Thứ Ba, 10 tháng 2, 2009

Chống Ai Theo Ai

CHỐNG và THEO.
 
Câu chuyện của 2 ngôi sao KÌNH DƯƠNG và ĐÀ LA.
KÌNH DƯƠNG nói: Vì thấy gai con mắt nên tao phải chống.
ĐÀ LA nói:             Vì muốn chống mầy nên tao phải theoai đó.
KÌNH DƯƠNG nói: Tại mầy theo ai đó nên tao phải chống.
ĐÀ LA nói:          Thuận thiên giả tồn. Nghịch thiên giả vong. Thuận trời thì còn, nghịch ý trời là mất.
KÌNH DƯƠNG nói: ĐÀ LA là thằng nhu nhược.
ĐÀ LA nói:        KÌNH DƯƠNG là kẻ ngang ngược cứng đầu, lội dòng nước ngược.
KÌNH DƯƠNG: Cái thằng ngọn cỏ gió đùa là mầy. Tao thà làm cây cao bóng cả, cây ngay không sợ chết đứng.
ĐÀ LA :            Quan trọng là mầy chống ai. Hỡi thằng kia?
KÌNH DƯƠNG: Tao chống cha tao.
ĐÀ LA:          Tưởng gì mầy chống cha mầy mà la to thế. Đồ bất hiếu, bất mục. Trời đánh mầy chết cho rồi. Cái thằng lội dòng nước ngược, đi xe ngược chiều, bạo thiên nghịch địa. Tao ĐÀ LA chiếu viết: Thuận thiên thừa vận, ĐÀ LA  viết bằng súng xử tội mầy đây.
KÌNH DƯƠNG: Khoan đã ĐÀ LA hồi nãy tao coi lộn lá số TỬ VI. Sao KÌNH DƯƠNG của tao nằm ở cung MỆNH gần cung PHỤ MẪU, nên theo tao nói lộn được quyền nói lại.
ĐÀ LA :            Tốt, nói sai được quyền nói lại. Mầy làm lớn khi nói lại, làm lại chết một mớ người.
KÌNH DƯƠNG: Vậy mầy theo ai hỡi ĐÀ LA!
ĐÀ LA            : Sao ĐÀ LA của tao nằm ở cung Tử Tức tức là theo con tao.
KÌNH DƯƠNG : Ối trời cao đất dày, ngó xuống mà xem. Mầy to đầu thế lại nghe theo đứa con nít. Xúi dại. Tưởng nghe tiếng vọng non sông, tiếng hờn sông núi, tiếng khóc dân lành đi theo tiếng gọi, té ra tận cùng nhu nhược như sên, như ốc, như giun như kiến. Cả gan dám bắn ngôi sao KÌNH DƯƠNG cột trụ chống trời, là cây súng giương lên, là ngòi bút dựng đứng đang viết. Tao dám quả quyết, mầy còn theo bạn, theo bè, theo gái… để “hồn lỡ sa vào trong mắt em” mà hồn non sông của mầy không có, tinh thần LINH TINH của mầy bé tí ti, mầy dám đắc ý trước ngôi sao KÌNH DƯƠNG đầy kiêu ngạo. Mầy hãy xem kìa MỆNH Nhất Linh với KÌNH DƯƠNG tại MỆNH năm Quý Mão hạn ngộ Lưu KÌNH DƯƠNG tự xử lấy mình, Hitler kìa Đại Hạn có KÌNH DƯƠNG ngộ KHÔNG KIẾP có nghĩa là không chống nổi cũng tự sát chứ không để người khác giết mình. Mầy đâu rồi thằng ĐÀ LA núp dưới bèo kia.
ĐÀ LA:          Tao tìm cái kính cận coi lại lá số TỬ VI, những gì mầy nói không dính dáng đến ngôi ĐÀ LA của tao hết. Ngôi ĐÀ LA của tao là dòng mực thắm trên trang giấy trắng tinh, là thuận theo lẽ phải, trên thuận với trời dưới thuận với người, kết thân với kẻ tốt, lấy đoàn kết làm vui, lấy chia rẻ làm thù, lấy ĐẠI HAO làm lời kêu gọi, lấy TẤU THƯ làm bày tỏ tâm tình, lấy LỰC SỸ làm ý chí….
KÌNH DƯƠNG: Tao cần biết ngôi sao ĐÀ LA mầy nằm ở đâu? Mầy đừng quảng cáo nữa.
ĐÀ LA :             Của tao tại Quan Lộc cung, đồng cung với thằng LỰC SỸ.
KÌNH DƯƠNG: Thôi đi, tao biết rồi, nghe mô tả là biết ngay là kẻ kéo xe, kẻ xe thồ, là dân tài xế… Vậy bày vẽ “dòng mực thắm trên trang giấy trắng tinh”
ĐÀ LA:           Còn bộ KÌNH LỰC của mầy y như, y hệt phu bốc vác, dân cửu vạn… gắng sức mà khiên vác cái gì đó đúng chưa, kẻ đứng đường, kẻ đứng đợi, kẻ lóng ngóng tin tức để ai kêu thì làm. Mầy không thấy 2 sao Văn Tinh của tao sao, một sao cũng đủ thay đổi cuộc đời, mắc chi phải kéo xe có chăng là kéo cây bút trên trang giấy trắng.
KÌNH DƯƠNG: Thôi được rồi, tao hỏi mầy. Mầy theo ai?
ĐÀ LA:                         Vậy mầy chống ai?
KÌNH DƯƠNG;  Tao chống đói nghèo, chống bệnh tật trong thân thể, chống thói hư tật xấu được không? Chống thiên tai dịch bệnh được không? Chống ngu dốt được không?
ĐÀ LA :          Tưởng gì vậy cũng la cho to, tao theo cái tốt. Theo bộ TUẾ HỔ PHÙ đồng cung với một trong 3 sao nầy tao tự hào tao theo cái tốt.
KÌNH DƯƠNG:  Tao chống cái xấu của TANG HƯ KHÁCH. Vậy thì tao với mầy giống nhau, vậy mầy và tao mắc chi chống nhau. Mầy theo cái tốt tức là vô tình mầy chống cái xấu, tao chống cái xấu cũng vô tình theo cái tốt. Nhiệm vụ của tao là chống, nhiệm vụ của mầy là xây.
ĐÀ LA:           Đúng rồi, như người ta nói “xây thành chống giặc”. Quan trọng là có xây, có chống, trong chống có xây. Nếu chỉ chống thôi là phá hoại. Nếu chỉ xây thôi là bảo thủ. Cũng như xây dựng cơ đồ, tao xây mầy dựng, xây dựng hạnh phúc gia đình, xây dựng lực lượng, xây dựng kế hoạch. Có cả xây và dựng mới hay, nếu chỉ có một thôi là kém hay. Như vậy MỆNH tại vị trí TẤU THƯ hay HỈ THẦN là có cả KÌNH ĐÀ mới hay.
KÌNH DƯƠNG  Mầy lại nói giọng điệu chống lại tao rồi. Tao chống là mầy phải phòng như phòng thủ, tao chống là mầy phải ngăn như ngăn cản đich, tao chống sao mầy gây cản trở đối phương. Tao tiên phong còn mầy là thằng hậu về. Tao phía trước còn mầy phía sau. Ăn cỗ tao đi trước, lội nước mi theo sau. Tao mặt tiền mầy lo mặt hậu. Như ngôi nhà tao là mặt tiền bao giờ cũng đẹp…
ĐÀ LA:              Mầy trước tao sau. Đúng vậy. Mầy trước, mầy chết trước. Tao sau thong thả chết sau. Cũng như lá số chiến binh tử trận THÂN có KÌNH DƯƠNG nên chết trước…
KÌNH DƯƠNG  Mầy giải thích sao trường hợp NHẤT LINH.
ĐÀ LA:          Ông ấy có Hung Sát tinh đâu mà chết trước, có chăng cầm cây bút viết trước tiên phong trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, phê phán hủ tục trói buộc người phụ nữ. Ông ấy viết sách trong khi còn rất trẻ. Mầy là cây bút nhưng mầy chống tao, tao không cho mầy chấm bình mực ĐÀ LA đâu. Lấy đâu mà viết.
KÌNH DƯƠNG: Nhưng mầy là bình mực nhưng tao không cho mầy mượn cây bút, thì bình mực của mầy vô tích sự, lâu ngày khô dần chết trong buồn bả, tao với mầy nương nhau mà sống. Tao hỏi mầy lần trước mầy theo ai, nhưng tao hỏi tiếp lần nầy mầy vì ai?
ĐÀ LA:          Vì thằng LỘC TỒN chứ vì ai, vì muốn hắn tồn tại. Mi quân tiên phong phía trước, tao quân hậu bị phía sau. Bảo vệ thằng LỘC TỒN, nếu may mắn mi chết trước, tao xung phong lên thế mi.
KÌNH DƯƠNG: Tao tin rắng, tao chết trước. Mi vội vàng bỏ chạy về sau nhận huy chương của kẻ đã chết. Trong Tình Yêu tao là kẻ đến trước, trong tình trường mầy là kẻ đến sau. Tao là cái đầu rồng, mầy là cái đuôi rồng.
ĐÀ LA:             Bố láo. Mầy trở lại cái giọng khêu khích, châm chọc tao. Tao chứng minh cho mọi người thấy mầy là thằng văn sĩ nghèo, kẻ hàn nho không có tiền mua mực. Tao đậy nắp bình mực đem đi.
KÌNH DƯƠNG: Hết mực rồi bạn ơi!.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét