Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Cho Người Tình Lỡ.



Giải thích một số từ trong bài ca Cho Người Tình Lỡ.
Khóc than thương tiếc.
Khóc là THIÊN KHỐC. Than van, rên rỉ là THIÊN Y. Chỉ khóc thôi nỗi đau khổ chưa lớn. Có thêm than van, rên rỉ tình trạng cang đau thương thê thảm. Và luôn luôn có THIÊN HÌNH, hình như là quá sầu não. Khóc than kể lể thường là oan ức hay thương tiếc. Theo chủ đề của bài hát, đây là khóc than thương tiếc một chuyện tình. Có người khóc than thương tiếc vì mất mát người thân, của cải... Cao quý hơn là khóc hận vong quốc. Như, Đặng Dung thời Hậu Trần.
“Thù nước chưa xong đầu đã bạc.
Gươm mài dưới nguyệt đã bao ngày.”

Đời người tránh sao khỏi khóc. Trong Cung Oán Ngâm Khúc - Nguyễn Gia Thiều đã viết.
... “Thảo nào khi mới chôn nhau.
Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra”...

Không khóc chuyện này, ắt khóc chuyện khác. Đời người luôn luôn có lý do để khóc. Có kẻ khóc ít, có người khóc nhiều. Có người, mệnh số có giọt nước mắt trong đó, Vì thế dễ có dịp để khóc. Giọt nước mắt nhỏ xuống cung nào là có tiếng khóc cho cung ấy. Cho nên, dù có cười reo vui tại mệnh vẫn có tiếng khóc đang chờ đâu đó.

Khóc cũng có tần số. Khóc, khóc than, khóc  hận, khóc than thương tiếc...
Vậy thì chỉ 1 sao THIÊN KHỐC. thôi chưa phải là điều quan trọng. Khóc than thêm thương tiếc mới là điều quan trọng. Vì con người đáng mến nào đó không con nữa.
Vậy thương tiếc là sao gì? Đó là sao PHƯỢNG CÁC.

Tình lỡ.
Nói đến lỡ, chúng ta thường nghĩ đến trễ, muộn, đến sau, đến chậm... Từ đó, đưa đến lỡ chuyến đò, chuyến xe. Vì đến muộn nên lỡ hẹn... Ta còn có bỏ lỡ, lỡ vận, lỡ lầm, lỡ nhịp, bỏ lỡ một cơ hội... Cũng từ đó đưa đến lỡ duyên, lỡ thì, lỡ làng... Còn 1 số từ liên quan đến lỡ nhưng không mang nội dung tình lỡ. Do lỡ là trễ, chậm, sau, muộn góp phần quan trọng trong từ “lỡ”. Thật ra lỡ là không đến nơi đến chốn, không đi đến đích, không vào chung cuộc. Bạn có dám quả quyết, chiếc xe đua khởi hành sau cùng sẽ về chót? Biết đâu chính nó về đầu. Còn các chiếc khởi hành trước thì sao? Chúng nó tông nhau nát nét. Đó chính là bọn... lỡ làng có quyền la làng đi trước đến sau, hoặc không đến nơi, đến chốn. Bọn bị thương tật giã từ đường đua, coi như... lỡ thì, lỡ duyên với... đường đua. Đưa đến, nguy cơ thất cơ lỡ vận trước đường... tình.

Sau là ĐÀ LA, trước là KÌNH DƯƠNG.
Sau tốt và sau xấu. trước tốt cũng có, trước xấu cũng có. Các học viên không thắc mắc điều này. Tốt có thể mất tác dụng bởi THIÊN KHÔNG. Trước tốt ngộ KHÔNG, biến thành trước không tốt. Sau tốt cũng vậy thôi.

Cho nên, khi lập gia đình đa phần người ta chọn, là chọn người tình đến ... sau. Người tình cuối cùng, người tình trăm năm. Kẻ đến trước đây, đều có mang theo một chữ “không”. Không ra gì, không trung thực, không công danh, không nghề nghiệp... Cuối cùng là không đến nơi đến chốn trên con đường tình ái.

Các chuyến đi bị nạn, kẻ may mắn nhất là kẻ lỡ chuyến đi, kẻ chậm chân...

ĐÀ xấu thành lỡ là chuyện đương nhiên. KÌNH ĐÀ tốt ngộ Không cũng mất tác dụng, biến thành lỡ làng. Vậy thì, lỡ là của THIÊN KHÔNG và KÌNH ĐÀ xấu cũng lỡ là chuyện đương nhiên.



Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Không Bao Giờ Ngăn Cách.


Không Bao Giờ Ngăn Cách.
Có những cụm từ liên quan đến đến từ không nghe rất hay.
Không bao giờ ngăn cách.
Không thể nào quên...
Không việc gì khó chỉ sợ lòng không bền.
Không chê vào đâu được.
Nói không với cái xấu... Nói không với ma tuý.
Không biên giới.
...

Không với nghĩa phức tạp.
Không liên kết. Tổ chức Không Liên Kết... mà có cả trăm nước tham gia.
Lại có những từ không khó đánh giá vì tốt xấu chưa biết.
Không ngăn cản nổi. Không lay chuyển nổi...  Nói lên quyết tâm. Ví dụ. Không ai ngăn nổi lời ca...
Sinh không cùng ngày nguyện thác cùng giờ. Dùng trong thề thốt. Có khi chẳng cần thề thốt gì ráo. chết cùng lúc, cùng nơi rất là nhiều,. Thậm chí chôn cùng một chỗ. Thuộc cách cùng chung tai hoạ.
Có một không hai. Có thể rất tốt và có thể là rất xấu.
Không đụng hàng. Có thể là xấu vì không giống ai.

Nhị Không.
Không ai... không ai. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Ba họ, đó là họ cha, họ mẹ, họ vợ. Ba đời là đời ông, đời cha, đời con.
Không...không.
Không cha, không mẹ. Không gia đình, không con cái....
Không ai đoán được chữ (không) ngờ.
Không tìm thì  không thấy.
...
Tam Không.
Không nghe, không biết, không thấy. Mục đích được dùng là không liên quan.
Không biết, không hiểu, không ngờ. Được dùng để chạy tội.

Không với nghĩa xấu.
Và những từ không mang ý xấu nhiều vô kể. Khó kể ra cho hết. Gây phản tác dụng trước các từ tốt đẹp.
Không danh phận, không may mắn...
Không chốn dung thân.
Không có gì để mất. Quá nghèo chăng? Vô sản thứ thiệt dễ biến thành thứ dữ.
Không còn gì để mất. Mất quá nhiều rồi, sẵn sàng liều mạng đấy ạ.
Không cánh mà bay. Thường dùng trong mất mát.
Không đội trời chung. Cụm từ dùng mô tả oán thù.
Từ không có khi được chuyển ngữ thành “chẳng”. Như, chẳng phải...
Từ không dễ hiểu lầm là từ thuần Việt, thực tê nó là từ thuần Hán.

Không.
Ví dụ “Không khẩu vô bằng” – Nói không có bằng chứng -  Hoặc, “không tiền khoáng hậu”...

Từ không còn nằm trong từ Hán qua các từ bất, vô, vong với nghĩa là không.
Ngoài ra còn có PHI LIÊM với nghĩa chẳng phải, không phải là...

Bất.
Ấu bất học lão hà vi. Nhân bất học bất tri lý (trong Tam tự kinh). Nhỏ không học lớn chẳng biết làm gì. Người không học không biết lý lẽ.

Vô.
Vô tài bất tướng, vô danh tiểu tốt, vô tình...

Vong.
Vong là quên tức là không nhớ.
Vong ân bội nghĩa....

Phi.
Phi với nghĩa chẳng phải là...
Phi chính phủ. Phi mậu dịch. Hàng phi mậu dịch là hàng hoá trao tặng, trao đổi... nay vì lý do gì đem bán.
Phia lư phi mã. Chẳng phải lừa chẳng phải mã, mô tả dở ông dở thằng.
Phi với nghĩa là không. Ta có.
Phi tiền bất hành. Không tiền không làm.
Phi pháp là trái với luật pháp. Trái là không đúng với luật pháp.

Như thế chúng ta có không, bất, vô, vong,  phi là các từ sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống. Nếu không xài đến từ Hán, từ ghép Hán Việt. Người Việt ta còn dùng đến từ “chẳng phải”...

Đến đây các bạn ngộp thở vì từ không. Nhưng vẫn chưa hết. Vì không dùng từ không vẫn ẩn tàng từ không trong đó. Đó là từ phản. Vì phản có nghĩa là không trung thành. Phản bội là xoay lưng lại. Vì thế, ngày xưa, các quan cáo từ vua, đi lui vài ba bước mới xoay lưng đi thẳng, bày tỏ sự trung thành.

Không, nói chung mang nhiều ý nghĩa tốt có, xấu có, vô hại cũng có, lạ kỳ cũng có... đoán được từ không, rõ ràng không phải dễ. Chưa nói đến, sẵn sàng nói không với người này nhưng nói có với người khác. Đến đây, có bạn sẽ ngạc nhiên, ủa sao lạ vậy nhỉ? Có gì đâu. Bạn thích Putin hay thích Obama. Thế là sáng tỏ nhé.
Vậy trong Tử Vi các sao nào nói đến từ “Không”.
Đó là các sao.
THIÊN KHÔNG KHÔNG VONG.
TUẦN TRUNG KHÔNG VONG.
TRIỆT LỘ KHÔNG VONG.
PHI LIÊM.
CỰ MÔN.
Mỗi sao mang một ý “không” khác nhau. Lại phối hợp với chính tinh, bàng tinh  cho ta 1 luận đoán khác nhau.
Ví dụ. Không thể nào quên là TUẦN TRUNG nhưng liệu có gặp THIÊN KHÔNG, buộc phải đoán khác. Cứ cho là Tuần trung thành đi, nhưng anh trung thành với ai? Với cái ác, kẻ xấu. Chi bằng, anh phản bội nó còn hơn.
Anh không tham gia với kẻ xấu. Như thế, có nghĩa là anh tốt.
Nhưng THAM LANG đi với PHI LIÊM, THIÊN KHÔNG, TUẦN, TRIỆT mang các ý khác nhau. Chưa hết điên cái đầu. THAM LANG đi với cả đống sao kể trên. Chuyện đó có chứ không phải là không. Đối với học viên, trường hợp này lại dễ đoán.

Dù muốn hay là không.
Người viết, trân trọng gởi lời chia tay chính thức đến các bạn học viên khoá 4. Dù rằng, việc không còn nhận F hằng tháng, đối với các bạn.là hụt hẫng, mất đi cảm giác hồi hộp... cảm giác kẻ đợi chờ. Có bạn cho rằng, dù chia tay, tam biệt nhưng cảm giác lại càng gần gũi hơn. Vâng, Đúng thế. Dù xa cách nhau nhưng vẫn gần gũi là chuyện có thật.
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng”.


Bài viết nào cũng có điểm kết thúc. Chợt nghĩ, có Điếu Khách sẽ hỏi. Thưa bác,  sao Không của cháu có tốt  không. Xin thưa trước. “Cóc biết” (not to know). Tức là không biết, biến hoá từ không mà ra, Thế đấy, tìm hiểu từ “không” của người Việt ta cũng đủ oải. Khi không thông hiểu đầy đủ tiếng Việt, việc luận đoán Tử Vi vô cùng khó khăn.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Sầu Lẻ Bóng.


Sầu Lẻ Bóng.
Giải thích một số từ trong Sầu Lẻ Bóng của Anh Bằng.
Cố quên:
Cố quên là cố tình, cố ý triệt xoá. Đó là bộ CÔ QUẢ TRIỆT. Quan trọng là đằng sau mệnh đề này mới là quan trọng. Toi cố quên những ngày tháng sai lầm, cố quên đi những tình cảm thân thương.... Phần quan trọng nằm ở cuối câu cũng như phần quan trọng nằm ở cuối cuộc đời. Đầu câu cũng ví như đầu đời chưa nói lên điều gì cả.

Nhưng không phải bao giờ ta cố quên đi là được. Vì có những trường hợp cần cố quên đi việc làm xấu xa, mối tình tội lỗi, những ngày tháng buồn phiền tủi nhục, làm tay sai cho cái ác, cái xấu, quên đi những con người xấu xa... Khoan bận tâm đúng sai của vấn đề.
Có những trường hợp cố quên lại càng phải nhớ. Ví dụ làm sáng tỏ vấn đề.
Vùng thức dậy mới biết mình bị thương tật, lại nghĩ ngay đến kẻ gây hoạ cho mình.
Mỗi lần thấy mặt con lại nhớ đến thằng cha (hoặc con mẹ) của nó là đứa phản bội...
Trên là trường hợp hoàn cảnh bắt buộc phải nhớ đến. Lại có những hoàn cảnh mơ hồ hơn nhưng bắt buộc phải cố quên. Vì điều kiện không cho phép. Như nhớ gia đình muốn về thăm nhà nhưng tiền đâu? thời gian đâu?... Nếu có bi ca ắt có hoan ca.
Bố mẹ ơi! con nhớ bố mẹ quá, ước chi con được ở bên bố mẹ giờ phút này...Nhưng nhớ bố mẹ thì ít, nhớ tiền bố mẹ thì nhiều... Đây là trường hợp vô tình quên nhưng hoàn cảnh hết tiền buộc lòng nhớ đến. Thế là bố mẹ chảy nước mắt thật vì nỗi nhớ thương ảo. Có khi bố mẹ ra sức lao lực, đau đớn nuôi đứa con ăn chơi thì nhiều, học hành thì ít.

Trong trường hợp cố tình quên đi, ngắn gọn là cố quên nhưng lòng vẫn nhớ đến, đào sâu thêm là ĐÀO HOA, khắc sâu thêm là LƯU HÀ. Tồn tại trong lòng ta. Vì thế bộ CÔ TRIỆT có khi lại đi với bộ ĐÀO HÀ LỘC TỒN, hoặc HAO hay đi với bộ PHI PHỤC THANH mang ý đoán khác nhau. Chưa nói đến các bàng tinh hung sát tinh Kỵ Hình tinh.

Nguồn gốc của đề tài là chinh tinh, nội dung vấn đề là bàng tinh, đánh giá vấn đề lại còn các bàng tinh khác nữa.
Người ơi! Khi cố quên là lòng nhớ thêm.
Vậy chủ từ trong này là “lòng tôi” là sao THIÊN ĐỒNG. động từ là cố quên. túc từ là nhớ thêm. Nói đến nhớ, tưởng nhớ là LỘC TỒN, TƯỚNG QUÂN.
Ngôi sao lòng dạ là THIÊN ĐỒNG. Nói đến bất cứ chính tinh nào cũng có nhiều mặt của 1 vấn đề. Cũng như kim tự tháp có 4 mặt, bạn đừng cố quên mặt đáy của nó. Con thò lò (xúc xắc...) có 6 mặt. Từ đó, THIÊN ĐỒNG có thể là tấm lòng vàng, người làm phúc, người có 1 tâm lòng đến lòng dạ đen tối, lòng dạ hẹp hòi, lòng lang dạ sói... Nếu có tốt tất có xấu.

Ca từ đang nói đến người có nỗi lòng cố quên lại càng tưởng nhớ. Vậy đó là cách THIÊN ĐỒNG CÔ QUẢ TRIỆT LƯU HÀ TƯỚNG QUÂN (hoặc LỘC TỒN)  lại có TUẦN. Vậy Tuần làm nhiệm vụ gì? Nếu Triệt muốn trừ đi, quên đi, xoá đi... nhưng lại có cả Tuần. Tuần cứ cộng vào, nhập vào, thu vào, thêm vào...
Vậy thì. Người ơi! Khi cố quên là khi lòng nhớ “thêm”. Tuần có khi là một dấu cộng buồn phiền trong cuộc đời chúng ta... Tuần người trong cuộc, trong cuộc ấy có khi là vui, là buồn căn cứ vào đấy mô tả... 

Mơ vui là lúc ngàn đắng cay xé tâm hồn.
Mơ mộng là chàng THAM LANG, tâm hồn trong trường hợp này này là THIÊN ĐỒNG. Hai chính tinh này luôn luôn ở thế nhị hợp với nhau. Có thể, mệnh THAM LANG hạn ngộ THIÊN ĐỒNG và ngược lại.
Tin hay không thì tuỳ. Có 2 trường hợp.
Một khi THAM LANG vui, ngôi sao THIÊN ĐỒNG thường sầu, hoặc ngược lại.
Trường hợp 2 là THAM LANG tốt, THIÊN ĐỒNG vui mừng, hoặc ngược lại.
Tất cả các lá số Tử Vi đều rơi vào 2 trường hợp, mỗi trường hợp có 2 tình huống Tác giả mô tả người Mệnh có sao THIÊN ĐỒNG buồn, đến hạn mơ mộng THAM LANG tìm vui, mua vui, mơ vui... để đổi thay.nhưng số phận đã gắn bó các ngôi sao LỘC TỒN, TƯỚNG QUÂN, LƯU HÀ...
Tin hay không thì tuỳ nhé.
Một khi “thằng” THIÊN ĐỒNG có LỘC TỒN tam hợp hay đồng cung. Thằng THAM LANG luôn luôn có HAO đồng cung hay tam hợp. Ngược lại cũng thế, nếu THAM LANG có LỘC TỒN đồng cung hay tam hợp. THIÊN ĐỒNG ngộ HAO hay tam hợp với HAO. Mà thằng THIÊN ĐỒNG ngộ HAO la làng chứ không thèm tưởng nhớ.

Sầu Lẻ Bóng.
Nếu chữ lẻ bóng viết dấu ngã thì cũng vô tình quên thôi. Vì thằng Triệt hắn chí nhớ 1 nửa, còn 1 nửa trả lại cho thầy..Không nỡ lòng nào lấy hết của thầy. Xem ra cũng tốt đấy chứ. Còn thằng THIÊN KHÔNG thì sao? Đa phần vận dụng “không đến nơi đến chốn” rất tài tình...


Sầu lẻ bóng. Là nơi tụ tập quá nhiều sao cô độc, cô đơn lại thêm than khóc. Từ đó, khi phân tích Tử Vi, ta phân lập nhóm, khi nói nhóm sao cô đơn. Ta có. THẤT SÁT chủ đơn chiếc, VŨ KHÚC cô đơn  giá trị như QUẢ TÚ. CÔ THẦN chủ cô đơn, côi cút. LINH TINH chủ lẻ loi. Đệm thêm vào còn có TANG MÔN gây ra ly tan, THIÊN KHỐC. khóc lóc. Nếu có THIÊN Y thêm than van. Chưa hết chuyện còn có LA VÕNG kêu trời oán đất... Lại còn có giận hờn lạnh lùng của HOẢ LINH mới đưa LINH TINH thành lẻ loi. Đố kỵ, ghen tức là HOÁ KỴ. Còn có THIÊN HÌNH bắt bẻ nhau, hành hạ nhau, đến khi 2 đứa 2 nơi mới thôi. Các Vong tinh chủ quên.  THIÊN ĐỒNG nói đủ đôi, đủ cặp, hạnh phúc... có THIÊN KHÔNG buộc lòng nói chẵn thành lẻ. Hoặc nói tránh đồng sàng dị mộng... Đến THIÊN TƯỚNG ngộ KHÔNG, trước chữ thương yêu, có 1 chữ không... 

Sầu Lẻ Bóng. Một khi CÔ QUẢ TANG KHỐC + HÌNH DIÊU Y chỉ ngần ấy thôi cũng đủ sầu lẻ bóng, không cần thiết thêm thêm HOÁ KỴ, HOẢ LINH.... Từ hình khắc bằng  những lời nói bắt bẻ lẫn nhau, hành hạ lẫn nhau.... Làm cho PHÁ QUÂN quấn quít đành thả tay. THẤT SÁT đành nói mất chứ không nói được. CỰ MÔN nói xa chứ không nói gần. TỬ VI đành đứt đoạn chia lìa. VŨ KHÚC đành chấp nhận ngắn ngủi. LIÊM TRINH quên dùng chữ dài lâu, có chăng là xa nhau dài lâu. THIÊN TƯỚNG thì “thương thì thương thế chỉ ngần ấy thôi”. THIÊN PHỦ đành thôi vỗ về...

Rõ ràng chẳng có ma quỷ nào cả... Chỉ có lời nói mà xa nhau, bỏ nhau, mất nhau... Thậm chí là đánh nhau. Không tin ư? Cứ nghe Thổ Nhĩ Kỳ nói, Nga nói, Mỹ nói... Nếu không kềm chế oánh nhau quá dễ.
Đến đây người viết vận dụng CÔ QUẢ cố dừng lại, tức CÔ QUẢ LƯU HÀ, viết bậy bạ sinh ra cố ý gây lỗi lầm sinh hoạ cũng bộ sao đó thôi. Thật ra những điều viết tại đây, học viên biết cả rồi. Một ngôi sao thôi, có thể thay đổi cuộc đời. Một ngôi sao cũng chưa nói lên điều gì cả cần sao khác kiểm chứng. Luận đoán là thế. Cho nên, có khi CÔ QUẢ đoán là độc tài, là cô gia quả nhân... và đa phần nói là sầu lẻ bóng.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

PHÔI PHAI.







Đa phần cái gì cũng phôi phai theo năm tháng. Chỉ khác nhau nhanh hay chậm mà thôi. Màu sắc nào rồi cũng phai biến thành màu thời gian. Công trình xây dựng nào nếu không được chăm sóc càng sớm trở thành phế tích. Kim tự tháp với thế đứng bền vững nhất nhưng liệu có tồn tại mãi không? Vì thời gian là vô tận. Biển xanh có thể biến thành ruộng dâu. Ruộng dâu mai đây có thể trở thành biển xanh.

Từ “phôi phai”, ta còn có phai nhạt, phai tàn, phai màu, phai mờ, phai mùi... Đến tàn phai
Các cụm từ thường nghe “tàn phai hương sắc”, “chiếc lá thu phai”, “tàn phai giấc mộng”, “tàn giấc mơ hoa” .... Và chúng ta đang nghe bài ca Phút Cuối có câu “nếu ngày nào tình ta dã phai”...

Tồn tại, thay đổi rồi tàn phai... Đây là 3 yếu tố quan trọng luôn luôn xảy ra khắp nơi quanh ta.  Vấn đề tồn tại lâu dài hay ngắn ngủi, tồn tại cái tốt hay cái xấu... Thay đổi theo chiều hướng nào, khi thay đổi có thể thay đổi tốt, thay đổi xấu, bị ép buộc thay đổi...  Cái gì thay đổi... nhà cửa, địa vị, tình cảm  Yếu tố thứ 3 là phai nhạt, tàn phai.

Ba yếu tố này luôn luôn song hành với nhau trọng cuộc sống. Nơi đây vẫn tồn tại, nơi nọ đang thay đổi, nơi khác đang tàn phai.

Thay vì nói tàn phai, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ đối tượng... Người ta biến hoá cách dùng từ cho hợp lý. Cũng 1 ngôi sao đó thôi. Người sống trong cuộc tình nói “tình ta đã phai”. Vì nhiều lý do như xa mặt cách lòng, thay lòng đổi dạ...

Người sống trong mộng mơ, có thể mộng mơ về 1 lý tưởng, về 1 con đường. Hoặc ước mơ sang giàu, giắc mộng lớn, giấc mộng vàng, đến cả giấc mộng đồ vương... Chợt tỉnh cơn mê không thực hiện được, đành cho rằng tàn phai giấc mộng.

Cuộc tụ tập, nhóm họp, một tổ chức tập thể...   Đến một lúc nào đó phải giải tán chia tay. Một thời gian sau có thể đi vào lãng quên. Chia tay hay tàn phải, tan rã, tan tành... là tuỳ vào trường hợp dùng từ, dùng chữ cho thích hợp. Chia tay vui vẻ sau 1 khoá học, cuộc vui là chuyện bình thường. Một đơn vị quân đội bị đánh tan nát, tháo chạy lung tung... Núp dưới mỹ từ “rút lui chiến thuật”. Vậy ta lại có thêm cụm từ  “rút lui chiến thuật... ảo” cũng chỉ là một dạng mới của tàn phai.

Cuộc sống đang sum vầy, một hôm biến động tan tác như chim muông gặp cơn bão tố. Trường hợp như thế, người ta dùng từ tan đàn sẻ nghé.

Có vẻ như  mọi cái đều tàn phai kể cả tình cảm... Nếu có tồn tại tất có lúc tàn phai. Nếu có tồn tại ắt là có lúc thay đổi, nếu thay đổi  theo chiều hướng xấu. Sẽ đến 1 ngày nào đó tàn phai.

Lại có cả đời tàn trong ngõ cụt.

Đã là hoa tất phải tàn phai. Hoa nhựa cũng lão hoá sao 200 năm. Đến địa vị cũng tàn phai, vì cuộc sống được bao lâu... Tiền bạc cũng tàn phai giá trị. Có vẻ như là mọi cái tàn phai, phôi phai.

Sự thật vẫn có những cái không tàn phai. Như, thời gian càng ngày càng tăng thêm. Những kim loại quý hầu như chẳng thay đổi. Đối với con người, thanh danh, xú danh không tàn phai mà thôi. Vì danh tiếng là phi vật thể. Tình cảm con người cũng thế, có người xem trọng, có người coi nhẹ. Nếu có tình ta đã tàn phai, ắt có chẳng bao giờ phai nhạt.

Ngôi sao gây ra sự tàn phai là sao gì? Đó là sao PHI LIÊM đấy ạ. Đây chỉ là một trong các đặc tính của sao này. Nếu đã thừa nhận LỘC TỒN chủ tồn tại, ĐẠI HAO chủ đổi thay...và PHI LIÊM là nơi tan rã, chia tay, chia ly, phai tàn, tan tác... Tuỳ trường hợp người ta dùng từ biến hoá hợp lý.khéo léo. Cũng như trên lá số tử vi có đến 60 dạng PHI LIÊM khác nhau. Quá nhiều chăng? Chưa nhiều đâu ạ. Phải nhân lên 14 chính vì mỗi chính tinh mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ. Đồng cung với PHÁ QUÂN là phá tan tành...Với THIÊN TƯỚNG là tình ta đã tàn phai...  Vì THIÊN TƯỚNG giao hội 60 cách PHI LIÊM chưa kể đến hung sát tinh, KỴ HÌNH tinh phối hợp. Có lúc phải đoán tình ta chẳng tàn phai.


Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Cung Tật Ách.


Cung Tật Ách là nơi báo cho biết những tai ách và bệnh tật và còn thêm một chức năng là thay mặt ai đó đi báo tin, hoặc ai đó đến báo những chuyện buồn, không vui đến với mình…  Do cung này có 1 ngôi sao rất đặc biệt, gọi là THIÊN SỨ, một sứ giả bất đắc dĩ, thường báo tin không vui. THIÊN SỨ không phải là thiên thần.

Cung Tật Ách luôn luôn tam hợp với Điền, Huynh xung chiếu với Phụ Mẫu. Đó là những đối tượng, những cung này thực tế cũng là cái ách buộc ta phải mang. Nhà cửa cũng là một vấn nạn, vì nhà cửa cần phải có, cần phải riêng tư... Không thể để cho cha mẹ, anh em đói nghèo, trong khi mình chưa đầy đủ. Lại cũng không thể để cho nhà đất ông bà cha mẹ phá tán bởi tay các anh chị em. Vì đó còn là kỷ niệm của nhiều người, và còn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến nhà đất.

Những việc làm xấu xa, những tai hoạ giáng xuống anh chị em cũng chẳng khác gì giáng xuống đầu ta.

Ách cung còn gián tiếp gây áp lực lên 2 cung Nhị hợp và Lục hội. Hai cung này lại là những cường cung quan trọng, có khi, đó chính là cung Mệnh, Thân.
Ách cung càng quan trọng hơn đối với những người Mệnh tại Tý Ngọ Mão Dậu. Vì Mệnh Ách lục hội, nhị hợp với nhau. Khi bệnh tật, tai ách thường chạy đôn chạy đáo, chạy ra cả nước ngoài chữa bệnh là thế.  Bị cái Ách tham nhũng, tham ô còn chạy ghê gớm nữa. Chiến binh thua trận càng chạy nhanh mau, còn bịa đặt quân đich quá mạnh. Khi đến nơi an toàn rồi lại nói dóc. Vì cung Tật Ách nhị hợp, lục hội với Thiên Di cung.

Tật Ách là cung mà ta không vay nhưng có khi lại phải trả, là cung ta không muốn nhưng lại có. Vì sinh ra đời ai cũng có cung Ách, đa phần chết vì bệnh tật, tai nạn. Nếu tự sát chăng nữa cũng là cái ách nạn.
Ách cung còn là nơi ghi nhận những NGHIỆP đến từ cung Mệnh. Mệnh là NGHIỆP thì Ách cung chính là cái ách phải đeo vào.
Ví dụ dễ hiểu.
Mệnh có TỬ VI, Ách cung có THIÊN ĐỒNG.
Mệnh có LIÊM TRINH, Ách có THIÊN CƠ.
Mệnh có PHÁ QUÂN Ách có THIÊN LƯƠNG.
Mệnh có CỰ MÔN. Ách có PHÁ QUÂN.
...
Ví dụ hơi cụ thể.
Mệnh CỰ MÔN là ngôi sao ưa phản đối, bất đồng,,, Ách của CỰ là dễ bị bắt. Có hay là không, việc bất đồng, phản đối mà bị bắt. Trong gia đình quyền lực bị hạn chế. Không bắt, không ép buộc được tất đành phải bỏ.
Thậm chí, có người bị bỏ rơi từ khi mới chào đời.
“Con ai đem bỏ chùa này.
Nam mô A Di Đà Phật,
Không phải con thầy, thầy cũng ráng nuôi”...

CỰ MÔN xấu bị xa cách ngay từ đầu, ngay từ khi chưa biết vay mượn nợ trần ai. Còn nếu CỰ MÔN chơi bài vay mượn không trả, bị bắt ra toà nhiều rồi, càng nhiều hơn khó biết được là người thân xa lánh, không gắn bó, mặc kệ nó.

Còn nếu CỰ MÔN phản bội lại đát nước,,, Chuyện bị bắt là chuyện thường tình.

Có CỰ MÔN buồn tình, cự với đời không nổi,  tìm cái giây oan nghiệt quấn vào cổ. Mà cột vào cổ hay quấn vào cổ là sao PHÁ QUÂN. Thậm chí bị kẻ ác dùng thủ đoạn này để giết. Những chuyện như thế, thường tình trên báo chí...

Chỉ có trường hợp CỰ MÔN xấu, Ách cung PHÁ QUÂN cũng xấu mới đưa đến những thảm cảnh như vừa kể. Ngày nào mà chẳng có các vụ bị bắt và khởi tố. Bị bắt là PHÁ QUÂN, khởi tố là CỰ MÔN. Vậy, Ách có CỰ MÔN hồi hộp cũng không kém.  Chuyện bị bỏ, bị xa cách, ly dị, khởi tố...  là chuyện hằng ngày, đâu đâu cũng có, loại vô danh tiểu tốt không ai đưa lên báo chí làm chi.

CỰ MÔN tốt, cuộc đời gần gũi với người. Vô tình cũng đeo 1 cái ách cố gắng gắn bó với người. Để gắn bó với người cũng là PHÁ QUÂN. Biết đâu sự gắn bó đó mua khổ không ít. Đau thương có khi cũng đươc gọi là thú đau thương.

Trên chỉ là ví dụ trường hợp sao CỰ MÔN xấu. Ách cung cũng xấu.

Cũng không thể bỏ qua trường hợp 2 sao XƯƠNG KHÚC hội họp, đồng cung tại Ách cung. Hai sao này tại Mệnh hoặc cường cung là tốt. Nhưng tại Tật Ách là từ xấu đến cực xấu. Lại càng khó tránh khỏi, khi tại đó hay tam hợp, xung chiếu có ngôi sao THẤT SÁT. Sao có chuyện lạ lùng vậy. Vì muốn bắt, muốn giết, muốn giam... bao giờ cũng có sứ giả đọc bản án. Tờ giấy đó cũng là văn chương nhưng văn chương... buồn. Lại có trường hợp bác sĩ làm sứ giả. Tuyên bố; bệnh này trong y văn đến đây là hết chữa...
Lại ví dụ làm sáng tỏ thêm.  Đám tang, tôn giáo nào cũng có âm nhạc. Thậm chí có cả ca khúc nhạc chiêu hồn tử sĩ. Ngôi sao VĂN KHÚC biến thành nghệ thuật thảm.

Bởi thế có câu: “Quế Sứ Hoa Thương tối hiềm giao hội, mạc phùng Sát diệu đa khổ tai ương”.  Tức là cách THƯƠNG SỨ XƯƠNG KHÚC THẤT SÁT giao hội với nhau nhưng muốn đọc thấy cách này. Lại đọc từ cung Phụ Mấu, Huynh Đệ. Vì chính các cung này xót thương nhiều nhất.

Ách cung cũng lại là cung lạm dụng thời cơ khi sức ta đã suy yếu, đại hạn đáo cung này sớm nhất là 52 tuổi và muộn màn nhất là 76 tuổi. Vậy khách của THIÊN SỨ thuộc dạng người cao tuổi. Dạng này nghe bài Cát Bụi nhiều nhất. Văn Khúc Cát Bụi không thể thiếu trong đội kèn tây đám ma.

Tật Ách là cung không phải đem lại niềm vui, rất cá biệt đến đó được an toàn. Tật Ách cung là cái cung duy nhất cần triệt bỏ nó đi. Lại có cả triệt rồi nhưng triệt không được. Vì có tới tam Không lận.
Tiểu hạn hay đại hạn đến cung Tật Ách hay tam hợp thấy cung này, thường gặp chuyện phiền toái do THIÊN SỨ  (kẻ báo tin, có khi chính ta là báo tin) gây ra. Nếu ta biết tin một người thân quen qua đời  chẳng lẽ không báo tin.

Bài viết đến đây là hết. Nhưng đó là đoạn mở đầu cung Tật Ách thôi ạ.
Người viết chỉ biết thế, chứ chẳng phải thần thánh đâu nhé. Đừng hỏi giải trừ, giải hạn, trấn yểm, bùa chú, cúng bái... mà làm gì. Nếu làm được là ông Ba Xạo.
Có người thọ đến cả 120 tuổi. Được hỏi, trả lời; “Tui sống giản dị lắm, chẳng giận hờn làm phiền ai bao giờ...”.  Chưa hề nghe nói phép thuật, phép mầu, thần dược, biệt dược... nào thọ cả. Nếu có, bên Tàu Tần Thuỷ Hoàng vẫn còn. Không có, Hitler, Tần Thuỷ Hoàng... tái sinh lại mấy hồi.

Hãy tin, tái sinh là chuyện có thật. Mắt mũi tuy không giống nhưng tính cách thì giống.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Chính tinh và bàng tinh...


Chính tinh và bàng tinh sao nào quan trọng hơn ai.

Cái dễ hiểu lầm, đa phần người ta thường hiểu chính tính giá trị hơn bàng tinh. Vì nó được gọi là chính tinh và được trang trọng viết lên trên. Tất cả các sao không phải là chính tinh được TỬ VI ỨNG DỤNG gọi chung là bàng tinh. Một số sách còn xếp trung tinh, tiểu tinh. Vô tình việc làm này vô cùng tai hại.

Cần biết chính tinh là cái nghiệp. Nói đến cái nghiệp lại mang máng, mơ hồ...
“Đã mang lấy nghiệp vào thân.
Thôi đừng trách lẫn trời gần trời xa”,,, Kiều của Nguyễn Du.
Hoặc nghiệp cầm ca, nghiệp binh đao.... Rồi lại có sinh nghề tử nghiệp, nghiệp chướng, oan nghiệp, tội ngiệp... Và không ít người hiểu rằng; nghiệp là xấu. Nghiệp cũng gần giống như nghề mà thôi. Tại cái nghiệp như thế, nên ưa làm nghề như vậy. Nghề, từ Hán gọi là nghệ.  Nghề nghiệp là từ ghép Việt Hán. như nông nghiệp, công nghiệp, doanh nghiệp, văn nghiệp, võ nghiệp.......

Đã nói nghiệp tất có nghiệp tốt, nghiệp duyên và nghiệp xấu. Thành có và bại có, vinh có nhục có.... Có người làm nên sự nghiệp phi thường, có người ra đời được nghiệp duyên cha truyền con nối... Có kẻ ra đời đã là tội nghiệp, thân thể khiếm khuyết, bệnh tật...Phần nhiều là sự nghiệp tầm thường, . Lại có một số người gây ra ác nghiệp, nghiệp chướng.

14 chính tinh thật sự là 14 cái nghiệp. Cụ thể, Tử Vi là nghiệp gánh vác. Có người gánh vác sơn hà, họ được quyền nói như thế... Xuống thấp nhất là
“Con cò lặn lội bờ sông.
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”,,,
Đã thế, chồng không thương, đập cho 1 trận. Vì sao? Tại sao? Không mua rượu về, tao uống. Như thế là nghiệp gánh vác nặng nhọc lại có thêm kiếp nạn ức hiếp mới ra nông nổi này.

Dưới đáy thấp nhất của nghiệp gánh vác vô số bi hài... Bất tài cũng gánh, bị ép buộc phải gánh, tranh giành nhau gánh, gánh tai gánh hoạ,... Nửa chừng đứt gánh, có khi còn kéo theo đứt luôn cuộc đời...

Để làm sáng tỏ vấn đề. Ta có ví dụ nghiệp của CỰ MÔN. Nghiệp của sao này là phản đối. Nếu TỬ VI thiên về hành động, CỰ MÔN thiên về nói giọng điệu phản đối. Vì giọng điệu phê phán là của cụ THIÊN PHỦ. Giọng điệu tình cảm là của chàng THIÊN TƯỚNG... Từ 1 giọng điệu tuỳ thuộc vào các sao quanh đó, có nhiều luận điệu khác nhau.
Nghiệp của CỰ MÔN là phản đối cái đã. Phản đối bằng lời không được dùng tay chân. Phối hợp nhịp nhàng dùng miệng cắn. Các võ sĩ thứ thiệt còn cắn huống gì võ sĩ dỏm. Đỉnh cao chói loà là dùng binh chinh phạt. Nếu phản đối không được thì sao? Quay lưng lại bỏ đi chuyển qua phản bội, chống lại.

Nếu có phản đối thành công ắt có bất thành, cấm phản đối... Nhưng không thể cấm phản bội. Ta lại có những con người chung thân bất mãn, bất đồng.
CỰ MÔN trong tài sản là cái cổng. Nếu như có những cái cổng Ngọ Môn, khải hoàn môn lại có những cái cổng xập xệ, hoặc có cũng bằng không,  thậm chí không có cổng.

Thế là bạn đã có khái niệm chính tinh là cái nghiệp.
Và chúng ta thường được học rằng; Một mệnh đề đầy đủ gồm chủ từ, động từ và túc từ. Ta có các câu như sau:
Tên Tử Vi A đứng ra gánh vác thành công.
Tên Tử Vi B đứng ra gánh vác thất bại thê thảm.
Theo bạn cái gì quan trọng? Động từ quan trọng hay túc từ quan trọng?
Nếu bạn hỏi cô LIÊM TRINH ấy tốt hay là xấu?
Câu trả lời nhận được; một tốt hai là xấu. Và chắc chắn rằng; tốt hay xấu không phải là chủ từ, cũng không phải là động từ.

Đến đây có lẽ các bạn sáng tỏ vấn đề. Chính tinh là động từ, bàng tinh chỉ là túc từ mà thôi. Nhưng nó đánh giá thành bại của chính tinh. Không những thế chính tinh và bàng tinh còn gây xung đột đột với nhau.

Tên CỰ MÔN nói phản đối, tên HOÁ KỴ nói đừng...
Ai ngon hơn ai?
Tên PHÁ QUÂN nói phá bỏ, tên LỘC TỒN cứ tồn tại. Y như trên bảo dưới không nghe. Vậy ai quan trọng hơn ai.

Đây là vấn đề vô cùng giản dị với 1 số người, nhưng lại khó khăn, mắc phải sai lầm với 1 số người.. Quá trình hướng dẫn học Tử Vi, phát hiện ra điều này. Lại còn bảo bàng tinh chỉ là hoa lá tô điểm cho vui mà thôi.
Này bạn, hay tô điểm bộ quân phục với quân hàm cấp tướng, rồi tà tà đi dạo phố. Nếu có ai đó thắc mắc cố gắng giải thích nhé. Lúc ây mới thấy danh từ tướng không quan trọng bằng tính từ thực, giả.
Tướng cũng có nhiều loại, loại thực tài do công trạng mang lại, loại bất tài do mua chuộc mang lại. Cái gì cũng có nhiều loại.
Cấp tướng bên Tàu có thể mua được.
Số phận thì không thể mua được.



Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Tốt Hay Xấu.


Khi đánh giá 1 lá số Tử Vi, không thể không nói đến 2 từ tốt hay xấu.
Tốt cũng có cấp độ. Tốt, rất tốt, quá tốt.
Xấu cũng có xấu, rất xấu, quá xấu.
Giữa tốt và xấu là lá số trung bình, bình thường. Vậy chúng ta có 7 thang độ đánh giá lá số. Mọi việc có vẻ tưởng chừng như rất dễ. Cũng như nhà cửa đánh giá 4 cấp. Khách sạn đánh giá 5 cấp. Nếu không được xếp vào khách sạn. Ta xếp nó vào nhà nghỉ hoặc phòng trọ.

Nếu làm các công việc liên quan đến đánh giá, lượng giá, định giá... có thể hiểu lầm rằng;  đánh giá lá số Tử Vi không có gì khó khăn cả. Đa phần chúng ta đều nghĩ vậy. Sự thật thì sao?
Tốt nhất ta thử trắc nghiệm như sau.

Làm vua, làm tổng thống nhưng làm vua bị giết sạch cả nhà. Làm tổng thống bị giết khi còn trẻ... Theo bạn như thế tốt hay là xấu.
Tất nhiên, luôn luôn có nhiều ý kiến khác nhau. Chỉ có độc tài mới có chuyện lạ kỳ cho rằng 100% là tốt hay xấu. Vì có những người ưa thích “thà 1 phút huy hoàng rồi chợt tối”...  Sự đời luôn luôn có những người ưa tranh, ưa giành, ưa đoạt, ưa cướp miễn sao có tí danh vọng là hài lòng, hậu quả, hệ quả không cần biết. Ngắn ngủi cũng được, dài lâu không cần thiết. Chính những từ này có sẵn trên Tử Vi, người học Tử Vi không lạ gì.
Như thế là tốt hay là xấu.

Địa vị vua, tổng thống, tể tướng, thủ tướng là địa vị cực tốt trong xã hội. Không thể nói là không tốt. Có chăng, người chiếm được địa vị ấy, làm không tốt công việc mà thôi. Đoạt được địa ví ấy trong trường hợp nào? Đó là điều quan trọng.
Cho dù bị kẻ thù, kẻ khùng điên giết đi chăng nữa. Số phận ngắn ngủi như thế, tính cách người ta tốt, việc làm người ta tốt. Chết, nhiều người thương tiếc, chứ không phải thương hại.. Như thế là vẫn tốt. Còn hơn thọ lâu dài, chẳng làm nên tích sự gì cả. Đó là chưa nói làm những việc ác, thất nhân tâm. Chức vụ càng cao bao nhiêu, tội ác càng lớn bấy nhiêu.

Một người đạt được địa vị cao quý nhất, được mọi người ngưỡng mộ. Nhưng trước đó ở tù 3,4 mươi năm. Tốt hay là xấu. Nghe địa vị cao quý thì thích, cho là tốt nhưng nghe tù tội lê thê lại lắc đầu không chịu. Quan trọng là bị tù vì lý do gì?

Một người rất ư là giàu nhưng không lập gia đình. Như thế là tốt hay xấu? Nhiều người nghe giàu là thích rồi, nhưng có cái đuôi không lập gia  đình, không con cái... đâm ra ái ngại. Như thế là tốt hay là xấu. Khi đánh giá đòi hỏi đánh giá chung. Nếu đánh giá riêng về mặt tài sản, tiền bạc là tốt.

Một người rất ư là tài giỏi, danh vọng, lại giàu có...  nhưng nằm bẹp 1 chỗ, kẻ hầu người hạ. Như thế tốt hay là xấu. Nghe danh vọng, tài giỏi rất ham nhưng sống dở chết dở lại sợ.

Ta lại có thêm ví dụ. Chỉ giàu 1 khúc thôi.
Trước giàu sau nghèo. Trước giàu sau tù. Trước giàu sau phá sản buồn tình tự sát...
Trước nghèo sau giàu.
Nếu trắc nghiệm, chắc chắn thường chọn câu sau. Nhưng nếu thòng thêm cái đuôi. “Nhưng 5,6 chục trở lên cơ. Vì vãn tuế tất thành”. Thế là buồn ơi! Chào mi.

Nhiều người quan tâm tới giàu, quan niệm giàu là tốt. Vâng,  sang giàu là ước mơ của nhiều người. Nói đến giàu, tức là có của riêng tư, tư hữu...tức là tư bản. Thế nhưng, có người nói tư bản là bóc lột... Chúa còn doạ. Người giàu lên thiên đường khó như là lạc đà chui qua lỗ kim. Thương quá, Bill Gate ơi!  Thế đấy, có người cho giàu là không tốt. Bạn ưa tranh luận tìm người nói mà tranh luận. Người viết chỉ ghi nhận những ý kiến.  Quan niệm của người viết,  tốt là người  tính cách tốt. Vì, dự phòng rủi ro người đó giàu thì oan cho họ, hoặc họ thụ hưởng di sản cha ông để lại.

Giàu cũng có nhiều đường lắm lối. Mỗi người lại tìm cho mình 1 lối đi. Từ làm ăn chân chính, làm việc thành công... Cho đến, lừa đảo, ăn trộm, ăn cắp, buôn lậu, buôn người, buôn gian bán lận gì gì cũng được giàu là tốt. Tuỳ quan niệm của mỗi người.

Khi ta nói, anh có phước, có người gân cổ cãi. Tui có phước gì đâu, chưa chết đói là may.
Không bệnh tật tai ách trong người. Không bị đói nghèo, cái ăn, cái mặc hành hạ. Như thế là phước rồi nhưng đòi hỏi phải giàu cơ. Để có nhà to cửa lớn, kẻ hầu người hạ... Như thế mới có phước.  Có phước mới gọi là tốt. Nhưng người đang nằm trên giường bệnh... triền miên. Cho rằng,  sức khoẻ quý hơn vàng. Với họ sức khoẻ là tốt.

Bạn tôi cho tôi 16 chữ vàng. Anh nói bạn tôi không tốt ư? Chỉ có vua cho kim sách, phong thưởng những mỹ từ ca ngợi còn bị chê là phong kiến. Phong kiến phong thưởng thì quý gì. Vàng thật thua vàng ảo.

Không thể không kể đến thọ. Rất thọ, thọ đến nổi không nhớ,  khi ra đời là vua Đồng Khánh hay Khải Định. Có gia đình xum xuê nhưng chưa hề ăn miếng ngon, mặc đồ đẹp. Vô sản chính chuyên. Người này tốt hay là xấu? Chẳng lẽ họ thọ mà xấu ư? Họ có gia đình xum xuê hoa lá như thế mà xấu ư? Họ trung thành với vô sản mà xấu ư?

Có vô số người ao ước được thọ. Thậm chí bày tỏ ước mơ thọ 120 tuổi. Có nghĩa là qua hết 12 đại hạn trên lá số.
Có nhiều người chỉ mong có mái ấm gia đình. Có chồng hờ hững cũng bằng không, cũng được. Miễn sao có con cái, đầy đủ nếp tẻ. Nhưng điều kiện ắt có và đủ, éo le lại nghèo. Vậy theo bạn tốt hay là xấu đây.

Kể cho hết các trường hợp khó đánh giá tốt xấu nhiều vô số kể.
Đánh giá giàu nghèo, thọ yểu... tưởng chừng như dễ xem ra rất khó. Có người chết yểu lại có vẻ vang nhưng thọ thì chưa chắc.

Quá rỗi. Tìm nơi đi ăn, tìm bạn đi chơi... hài lòng với  sành điệu. Không lo nhà dột, cột xiêu... vì có bố mẹ lo rồi. Tiền bạc không cần kiếm, tự nhiên cha mẹ năn nỉ cho. Như thế, nói người ta xấu ai mà chịu. Ăn chơi ngủ nghỉ không vất vả gì cả. Như thế phải là tốt chứ.

Chưa nói đến đánh giá tài năng. Chết vì cười, uống rượu cũng cho là tài. Tán gái giỏi cũng cho là tài. Đâu biết mình bị gái tán. Cứ đến khu vui chơi quán nhậu, bia ôm, karaoke... ai tán ai? Ra đường chọc ghẹo con gái, họ đồng ý chẳng qua cũng là đồng loại với nhau mà thôi.

Sao tui có tài chẳng nổi tiếng. Có làm gì đó người ta mới biết mình có tài chứ. Anh không làm gì cả, chỉ nghe nói, ba hoa nơi miệng.

Trời chẳng cho ai đầy đủ cả. Được cái này mất cái kia. Nhận được cái này mất phần cái khác. Có cung Phúc, tất có cung Tật. Đó là điều rất rõ ràng trên lá số Tử Vi. Nếu như chế ngự được cung Tật Ách này, tất nhiên anh cũng phải trả giá.
Càng rõ ràng hơn. Nếu có sao Phúc là THIÊN ĐỒNG. Sao may mắn là THIÊN LƯƠNG... Nhất định có sao tai hoạ không ngờ là THIÊN KHÔNG. Sao kiếp nạn là ĐỊA KIẾP.  Sao tai ách là THIÊN HÌNH. Lại có cả giận hờn, thần kinh không ổn là HOẢ LINH. Có cả đố kỵ ghen ăn tức ở. Có sao vui ắt có sao buồn. Các sao đều có chức phận của nó, rất công bình. Các phúc thần được ca ngợi. Còn ác thần thì sao? Xin quý vị đừng quên tôi.

Lá số Tử Vi là lá số của mình. Cung này vui thì cung kia buồn. Khúc này hoan ca, đoạn khác bi ca.
Trời chẳng cho ai tất cả. Cho nên đòi hỏi mọi cái phải tốt là điều không thể có.


Chỉ tốt hay là xấu là đã thấy khó nói rồi. Chứ nói gì đến lừa đảo, tay sai, gian dối... Có mọc sừng trên đầu cũng chẳng dám nói.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Chữ THAM hãy thuộc nằm lòng

Tham tốt.
Tham bác, tham khảo... là tra cứu, 
Tham kiến,  tham tấu, tham nghị, tham luận, tham mưu, tham chiến, tham chính... tham vọng.  Đó là những từ đi với tham là hay. Giúp cho 1 số THAM LANG nổi danh, nổi tiếng.
Nhưng “có thật thế không” là câu hỏi luôn luôn đặt ra trong đầu người giải đoán Tử Vi.
Trở lại vấn đề tham bác, tham khảo... Tức là nghiên cứu học hỏi trong  sách vở rồi về sau tham gia, tham chính, như thế là tốt. “Nhưng có thật thế không ?”. Là câu hỏi chúng ta tự đặt ra.

Ví dụ chỉ là ví dụ mà thôi. THAM LANG sau khi nghiên cứu kỹ càng rồi. Thậm chí nhiều THAM LANG chưa học đã làm nghiên cứu sinh.  Nghĩ rằng; tham bác là tham lam cướp của bác làm của mình. Ta lại có các công trình nghiên cứu ăn cắp, ăn trộm, xào qua, xào lại... Trong văn hoá người ta gọi là đạo văn. Các luận án, tham luận copy, paste dâng hiến cho đời người thật trình độ ảo. Những bài viết sưu tầm không biết của ai, nói lên lòng dạ không trung thực.

THAM LANG xin  tham kiến thượng hoàng. THAM LANG xin tham tấu, tham nghị, tham mưu... sau khi được tham chính. Bẩm tâu thượng hoàng. Lênh Kế Hoạch là cháu của Lệnh Hồ Xung rất ư nguy hiểm... Nó vạch ra kế hoạch làm hại thượng hoàng.  Dạ em muốn ngồi chỗ của nó ạ.

Từ tham tấu, có thể đưa đến ích quốc lợi dân. Nhưng cũng có thể do lòng tham. Ta lại có tham tấu là ton hót, nịnh bợ... làm hại những con người tốt, người tài. Lệnh Kế Hoạch là con người có tài, bằng chứng là y có chức vụ quan trọng, tất nhiên cả đống bằng khen....  Là con người tốt, hoài nghi ư? Thì thử hỏi đàn em, người thân, những người khen thưởng  y, xem họ đánh giá như thế nào. Đó là lý do cung Mệnh đánh giá khác,  các cung còn lại, Huynh Đệ, Nô Bộc... đánh giá khác

Từ tham nghị, ta lại có các nghị gật. Cứ gật hoài cũng kỳ. Các tham nghị phát biểu dữ dội với các đề tài vô thưởng vô phạt. Như, phụ nữ đẹp là phụ nữ biết trang điểm.
Mới đây thôi. Các nghị của Nhật, không tham luận băng ngôn ngữ, lại tham luận bằng tay chân. Một đề tài vô cùng bé xíu là tham chiến. Thế mới biết, làm nghị sĩ có MÃ KÌNH ĐÀ rất cần thiết. Hưởng câu văn võ song toàn. Nhưng hình như phe không chịu tham chiến lại động thủ, bạo lực, bạo động với người cùng chung chiến hào.

Nếu có tham tốt, có thật thế không phải suy nghĩ. Đáp số cũng nằm ngay tại đấy chứ không đâu xa.. Nguyên tắc nếu có tham tốt, tất có tham xấu. Dòng họ nào cũng có kẻ tốt người xấu. Dòng họ Tham cũng thế.

Tham xấu.
Tham lam, tham ăn, tham của, tham ô, tham nhũng, tham hặc...  tham tàn, tham dâm, tham quyền cố vị...
Nguyễn Du từng ca ngợi tham tiền như sau:
... “Mụ càng tô lục chuốt hồng
Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”...
Đầu tiên do tham lam mà ra,  Từ tham lam mới sinh ra tham ô nhưng không phải môi trường nào cũng có hoá vật, tài vật.. để phát sinh lòng tham. Có nơi, môi trường trong sạch quá, chẳng có gì để tham ô chuyển qua tham nhũng. Muốn tham nhũng phải dùng đến tham hặc. Tức là đàn hặc, đáng tiếc là không phải cây đàn hạc, là sách nhiễu, kiếm chuyện. Với những câu nói vu vơ THIÊN LƯƠNG là gì? VŨ KHÚC là cái chi? Chưa khó hiểu bằng “đâu tiên” là gì? Chúng ta dễ hiểu lầm là sao CỰ MÔN, bước khởi đầu. Cho hay biển học mênh mông học hoài không hết.

Chưa đáng sợ bằng tham tàn sẵn sàng tham gia với Sát Phá để tàn sát, đánh đập để chứng tỏ không thua kém chi ai. Đất dụng võ là làm tay sai cho quân IS nhưng xa xôi quá. Thôi thì tham gia với kẻ ác thiếu gì trong xã hội. Cho nên có những vụ ẩu đả, các băng nhóm nhiều hằng chục tên. Khiến các vệ binh quốc gia, lo bảo vệ mình là chính, bảo vệ người tam thời quên đi. Đông quá biết làm sao bây giờ, thông cảm chứ....

Không thể quên tham dâm. Cái tham này làm rạng ngời dòng họ Tham. Muốn thế phía nhị hợp THIÊN ĐỒNG có chịu thông dâm không chứ lỵ. Như vây là 2 kẻ có tội nhưng THIÊN ĐỒNG dễ được người ta thông cảm với nhiều lý do không thể kể hết. THAM LANG tất nhiên là có tội.
Nguyễn Du mô tả  như sau:
“Nào người phượng chạ loan chung.
Nào người tích lục tham hồng là ai”...
Ý là, đã có THANH LONG rồi, thấy HỒNG LOAN cũng ưa.

Khi tham xấu, nếu có quyền lực bao giờ cũng tham quyền cố vị... Vận dụng tốt ngôi sao PHÁ QUÂN tam hợp nắm giữ chắc địa vị. Thất Sát là được đừng để mất.

Không phải THAM LANG nào cũng tham. Sẵn sàng nói không với chữ tham. Chữ không này không phải sao THIÊN KHÔNG đâu ạ. Là sao TRIỆT KHÔNG, biết rồi nên trừ bỏ nó đi, không dùng đến. Ta có ví dụ như sau.

“Chẳng tham ruộng cả ao liền.
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ”.
Như thế cũng là tham nhưng không tham giàu, ham người có học. Như thế là tham đúng.

Khi tham đúng người ta không nói tham. Lại biến hoá thành ham. Như, ham học, ham làm. Còn gọi là hiếu học. Có người dị ứng với từ tham, ham, hám, háo...  chuyển qua các từ mong muốn, ước mong, ao ước, hy vọng... Thực chất vấn đề cũng từ tham, ham, momg muốn  mà ra. Nói lên sự biến hoá tài tình của cách dùng chữ sao cho phù hợp.

Ham muốn chỉ là 1 đặc điểm trong nhiều tính cách của THAM LANG. Nó biến hoá ly kỳ, người viết lược bỏ rất là nhiều. Người ta có quyền hy vọng, mơ ước, ao ước... càng cháy bỏng càng dễ thành công. Miễn sao điều ấy là tốt. Nếu nó tan tành thành mây khói đi chăng nữa chẳng qua là số phận. Đã là số phận khó mà sửa đổi.

Chữ tham để lại nhiều thành ngữ.
Tham danh trục lợi.
Đa phần ta gặp loại này nhiều nhất.
Tham đắc vô yếm.
Tham hoài không chán, lòng tham vô đáy.
Tham ngật lãn tố.
Siêng ăn nhác làm. Giỏi chơi thôi à, chơi hoài không chán.
Tham ô hủ hoá.
Ăn cắp của công hoá thành xấu xa.
Tham phu tuẫn tài.
Kẻ tham dễ chết vì tiền. Chết đủ thứ, đủ kiểu, đủ cách... Chết gục ngã trên đường đi tìm kiếm hư ảo, tìm đào, tìm kiếm công danh... Vì thế “Mệnh trung ngộ KIẾP THAM do như lãng lý hành thuyền”:. Bấp bênh như thuyền trên sóng.
Tham tài háo sắc.
Rất bình thường trong xã hội.
Tham tang uổng pháp.
Ham chiếm tang vật làm lệch pháp lý. Trên 1 tỉ trung ương duyệt, dưới 1 tỉ địa phương duyệt. Ngu chưa kìa, ta ghi 999 triệu là ta tự duyệt.
Tham thiên chi công.
Tham công của người mà trời giành cho người khác.
Tham tiểu thất đại.
Ta lại có thành ngữ thuần Việt.Tham 1 bát bỏ 1 mâm.
Tham thực cực thân.
Bệnh hoạn do ăn uống sinh ra rất nhiều. Đau đớn nhất là không tham ăn cũng chết. Dạ, ăn không được./ Phải ăn vào có sức để chữa bệnh chứ.
Tham quyền cố vị.
Có người mê man vì quyền lực nên phải gắng giữ. Chẳng ích chi cho đời. Căm thù thời gian, thời gian ơi! Xin dừng lại. Quá dễ, làm giấy khai sinh lại mấy hồi.
Tham sinh uý tử.
Ham sống sợ chết. Đa thọ đa nhục chứ được gì.

Ca nhạc mô tả chữ tham hay nhất, ta có:

Tôi không tham, không tham kho tàng vô tận.
Tôi không mê nét đẹp lộng lẫy giai nhân.
Tôi không mơ quyền quý  cung son vàng.
Bạo chúa hay ông hoàng quyền uy cao nhất thế gian.

Mô tả 1 chữ tham mà thôi, tránh lập lại người ta dùng từ mê, từ mơ. Đây là cách TRIỆT THAM. Do đâu người ta phân biệt là tham dâm, tham khảo, tham tấu.... cũng do các sao đứng quanh nó mà thôi. Tham ở Mệnh đã thấy mệt rồi.Tật Ách cung có Tham càng mệt hơn nữa. Các THAM LANG khi có vấn đề thường tự thán. Dạ em bị ép buộc tham gia. Làm cho việc giải đoán Tử Vi càng thêm khó lắm, mẹ ơi!. Anh là chí nguyện quân, tình nguyện quân? Dạ không, bị ép buộc phải tham gia IS, nếu không nó bóp cò. Nghe âm thanh lần cuối cùng buồn lắm.

Các THAM LANG thân mến. Ước chừng có 500 triệu người trên thế giới có ngôi sao này tại Mệnh. Mỗi người bày tỏ lòng ham muốn của mình khác nhau. Tốt có, xấu có. Thật có giả có. Đúng có, sai có. Tầm thường cũng có dĩ nhiên vĩ đại cũng có.  Thành có, tất con đường đi không đến cũng có.
Kề cận với THAM LANG là ngôi sao phản đối.CỰ MÔN, cũng liền kề với THAM LANG là ngôi sao THÁI ÂM âm thầm toan tính.  Cung Tật Ách của THAM LANG luôn luôn có bộ ÂM LƯƠNG hội họp.


Cuối cùng là không phải vô cớ người ta đặt tên nó là THAM LANG.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Anh Nằm Xuống.


Anh nằm xuống là mỹ từ để mô tả cái chết ngoài mặt trận. Theo số liệu thống kê. Từ xưa đến nay, số người chết trận không nhiều như chúng ta thường dễ hiểu lầm. Những người chết vì tai nạn, chết vì bệnh tật nhiều hơn thế gấp nhiều lần. Nơi chết nhiều nhất là... cái giường.

Để tránh nói về cái chết, người ta dùng  các từ “đi xa”, khuất núi”, “khuất bóng, về “miền vĩnh hằng”, khí thiêng đi đã “về trời”... “về suối vàng”, “âm dương cách biệt”, “an giấc ngàn thu”... Và các tình huống chết cũng ghê gớm. Nào là đâm chém chặt, phi tang xác chết bằng cách chôn, đốt, ném xuống sông hồ biển cả. Vô tình, những con sông hiền hoà trở thành nơi che giấu tội lỗi, tiếp tay vớí kẻ ác.  Người chết đã đành còn bị bị thêm nạn hoả thiêu, thuỷ tai, phân thây...
Thảm cảnh, lộ thượng mai thi, phơi thây đồng nội, hoặc nơi rừng vắng diễn ra hằng ngày khắp mọi nơi. Đó là thảm cảnh có thật diễn ra hằng ngày.

Ngày xưa,  còn có cảnh phơi xác trên mũi giáo, bêu đầu trước cổng thành, hoặc chợ búa để răn đe kẻ khác. Ngày nay quân IS hiện đại hơn tung lên mạng răn đe cả thế giới. Thế mới biết xưa và nay không khác nhau là mấy. Cái ác vẫn ngự trị khắp nơi, nhiều ít khác nhau.

Điều cũng đáng nói, chết do sai lầm trong chữa trị, sử dụng thuốc...  của ngành y chiếm tỉ lệ khá cao. Vô tình biến thầy thuốc thành sát thủ hợp pháp. Kẻ bị giết không ngờ rằng mình bị giết. Nếu hoài nghi tạm thời đọc đây.


Đã là sinh vật có lúc phải biến thành tử vật. Không ai tránh khỏi cái chết. Quy luật sinh lão bệnh tử không thể thay đổi. Có chăng là danh tiếng, tai tiếng không chết mà thôi.
Đa phần là ham sống sợ chết. Nói đến từ chết người ta kỵ, tức là sợ. Nếu có người sợ tất nhiên có người không sợ. Bao giờ cũng thế luôn luôn có 2 thái cực, kẻ ở bên này người ở bên kia. Sống tủi nhục thà chết còn hơn. Từ đó, có câu,  chết vinh hơn sống nhục. Cuộc sông kéo dài đau khổ người ta tự tìm đến cái chết. Chết vì miệng lưỡi người đời. Chết vì ăn uống ngộ độc, sinh bệnh mà ra là cái chết nhiều nhất...

Có 1 điều người ta không ai biết. Đằng sau hạn chết lại là hạn dễ chịu hơn. Vì nguyên tắc tập trung cái xấu tai đây. Dĩ nhiên nơi khác ít xấu. Cũng như xã hội nơi này xấu, xã hội nơi kia tốt hơn. Đó là sự thật không thể chối cãi. Không có lý do gì, khi thất vọng lại tự sát để đau buồn cho kẻ ở lại. Chưa nói đến cái mất đi biết đâu lại được, mất cái này được cái khác. Được mất không lường. Được gần gũi, phục vụ... cho kẻ xấu, kẻ ác tồi tệ hơn là “được” đánh mất. Kẻ gần gũi ta chưa hẵn là tốt. Kẻ bỏ ta đa phần là xấu. Vậy thì có gì đâu để tiếc với thương. Nhưng cuộc đời có cái lạ lùng không biết đâu tốt, đâu xấu. Không biết đâu đúng đâu sai...

So ra mọi cái chết, cái chết có ý nghĩa và đep là cái chết ngoài mặt trận trong lúc chiến đấu. Cứ cho là may mắn sống sót trở về. Biết đâu lại chịu cảnh cái chết tồi ở hậu phương. Nếu chết trên giường bệnh đã đành, miễn bàn. Biết đâu lại chết trong ngục tù tăm tối do tội lỗi của mình gây ra. Ta lại có cụm từ “kẻ ngã ngựa” nhưng không ngã ngựa ngoài chiến trường để rồi trở thành bại tướng hay tử tướng trong tay đối phương. Nhưng  lại ngã ngựa vào thời buổi bình yên trở thành bại tướng của những người cùng chung chiến hào.
Kẻ thua cuộc trong cuộc chiên, chưa chắc chịu thua cuộc trên cuộc đời.
Kẻ thắng cuộc trong cuộc chiến,  lại dễ bị thua cuộc trước cuộc đời. Vì biết bao cám dỗ, phức tạp vây bọc quanh cuộc đời.
Có những người càng sống lâu càng mang hoạ lớn. Tất nhiên cũng có những người càng sống lâu càng toả sáng.  Biết đâu “anh nằm xuống” tránh được tủi nhục về sau.

Ngoài từ nằm “xuống”. Còn có từ “lên”. Nếu từ nằm xuống, chết nghe có lý. Vì bệnh tật, tai nạn...  ngồi lên không nổi nằm luôn. Thậm chí có điềm báo “hạ thổ”, ưa lăn xuống đất chứ không chịu nằm giường. Khi chôn cất người ta thường “hạ” huyệt. Cú đi xuống cuối cùng. Vậy từ đi xuống, nằm xuông có lý. Từ lên nghe chừng như vô lý. Vì đứng lên, đi lên, vùng lên lại chết.

Ta thường nghe, lên thiên đàng, lên bàn thờ ngồi nhìn con gà khoả thân mà có ăn được đâu. Vì sao lên lại chết, vì lên, nhưng lên không nổi. Như, đứng lên, ngồi dậy nhưng gượng ngồi lên không nổi, không thể mở mắt ra. Vậy chữ “không” làm mất tác dụng của chữ lên. Vậy chữ “không” là chữ quái ác nhất. Từ đó, đưa đến cái chết lâm sàng  không hít vào, thở ra, tim không đập, không phản xạ đưa đến cái chết thật sự. Ta lại có cách tam Không.

Vậy là nằm “xuống” vĩnh viễn. Lên, lại đứng “lên” không nổi cũng chết... Ta lại có thêm từ “về” nhưng không phải về nhà chồng như vu quy, về miền đất hứa... Trái lại “:về” cõi vĩnh hằng, về với ông bà... Đến từ “đi”, ta lại có, đi vào cõi hư vô, đi không quay trở lại, đi có về không... Nếu lỡ, ra ngoài mang theo tí tài sản bị cướp giật, trở về bằng tay không, còn may mắn lắm.

Chúng ta đang nghe ca từ Hát Cho Người Nằm Xuống của Trịnh Công Sơn.
... Rồi nằm xuống không bạn bè, không có ai. Không có ai hằng ngày, không có ai đời đời  ru anh ngủ. Trong nghĩa trang này có loài chim thôi.


Tất cả cũng do chữ” không” mà ra.  Ta lại có, Thiên Không Không Vong, Tuần Trung Không Vong, Triệt Lộ Không Vong. Ngoài ra còn có từ  “chôn” là Tang Môn...  Các sao này hằng năm, hằng tháng, hằng ngày xoay quanh cuộc đời chúng ta. Nếu như không mất (tức là vong) cái này cũng dễ mất cái khác. Cho nên có người mất công danh, mất tình yêu...  mất tài sản. Vô số cái để mà mất. Không mất mạng, mất 1 phần thân thể là may lắm rồi.