoàn trong cơ thể không thiếu được. TUẦN còn là sao tiếp nhận vào, thu nhận vào... như thu nhận năng lượng vào. TRIỆT làm nhiệm vụ đào thải ra, loại trừ ra. Tính khoa học trong TỬ VI cao vời vợi, càng tìm hiểu càng thú vị.
Từ TUẦN là tuần hoàn, đến Tuần là vòng tròn vô hình hay hữu hình hoặc hình tượng là vòng tay thân ái. Không cách con chữ này bao xa, nếu bạn đang đọc nó trên mạng. Bên cạnh biểu tượng của người viết. Nếu bạn rờ chuột vào đấy. Sẽ thấy vòng tròn kết nối. Circle trong đó còn có các vòng, bạn bè, gia đình... Các ngôi sao TỬ VI hiện diện khắp nơi đâu phải lời đùa. Nếu thấy bài viết ưa thích bạn Save as. Tức dịch theo TỬ VI là LƯU HÀ + LỘC TỒN thế thôi. Không xem nữa là nhấn nút chéo đúng chưa. Vậy bạn đã xài ứng dụng của sao TRIỆT. Tức xoá bỏ đi loại trừ ra. TUẦN TRIỆT là bộ sao phòng trừ rất là tốt. Phòng trừ khác với phòng chống, phòng tránh. Tất cả tuỳ thuộc vào các sao đi kèm để dùng từ cho chính xác. Ngộ THIÊN KHÔNG hình thành cách tam Không. Buộc phải kết luận phòng tránh kém. Xét về bệnh lý thôi cũng đã dễ mắc bịnh. Xét về mặt giao lưu dễ mắc lừa.... Lại xét về chính tinh toạ thủ bất hợp có thể nguy hiểm đến tính mệnh.
Và trở lại.
Xuân đi, xuân đến vẫn là xuân.
Ý của tác giả là dù em có U mấy mươi đi nữa. Em vui vẻ, nói năng dịu dàng em vẫn là mùa xuân của anh. Em mới U đôi mươi hành vi, ăn nói chẳng giống ai. Vô tình em đánh mất tuổi thanh xuân của chính em, và còn ảnh hưởng đến chính anh.
Xuân đi Xuân đến vẫn là Xuân. Là sao TUẦN. Người viết tự đặt câu hỏi và tự trả lời khiến cho một số bạn... tiếc rẻ. Ngư\ời viết tin rằng, ít ra có vài bạn đoán trúng.
Để góp vui trong dip trà dư tửu hậu nhân dịp xuân về. Phần dành cho các bạn.
Ca dao có câu:
“ Cái cò lặn lội bờ sông.
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
Cò về nuôi cái cùng con.
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”
Đọc ca dao trên, người viết có quyền hiểu rằng: Mô tả người phụ nữ vất vả, người chồng lại đi chơi. Rõ ràng mô tả số phận 1 con người không may. Vì đi trẩy có nghĩa là đi chơi, đi hội, đi hành hương. Căn cứ vào từ “đi trẩy” ca dao xuất xứ từ miền Bắc. Hai miền còn lại ít biết từ nầy.
Câu hỏi của người viết không liên quan đến từ kể trên. Liên quan trự tiếp cụm từ sau.
“Gánh Gạo Nuôi Chồng” là bộ sao gì? gồm có 2 sao là đủ nghĩa.
Cách cho điểm như sau.
Người viết vinh danh 3 bạn đúng đầu tiên. Giản dị thế thôi.
Hướng dẫn để viết vào blog. Nếu thấy comment chưa mở sẵn. Bạn nhấn vào mục “nhận xét” cuối bài viết, trang blog tự động mở thêm ra. Để viết tại đó (hình như) bạn phải có địa chỉ gmail, mới có thể viết được.
Cảm hứng khi nghe bài Gái Xuân.
Mưa bay/ lất phất/ một chiều Xuân.
Cô Tấm/ năm xưa/ đã theo chồng.
Xuân đến/ hoa mai,/ hoa đào nở.
Biết ai/ còn nhớ/ đến ai không?
ĐÁP ÁN:
Vinh danh các học viên.
Thắng Nguyễn Hữu.
Nguyễn Đạt
Anh Lê.
Điều người viết chưng hửng là Nguyễn Hữu Thắng post đầu tiên, lại đúng. Học viên mình giỏi thế sao. Cứ nghĩ mọi việc chấm dứt nội trong ngày. Vết xe đẹp không theo lại đi theo vết xe đổ, hơi bị nhiều.
Nuôi là từ, nhiều người dùng hầu như thường xuyên, với một số người trong ngành chăn nuôi, và 1 số người do hoàn cảnh dặc biệt. Như nuôi bịnh, thăm nuôi tù nhân... Rất đời thường, cha mẹ nuôi con cái, thời gian sau con cái nuôi dưỡng ông bà, bố mẹ. Trong trường hợp này dùng từ phụng dưỡng để tôn kính người cao tuổi.
Cũng thường thấy, người ta còn nuôi thêm vật nuôi như chó, mèo, cá cảnh... với nhiều mục đích khác nhau.
Do thương yêu mà nuôi, do trách nhiệm phải nuôi. Do nghề nghiệp nhiệm vụ phải nuôi. Như:
“Mùa xuân ai đi hái hoa. Mà em đi nuôi dạy trẻ” Nuôi là phải cho ăn cho uống.. Nếu khóc la phải dỗ dành là THIÊN PHỦ “Thôi nín đi em, mộng đã không thành, buồn thêm nữa sao”... Ở nước ngoài y tá nuôi bệnh nhân, chứ không phải như nước ta. Vì họ biết bệnh nhân cần ăn cái gì hợp lý. Còn ta, cái gì ngon đắt tiền tộng vào.
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta có ví dụ như sau:
“Ờ, bác cho con ở nhờ, việc ăn uống con tự lo lấy nhé”. Như vậy mới giúp chữ “che, tức là ở “ THIÊN PHỦ mà thôi. So sánh với.
Thôi con ở đây, bác nuôi con vậy. Tức là từ ăn đến ở bao thầu hết.
Chỉ cần giúp đỡ tiền bạc thôi cũng là nuôi.
“Anh ở xa gởi tiền về nuôi mẹ, tui có công anh phải có của”. Rõ ràng từ tiền bạc chuyển hoá thành bánh mì... quá dễ. Đó là yêu cầu trợ giúp chính đáng. (Nói đến trợ giúp là THIÊN TƯỚNG). Đã là nuôi là lo lắng phần lương thực. Trợ giúp phần này cần phải có sức. Đó là sao THIÊN TƯỚNG. Còn vỗ về, đấm bóp, an ủi là sao THIÊN PHỦ. Trách nhiệm là sao TỬ VI.
Nói đến gánh vác sơn hà, đến gánh hàng, bôc vác là sao TỬ VI. Cũng 1 ngôi sao đó thôi.
“Tui phải gánh vác nuôi cả gia đình đó anh à”. Quả thật đúng như thế, với gánh hàng vẹo cả lưng. Do mình thương phải gánh vác. Hoàn toàn là cách Tử Tướng. Bản thân những người này cũng có phần may mắn khi ra đời. Vì có người đứng ra gánh vác tương trợ. Họ là người được kế nghiệp, truyền ngôi, kế thừa địa vị, được thương yêu.... Họ tự thấy trả lại những đã nhận. Mặc dù nhận của người này, nhưng có thể trả cho người khác cũng thuận với đạo lý.
Đến gánh vác bằng mồm.
Vai gánh vác giang sơn, chân đạp dòng xã tắc. Còn láo đến mức. Thế thiên hành đạo (thay trời làm việc) Thuận thiên thừa vận (thuận theo, vâng theo ý trời). Quả nhiên trách nhiệm to lớn gánh vác tất cả mọi chuyện trên vai của mình. Gánh vác này hiểu theo nghĩa bóng.
Đên nuôi dưỡng ý chí. Như, Đặng Dung mài gươm dưới trăng, quyết nuôi dưỡng chí trả thù nhà nợ nước.
Đến nuôi bằng súng đạn. Rất rõ, bên Syria , các phe (Mỹ, Nga, Khủng Bố...) đều muốn cung cấp súng đạn cho phe mình. Cứ tiếp tục như thế là đánh nhau còn dài dài. Và THIÊN TƯỚNG được gọi là viện trợ, hỗ trợ, tiếp tay, nối giáo... tuỳ phe cánh mà gọi.
Đến nuôi con gái vẫy. Xét về mặt kinh tế có lợi. Xét về lòng nhân ái cũng rất có lý. Vì trời lạnh, ăn mặc áo quần không phủ đủ thân. Đem về nuôi, nhưng ông nhà nước khó tính. Gọi THIÊN PHỦ là động, ổ. Còn phong kẻ nuôi là tú ông, tú bà tuỳ giới tính. Cứ y như là... tú tài.
Biến hoá ly kỳ của từ ngữ. Phủ biến thành động, ổ... THIÊN TƯỚNG biến thành tú, ông tú bà. Do đâu? Do vật nuôi.
Do đâu người ta nuôi vật nuôi, gái vẫy. (Sướng con mắt nhé). Anh lại nuôi chí căm thù. Có người nuôi ong tay áo, nuôi khỉ nhòm nhà... Nuôi tai nuôi hoạ. Nuôi dưỡng cái ác, kẻ xấu.
Cái đáng nuôi nhất là nuôi sách, nuôi vở mang ý nuôi dưỡng chí tiến thân.
Cũng Tử Tướng có trách nhiệm nuôi dưỡng, đến xung đột mâu thuẫn vì nuôi dưỡng. Mầy chỉ biết nuôi chồng ăn chơi bố mẹ không nghĩ đến. Tử Tướng ở La Võng dễ gặp oan ức vì chuyện này.
Đến từ chối trách nhiệm nuôi dưỡng. Khi có TRIỆT đương đầu, đừng hòng Tử Tướng gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Một là góp gạo thổi cơm chung. Hai là Anh đường anh tôi đường tôi. TRIỆT là con lộ hỡi anh ơi!.
Ngộ Không là không nuôi nỗi thân lấy sức đâu nuôi ai.
TỬ PHỦ vẫn đúng nhưng không chính xác. Rất dễ lầm lẫn. THIÊN TƯỚNG tính nghĩa hiệp, sẵn sàng đứng ra can thiệp, thực tế hơn THIÊN PHỦ. Khi hình thành bộ TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM tất có cách Tử Tướng trong đó. Ta có ví dụ như sau:
“Chỉ nghe nói, chứ thấy gì đâu anh ơi!”. Tức là chỉ nghe an ủi thôi, không thấy trợ giúp gì cả.
Các cách TỬ PHÁ Sửu Mùi hay THIÊN TƯỚNG Sửu Mùi cũng là cách nuôi dưỡng. Khác biệt là 1 bên thiên về gánh vác và bên kia phải nuôi dưỡng.
Nói chung THIÊN TƯỚNG là sao nuôi dưỡng. Từ nuôi dưỡng ý chí đến nuôi ăn. Rất cần có VŨ KHÚC (tài sản) hỗ trợ. Tuỳ theo bàng tinh phù trợ hay xung đột, lại còn tính cách của kẻ nuôi. Có thể thuận lợi hay đưa đến xung đột. Hết thứ nuôi sao lại nuôi gái vẫy.
Cuối cùng là.
Ba người được vinh danh, e rằng, từng lâm cảnh gánh vác nuôi dưỡng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét