Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang.


Bạn đang nghe bài Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang của nhạc sĩ Phạm Duy. Có lẽ nhạc sĩ lấy nguồn cảm hứng sau khi đọc tác phẩm văn học Vết hằn trên lưng ngựa hoang của Duyên Anh. Kể về cuộc đời của một du đãng với kết thúc buồn.
Để chuyển ngữ qua Tử Vi nhằm giải thích các tình huống dễ gặp. Chỉnh sửa một số từ cho phù hợp. Từ Duyên Anh vết hằn, qua Phạm Duy vết thù rõ nét hơn. Vết hằn có khi là vết hằn của thời gian và ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải. Vết thù là dấu vết để lại trên thân thể do kẻ khác gây ra. Nếu ta gây ra, như kiểu ưa chơi trội, như vết xăm, vết thương tự huỷ hoại thân thể là khác. Và khi bị kẻ khác gây ra. Một vấn đề cũng đặt ra là thù hay không mà thôi.
Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời
Tuổi trẻ tình yêu cả cuộc đời. 
Ngựa phi như điên cuồng giữa cánh đồng dưới cơn giông
Và trên lưng cong oằn những vết roi vẫn in hằn

Một hôm ngựa bỗng thấy thanh bình
Thanh thản niềm tin cõi lòng mình
Ân tình rộng cửa ra đón mình.
Ngựa hoang bỗng ước mơ
Bỏ quên những oán thù.

Ngựa hoang muốn về lối xưa- nhẫn nhục
Dòng sông vỗ về mát trong – thơm ngọt.
Ngựa hoang quên thù oán căm.
Từ nơi tối tăm về miền tươi sáng

Ngựa hoang về tới bến sông đời.
Cứ ngỡ từ đây lập cuộc đời.
Nhưng đời làm niềm tin chết gục.
Vì trên lưng nó ôi! còn nguyên dấu tích thù.

(Và để có kết thúc êm đẹp hơn. Lại chỉnh sửa như sau)
Ngựa hoang về tới bến sông đời.
Đã trải lòng ra với mọi người. 
Và người mở rộng tay đón mời.
Những hằn roi vết thương, còn đây chứng tích buồn.

Điều kỳ diệu của cuộc đời.
Không ít người tự cho mình, hoặc bị gán ghép là ngựa hoang, ngựa chứng. Mặc dù họ không phải tuổi Ngọ, quan niệm của mọi người đều cho rằng Ngọ là ngựa. Thật khó gột rửa quan niệm sai lầm từ Trung Quốc truyền sang. Tất cả các tuổi đều có thể là con ngựa, đó là điều có thật. Nếu như Mệnh hay cung an Thân có ngôi sao THIÊN MÃ.
Ngựa chỉ là 1 trong số các con vật trên lá số Tử Vi. Xét về đồ vật THIÊN MÃ  là phương tiện. Trong thân thể là chân tay. Chân đi và tay làm việc, cho dù làm việc bằng trí óc đi nữa cũng cần đến bàn tay rất nhiều. Bằng chứng những dòng chữ này chuyển tải đến các bạn bằng bàn tay. Điều ly kỳ một khi Mệnh có THIÊN MÃ, tại Tật Ách cung luôn luôn  có nhóm Đào Hồng. Có nghĩa là con ngựa ra đi, vì nghe tiếng hót líu lo của con chim tạo ra. Đó là nói theo ngôn ngữ Tử Vi nhìn thấy sao nói vậy. Nói theo người đời. Ra đi vì nghe  theo lời ai đó nói.

Sau đây người viết chuyển đến các bạn 10 câu hỏi. Dễ cũng có và khó cũng có. Để tránh cho bạn ôm một con số không tròn trĩnh.

Trước hết, người viết yêu cầu các bạn trả lời ngắn gọn. Không được “bảo vệ luận án” làm cho những người nhẹ dạ cả tin, lập trường chưa vững vàng. Tin theo tội nghiệp cho họ.

ĐÁP ÁN.
Vinh danh các bạn có tên sau đây.
Nguyễn Đạt 10 điểm.
Hoàng Lê Huy 9.5 điểm.
Hải Anh Nhiếp 9 điểm. Từ đúng sửa về sai. Tuần không ưa thích Triệt.

Câu 1:
Ngựa dẫm nát tơi bời. Bạn chú ý nhé. Chỉ hỏi ngựa dẫm nát cái gì đó, không cần thiết tơi bời. Chỉ có 2 sao mà thôi là mô tả đầy đủ. Ngựa dẫm nát tơi bời trong cơn giận dữ. Có đến 4 sao mới mô tả được.
Ngựa dẫm nát là 2 sao gì?
Trả lời:
MÃ PHÁ hay MÃ SÁT đều đúng. Dùng tay chân đập phá cái gì đó là cách này. Ví dụ:
Sao đập phá tan banh ngôi nhà (nấm mồ, chiếc xe...) ?
Vì nó hư nên phải đập phá ra để sửa bác  Đình à.
Không vi phạm pháp luật hả?.
Trả tiền tương xứng mới làm. Bọn này phá ra tiền đấy.

Câu 2.
Xét cả Can Chi con ngựa nào dễ thuần dưỡng nhất. Tức 1 Can và 1 Chi, thực chất chỉ hỏi 1 sao mà thôi.
Trả lời:
Đó là TUẦN MÃ. Vì Tuần dễ dạy bảo, ngoan, tuân thủ, trung thành. Cho nên Mã Tuần, hay nhất là Mã Tuần Phượng. Đa phần chọn Mã Đà dùng xe, hay dùng tay hướng dẫn. Hướng dẫn đi đâu làm sao biết được. Chắc bị mấy em vẫy vẫy ám ảnh chọn Mã Đà. Đên gần các em dùng tay lôi vào. Như thế là Mã Đà đấy. Ngôn ngữ Tử Vi là dùng tay lôi kéo.

Câu 3.
Theo bạn con ngựa đóng cung nào là hay nhất.
Trả lời: Đúng nhất là cung Phối. Các bạn trả lời không đúng vẫn hưởng nửa điểm. Vì quan niệm mỗi người có thể khác. Quan niệm chưa hoàn chỉnh thế thôi.
Vì lý do như sau:
THIÊN MÃ là tay chân nên rờ vào cung Phối khỏi sinh chuyện. Các nhân vật quan trọng đi đâu (ra Thiên Di cung) cũng đem người phối ngẫu theo. Có câu: THIÊN MÃ cư Thê phú quí hoàn đương phong tặng. Vì Mã tại Thê dù hay đi mấy không thể bằng Mệnh có TUẾ HỔ PHÙ vì vai trò người nam cần cao hơn nữ. Cái phong tặng rõ nhất là bên phía nhà vợ thấy con rể tính cách hay hơn con gái. Càng rõ hơn nữa là TUẾ HỔ PHÙ có PHƯỢNG CÁC. Người ta ca ngợi cung Thê chứ không ca ngợi cung Phu. Vì nữ cao giá mà chồng lại lép vê, đâm ra khó lấy chồng.
Rờ cung Nô khác giới chưa biết đi về đâu. Nhóm ĐÀO HỒNG mới nghĩ ra chuyện này mà thôi. Để ở Di nghe chừng cũng có lý. Xe cộ có sẵn ngoài đường. Nhưng THIÊN MÃ là tay chân của Mệnh, còn hàm ý người thân cận của Mệnh. Việc dùng tay giao du với đời chưa hẵn đã hay. Mã tại Tật có nhiều cái không hay, nói năng bậy bạ bị ăn cái tát.  Tay chân của mình dễ bị thương hay tật bệnh... Vì “Bàn tay ta làm nên tất cả...”  và cái tay có tật hay sờ mó bậy bạ... Và cái hay còn ở câu 9. Vậy thì MÃ tại Phối cung là hay nhất. “Người ấy” là tay chân của tôi. Nhưng có bạn lại than thở rằng: “Người ấy dùng tay chân đánh đập con, không đúng đâu bác à”. “Thương chưa, đây chỉ là cách chung chung thôi. Chi tiết nhìn vào đấy để kết luận”.

Câu 4.
Ngựa phi như điên cuồng...
Bạn mô tả ngựa phi như điên cuồng theo ngôn ngữ Tử Vi.
Trả lời:
Đa phần đều đoán đúng câu này. Thiếu PHI LIÊM bị trừ (TRIỆT) nửa điểm.
MÃ PHI HOẢ LINH.
Ngựa di chuyển có 3 cách. Ngựa đi nước kiệu. Ngựa chạy. Ngựa phi là 2 chi sau cùng 1 động tác và 2 chi trước cũng thế nhưng ngược lại.

Câu 5.
Bạn mô tả con ngựa hoang. Tất nhiên theo ngôn ngữ Tử Vi.
TRẢ LỜI:
Trả lời MÃ Lương (Tị Hợi) hay MÃ ngộ KHÔNG KIẾP có hay không TUẦN vẫn đúng.
Đa phần đều đoán trật câu này.
LỦƠNG MÃ Tị Hợi là cách “túng du vô yếm” ăn chơi không chán. Chỉ biết xe cộ với lương thực. Leo lên xe đi ăn.
MÃ ngộ KHÔNG KIẾP
MÃ ngộ KHÔNG KIẾP là con ngựa không chịu làm việc. Tay chân không ưa làm gì cả. Cách “Kỳ nhân khước hiệp” từ chối hợp tác. Đi với PHI LIÊM biến thành đi bụi. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị đàn áp, hình khắc quá cũng đành đi hoang, đi tị nạn.
Đã là hoang là không có mục đích gì rõ ràng. Từ đó sinh ra không biết bao nhiêu là chuyện. Mã KHÔNG KIẾP còn mang ý hoạ về xe cộ, tay chân. Cũng là Kiếp con ngựa để người đời cưỡi.
“ Ngựa hoang tự dẫm nát đời mình.
Làm khổ mẹ cha biết bao người.
Bởi vì ngựa KHÔNG biết nghe lời.
Hẹn chi đến KIẾP sau. Sửa sai để nên người”.
 Mã này đi với nhóm SÁT PHÁ THAM quậy tưng bừng. Có Kỵ Hình mà không “tu huyền” có lẽ lộn giờ sinh. Cho nên Mã gặm Khúc Xương mới hay. Ủa mà sao ngựa ăn xương được nhỉ... Chà khó hiểu không nhỉ. Thôi đành dịch ra tay cầm sách là hay nhất. Chưa ngon bằng tay súng, tay viết. Chơi cái gì cũng tốt.

Câu 6.
Theo bạn con ngựa nào là con ngựa chứng. Ví dụ. Ngựa Chứng Trong Sân Trường, một tác phẩm của Duyên Anh. Ngựa chứng tối thiểu phải 3 sao.
TRẢ LỜI:
Đa phần đều trả lời đúng. MÃ KÌNH LINH, Mã chống lịnh. Những con ngựa này kẻ chỉ huy có tài mới sử dụng được. Ngựa hay cần người cưỡi giỏi. Nếu không nó đá cho 1 phát.

Câu 7.
Con ngựa có vết roi in hằn là cách như thế nào.
TRẢ LỜI:
Đó là Mã Hình. Mã bị trừng phạt. Bị ăn roi THIÊN HÌNH. Một cách dễ bị thương tích vào chân tay. Mã Hình Khốc là cách oai hùng trong binh nghiệp vì nó thương tích đầy mình, kinh nghiệm chiến trường. Việc đánh đập người khác gây thương tích để lại mối thù.
Mã Hình Kỵ: Là dùng tay chân phòng vệ quá đáng, đưa đến vi phạm pháp luật bằng tay. Ví dụ: Em mới “để” một cái nhè nhẹ, ai ngờ nó bị thương nặng thế. Em dùng 12 thành công lực chắc là nó “đi” luôn. Bọn xì ke, ma tuý xương cốt, phủ tạng đều rệu rã đụng vào nó dễ mang hoạ.

Câu 8.
- “Ông ta sống và làm việc”.... Về sau “chết vì” bệnh nghề nghiệp.
- À như thế là “sinh nghề tử nghiệp”.
Các từ trong ngoặt kép mô tả 1 ngôi sao. Sao gì?
TRẢ LỜI:
Hầu hết trả lời đúng là sao TỬ VI

Câu 9.
Bạn hãy nghe mẫu đối thoại sau đây:
- Thằng A là tay sai của tên X.
- Không phải thế, thằng B là tay sai, thằng A là tay chân của tên X.
Nghe 2 từ tay sai, tay chân có bạn hơi ngại. Mẫu thoại sau đây dễ thương hơn.
- Em chẳng khác gì là tay chân của anh.
- Anh chỉ là tay sai của em mà thôi.
Theo bạn, sao nào dễ mang tai tiếng là tay sai. Sao nào là tay chân.
TRẢ LỜI:
PHỤC BINH là tay sai. THIÊN MÃ là tay chân.
Hầu như trả lời sai. Gây bất ngờ, bài viết, viết rất rõ ràng THIÊN MÃ là tay chân. Trả bài lại không chịu thừa nhận, đa phần chọn PHỤC BINH hay TANG MÔN hoặc các sao khác.. TANG MÔN là đồ đệ, tín đồ, đồng môn, đồng chí... xuống thấp là đồng bọn. Mầy với tao là đồng bọn, đồ đảng làm quái gì mà sai phái tao.
PHỤC BINH là kẻ phục vụ, dịch vụ xuống thấp là đầy tớ, tay sai. Phục vụ cho 1 người là đầy tớ. Phục vụ cho đám đông không phải là đầy tớ.
TẢ HỮU: Vai vế cao hơn hoặc bằng mình, có kém mình cũng không thua kém bao nhiêu. Nhóm bằng hữu, phụ tá.
THIÊN MÃ là người thân. Như, anh em như thể tay chân. Vợ chồng là tay chân của nhau. Vợ chồng gọi nhau bằng mình ơi! rất thân tình. Nâng khăn sửa túi, lục ví lấy tiền... Quay lại câu thứ 3 càng sáng tỏ. THIÊN MÃ là 1 phần thân thể của mệnh. Lá số Tử Vi là của mình mà. Được ví như tay chân là người rất thân cận. THIÊN MÃ có khi còn ngon. Tuyên bố nghe xanh rờn. “Ưa ăn ngon nấu lấy mà ăn”.
Một khi TANG MÔN hoặc ĐIẾU KHÁCH đến thăm nhà. THIÊN MÃ lo phần cơm nước. Cho nên 3 sao này thường tam hợp với nhau. Những người thân cận mới được gọi là tay chân.

Câu 10:
Phú viết:
Phá Tham ngộ Mã giao nhau.
Nam thì lãng đãng nữ mầu đa dâm.
Bạn chọn câu nào.
A đúng.
B sai.
C võ đoán (là hời hợt vội vàng kết luận ngay).                                                                                                            
TRẢ LỜI:
Một số người ham thích xe cộ, một số người chuyên nghề mua bán, sửa xe cộ, phục vụ cho xe cộ. Lại có vận đông viên đua xe. Công việc của họ là gắn bó gần gũi với chiếc xe. Phải có sao DIÊU mù quáng đồng cung mới chỉ tạm kết luận.
Để kết thúc.
Ngựa hoang đừng dẫm nát cuộc đời.
Đừng để mẹ cha tủi vì người
Cuộc đời như dòng sông trong đục.

Nhục vinh có lúc thôi. Miễn sao sống nên người. 

                                                                                                
ĐÁP ÁN sẽ có vào ngày 15/2/2014. Vinh danh 3 bạn có nhiều điểm nhất. Nên suy nghĩ rồi hãy làm. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét