ĐIỀM LÀNH.
Cuộc sống quanh ta đôi khi xẩy ra như điềm báo trước. Điềm tốt ta gọi điềm lành, điềm không tốt ta gọi điềm xấu. Từ những điềm ấy, ông bà chúng ta rút ra một mớ kinh nghiệm về điềm báo. Có cái giải thích bằng khoa học có cái thì không. Cũng có kẻ khôn ngoan lợi dụng để tuyên truyền thần thánh hóa một đối tượng nào đó, hoặc bôi đen một nhân vật nào đó. Ta gọi là thủ đoạn chính trị, thủ đoạn tuyên tryền.
Đoạn sau đây là Copy của Blogger VietNamstory.
Điềm trời cho thắng trận
Trước giờ tấn binh ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, Nguyễn Huệ cho thiết lập đàn tại núi Bân ở Kinh đô Phú Xuân làm lễ đăng quan và tế trời đất.
Đứng trước ba quân đội ngũ chỉnh tề, gươm đao sáng lóa, Nguyễn Huệ bước lên đất Nam Giao nói lớn:
- Hỡi ba quân tướng sĩ! Lần này ta đem quân ra Bắc Hà hỏi tội giặc Thanh đem lại yên vui cho trăm họ. Nếu điềm trời cho đại binh ta thắng trận, trời sẽ báo cho 200 đồng tiền này sấp cả. Nhược bằng tiền có đồng ngửa, ấy là nghiệp lớn của quân ta còn nhiều trắc trở. Vậy ba quân hãy cùng ta coi cho tường điềm thắng bại đó.
Nói rồi Nguyễn Huệ sửa lại lễ phục, bước xuống bãi cỏ rộng. Quân hộ vệ khiêng tới một hương án khói trầm nghi ngút và mâm tiền đồng nặng trĩu. Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái rồi bưng mâm tiền, cung kính dâng cao lên đầu, hất tung trên bãi cỏ xanh.
Tướng lĩnh, quân sĩ đứng ở hàng đầu chăm chú nhìn những đồng tiền lớn bằng miệng chén rơi tung tóe. Rồi họ cùng kinh ngạc reo lên:
- Sấp! Sấp! Sấp cả! Đại thắng rồi...Đại thắng...
- Quang Trung vạn tuế!...
Nhiều người muốn tới gần, lật hẳn lên coi cho tường tận, nhưng e phạm vào quân lệnh bất nghiêm, nên đành đứng im.
Nguyễn Huệ tươi cười, hướng xuống quân sĩ nói lớn:
- Hỡi ba quân! Các người: 200 đồng tiền đều sấp. Thế là trời đã phù hộ, báo điềm thắng trận cho ta. Vậy quân sĩ hãy nức lòng cùng ta đánh giặc. Chắc chắn giặc Thanh sẽ bị quét sạch trong nay mai. Hãy nổi trống, truyền lệnh xuất quân...
Quân sĩ reo hò dậy đất, cơ nào đội ấy, rùng rùng tiến binh. Ai cũng vững một niền tin chiến thắng.
"Điềm trời" ấy, thực ra chỉ là một mẹo nhỏ của Quang Trung Nguyễn Huệ. Thuở ấy mọi người còn nặng tin ở trời, phật, thần thánh... Người Huệ dựa vào đó bí mật cho đúc 200 đồng tiền một mặt (toàn mặt sấp) xin âm dương trong buổi lễ đăng quang nhằm cỗ vũ ba quân xong lên giết giặc
Qua bài viết ta thấy Vua Quang Trung khá thông minh, tạo ra một “điềm xui” mà không biết. Không ai thích sấp cả, ai cũng thích ngửa, dù có ngửa mặt lên trời mà chịu chết. ai cũng thích ngẩng cao đầu. Nếu Vua Quang Trung thông minh hơn thì nên làm 100 đồng tiền sấp và 100 đồng tiền ngửa. Vì khi cầu xin điều gì đó người ta thường xin “âm dương” có sấp, có ngửa. Cụ thể mẹ tôi, mỗi lần muốn cầu xin điều gì, bà thường lấy 2 đồng tiền cổ, bôi vôi một mặt để phân biệt sấp ngửa, bà bỏ trên cái dĩa, thắp hương khấn vái rất thành khẩn, với những suýt xoa, hít hà sau đó tung 2 đồng tiền lên mặt dĩa. Nếu toàn sấp, bà giải thích ba con giận đấy. Nếu toàn ngữa là ba con cười đấy, có thế mà cũng xin. Nếu âm dương một sấp, một ngửa bà cho là đồng ý, cẩn thận bà xin thêm một quẻ nữa, cũng âm dương bà không ngớt lời cám ơn. Bà không dám xin tiếp lỡ chọc giận ông thì sao.
Vua Quang Trung vô tình tạo ra một điềm rất xấu. Xấp là nằm xấp xuống để chịu trừng phạt, sấp có nghĩa là sai, là xấu hổ, là âm mưu, là đen tối. Xin âm đương là ta chọn một sấp, một ngửa để phân biệt cái sai, cái đúng. Thế nhưng Vua Quang Trung vô tình tạo ra điềm xấu cho cả gia tộc và triều đại của mình trên ngọn núi Bân có trời đất chứng giám.
Điềm trời cho sụp đổ.
Ngô Tổng Thống thích làm người quân tử có thể ông ấy biết TỬ VI hoặc thấy lá số TỬ VI của mình có ngôi PHÁ QUÂN, một ngôi sao quân tử. Theo Đào Duy Anh là người tài đức xuất chúng- người phẩm hạnh ngay thẳng- Người có nhân cách hoàn toàn theo Khổng Giáo. Tôi hơi thất vọng và bất mãn định nghĩa nầy thế là Thiên Chúa giáo, Phật giáo… không được phép làm người quân tử. Bỗng nhiên trong đầu nhớ đến Hồ Xuân Hương với bài thơ vịnh “trái mit”.
…Quân tử có thương thì gắn bó
Xin đừng rờ mó mủ dính tay.
Xem ra bà Hồ Xuân Hương hiểu rõ từ quân tử, thực chất người quân tử là kẻ gắn bó, giữ vẹn lời thề (xem bài ngôi sao tình yêu) không bỏ cuộc chơi, biết trọng tư cách. Có câu:
“Người quân tử đi qua vườn đào không sửa mũ, đi qua vườn dưa không sửa giày” vì sợ người ta nghi ngờ là ăn trộm. Người quân tử đến nhà không thấy chủ không dám vào nhà, xem ra Đào Duy Anh khó tính quá, phải tài đức xuất chúng có mấy ai. Trong khi Hồ Xuân Hương chỉ cần “quấn quit vân vê” bên cạnh là được, mãi mãi bên nhau là quân tử, để rồi gọi quân tử là lang quân, chàng ơi!
Ngô Tổng Thống là người quân tử trong tình yêu vì ông ta có yêu ai đó mà không thành. Thực chất cung Phu Thê có VŨ KHÚC là ngôi sao ngắn ngủi lấy đâu mà thành. Ngô Tổng Thống tự ví mình là người quân tử là hợp tư cách và số mệnh, đồng thời biểu tượng người quân tử là bụi trúc (tre) là lòng thẳng, bên trong không có gì, gắn bó với ai là vô tư, không vụ lợi. Là người xuất thân là nho giáo nên ông hiểu biểu tượng bụi trúc là quân tử (trái lại con chim sẻ là kẻ tiểu nhân) ông không ngại ngùng gì lấy biểu tượng ấy in lên đồng tiền kim loại. Thế là đồng tiền lẻ kim loại có mặt trước chân dung Ngô Tổng Thống mặt sau bụi trúc. Nhưng đáng nói là bụi trúc lộn đầu. Xin âm dương hoặc chơi chẵn lẻ, cứ nghe Diệm với trúc. Nghe hoài đến khi trúc thiệt.
Đoạn sau đây là Copy của Blogger VietNamstory.
Điềm trời cho thắng trận
Trước giờ tấn binh ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, Nguyễn Huệ cho thiết lập đàn tại núi Bân ở Kinh đô Phú Xuân làm lễ đăng quan và tế trời đất.
Đứng trước ba quân đội ngũ chỉnh tề, gươm đao sáng lóa, Nguyễn Huệ bước lên đất Nam Giao nói lớn:
- Hỡi ba quân tướng sĩ! Lần này ta đem quân ra Bắc Hà hỏi tội giặc Thanh đem lại yên vui cho trăm họ. Nếu điềm trời cho đại binh ta thắng trận, trời sẽ báo cho 200 đồng tiền này sấp cả. Nhược bằng tiền có đồng ngửa, ấy là nghiệp lớn của quân ta còn nhiều trắc trở. Vậy ba quân hãy cùng ta coi cho tường điềm thắng bại đó.
Nói rồi Nguyễn Huệ sửa lại lễ phục, bước xuống bãi cỏ rộng. Quân hộ vệ khiêng tới một hương án khói trầm nghi ngút và mâm tiền đồng nặng trĩu. Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái rồi bưng mâm tiền, cung kính dâng cao lên đầu, hất tung trên bãi cỏ xanh.
Tướng lĩnh, quân sĩ đứng ở hàng đầu chăm chú nhìn những đồng tiền lớn bằng miệng chén rơi tung tóe. Rồi họ cùng kinh ngạc reo lên:
- Sấp! Sấp! Sấp cả! Đại thắng rồi...Đại thắng...
- Quang Trung vạn tuế!...
Nhiều người muốn tới gần, lật hẳn lên coi cho tường tận, nhưng e phạm vào quân lệnh bất nghiêm, nên đành đứng im.
Nguyễn Huệ tươi cười, hướng xuống quân sĩ nói lớn:
- Hỡi ba quân! Các người: 200 đồng tiền đều sấp. Thế là trời đã phù hộ, báo điềm thắng trận cho ta. Vậy quân sĩ hãy nức lòng cùng ta đánh giặc. Chắc chắn giặc Thanh sẽ bị quét sạch trong nay mai. Hãy nổi trống, truyền lệnh xuất quân...
Quân sĩ reo hò dậy đất, cơ nào đội ấy, rùng rùng tiến binh. Ai cũng vững một niền tin chiến thắng.
"Điềm trời" ấy, thực ra chỉ là một mẹo nhỏ của Quang Trung Nguyễn Huệ. Thuở ấy mọi người còn nặng tin ở trời, phật, thần thánh... Người Huệ dựa vào đó bí mật cho đúc 200 đồng tiền một mặt (toàn mặt sấp) xin âm dương trong buổi lễ đăng quang nhằm cỗ vũ ba quân xong lên giết giặc
Qua bài viết ta thấy Vua Quang Trung khá thông minh, tạo ra một “điềm xui” mà không biết. Không ai thích sấp cả, ai cũng thích ngửa, dù có ngửa mặt lên trời mà chịu chết. ai cũng thích ngẩng cao đầu. Nếu Vua Quang Trung thông minh hơn thì nên làm 100 đồng tiền sấp và 100 đồng tiền ngửa. Vì khi cầu xin điều gì đó người ta thường xin “âm dương” có sấp, có ngửa. Cụ thể mẹ tôi, mỗi lần muốn cầu xin điều gì, bà thường lấy 2 đồng tiền cổ, bôi vôi một mặt để phân biệt sấp ngửa, bà bỏ trên cái dĩa, thắp hương khấn vái rất thành khẩn, với những suýt xoa, hít hà sau đó tung 2 đồng tiền lên mặt dĩa. Nếu toàn sấp, bà giải thích ba con giận đấy. Nếu toàn ngữa là ba con cười đấy, có thế mà cũng xin. Nếu âm dương một sấp, một ngửa bà cho là đồng ý, cẩn thận bà xin thêm một quẻ nữa, cũng âm dương bà không ngớt lời cám ơn. Bà không dám xin tiếp lỡ chọc giận ông thì sao.
Vua Quang Trung vô tình tạo ra một điềm rất xấu. Xấp là nằm xấp xuống để chịu trừng phạt, sấp có nghĩa là sai, là xấu hổ, là âm mưu, là đen tối. Xin âm đương là ta chọn một sấp, một ngửa để phân biệt cái sai, cái đúng. Thế nhưng Vua Quang Trung vô tình tạo ra điềm xấu cho cả gia tộc và triều đại của mình trên ngọn núi Bân có trời đất chứng giám.
Điềm trời cho sụp đổ.
Ngô Tổng Thống thích làm người quân tử có thể ông ấy biết TỬ VI hoặc thấy lá số TỬ VI của mình có ngôi PHÁ QUÂN, một ngôi sao quân tử. Theo Đào Duy Anh là người tài đức xuất chúng- người phẩm hạnh ngay thẳng- Người có nhân cách hoàn toàn theo Khổng Giáo. Tôi hơi thất vọng và bất mãn định nghĩa nầy thế là Thiên Chúa giáo, Phật giáo… không được phép làm người quân tử. Bỗng nhiên trong đầu nhớ đến Hồ Xuân Hương với bài thơ vịnh “trái mit”.
…Quân tử có thương thì gắn bó
Xin đừng rờ mó mủ dính tay.
Xem ra bà Hồ Xuân Hương hiểu rõ từ quân tử, thực chất người quân tử là kẻ gắn bó, giữ vẹn lời thề (xem bài ngôi sao tình yêu) không bỏ cuộc chơi, biết trọng tư cách. Có câu:
“Người quân tử đi qua vườn đào không sửa mũ, đi qua vườn dưa không sửa giày” vì sợ người ta nghi ngờ là ăn trộm. Người quân tử đến nhà không thấy chủ không dám vào nhà, xem ra Đào Duy Anh khó tính quá, phải tài đức xuất chúng có mấy ai. Trong khi Hồ Xuân Hương chỉ cần “quấn quit vân vê” bên cạnh là được, mãi mãi bên nhau là quân tử, để rồi gọi quân tử là lang quân, chàng ơi!
Ngô Tổng Thống là người quân tử trong tình yêu vì ông ta có yêu ai đó mà không thành. Thực chất cung Phu Thê có VŨ KHÚC là ngôi sao ngắn ngủi lấy đâu mà thành. Ngô Tổng Thống tự ví mình là người quân tử là hợp tư cách và số mệnh, đồng thời biểu tượng người quân tử là bụi trúc (tre) là lòng thẳng, bên trong không có gì, gắn bó với ai là vô tư, không vụ lợi. Là người xuất thân là nho giáo nên ông hiểu biểu tượng bụi trúc là quân tử (trái lại con chim sẻ là kẻ tiểu nhân) ông không ngại ngùng gì lấy biểu tượng ấy in lên đồng tiền kim loại. Thế là đồng tiền lẻ kim loại có mặt trước chân dung Ngô Tổng Thống mặt sau bụi trúc. Nhưng đáng nói là bụi trúc lộn đầu. Xin âm dương hoặc chơi chẵn lẻ, cứ nghe Diệm với trúc. Nghe hoài đến khi trúc thiệt.
Nói về điềm báo thì có rất nhiều bây phương Tây cũng tin như ta vậy, ngay như chiếc tàu ngầm nguyên tử Kurd của Nga chuyến đi cuối cùng, con chó linh vật của tàu chẳng thèm đưa tiển, các phi hành gia khoa học đầy mình còn mê tín hơn chúng ta, các nhà khoa học lúc khai hỏa chiếc phi thuyền con thoi, làm dấu thánh rối rít trong các đoạn thời sự, bay lên một đoạn mới vỡ òa mừng rỡ. Chúng ta những người học Khoa học chứ có phải Khoa học gia đâu, chuyện mê tín cũng không tránh khỏi. Khi có dấu hiệu điềm báo không lành chúng ta nên cảnh giác. Nhưng cũng không vì những điềm báo không lành lo toan thái quá. Những điềm báo “chim sa cá nhảy” thường xấu… những điềm báo hoa xinh, trái đẹp là điềm tốt lành, đem lại cảm giác an vui, dù mai đây thị trường có xuống giá cũng buồn nhưng tình cảm của người và cây không vì đó mà mất.
Điềm lành trên TỬ VI là ngôi sao LIÊM TRINH, nhị hợp luôn luôn có ngôi sao may mắn THIÊN LƯƠNG cho nên hạn đến ngôi sao điềm lành được ám trợ bởi ngôi sao may mắn, hoặc hạn đến ngôi sao may mắn tức cũng có điềm báo từ ngôi sao LIÊM TRINH. Khi cả 2 ngôi đều xấu phát sinh điềm xấu. THIÊN LƯƠNG là lương thực, là trái ngọt cây lành, là được mùa, là ấm no mà khi mất mùa, bần cùng sinh đạo tặc có chi đâu mà lạ.
Hôm nay nhìn dòng người xuôi ngược trên phố phường. Đầu đội mũ bảo hiểm đó là việc nên làm và không ít kẻ mang khẩu trang bịt miệng. Có bao giờ bạn thắc mắc tự hỏi điềm gì đây? Tại sao nước chúng ta lại có, các lân bang lại không? Bài viết hôm nay thật là giản dị.
dòng người xuôi ngược trên phố phường. Đầu đội mũ bảo hiểm đó là việc nên làm
và không ít kẻ mang khẩu trang bịt miệng. Có bao gi..
dòng người xuôi ngược trên phố phường. Đầu đội mũ bảo hiểm đó là việc nên làm
và không ít kẻ mang khẩu trang bịt miệng. Có bao giờ bạn thắc mắc tự hỏi điềm
gì đây? Tại sao nước chúng ta lại có, các lân bang lại không?" Cháu thích câu kết bài của bác. Bác không nói cháu thực cũng không để ý. Quả là bất thường thật...
Thưa Bác
Cháu là một người nam bộ chính gốc , thẳng tính và bộc trực là thường trực trong cháu. Cháu không ngại làm người khác mất lòng n..
Thưa Bác
Cháu là một người nam bộ chính gốc , thẳng tính và bộc trực là thường trực trong cháu. Cháu không ngại làm người khác mất lòng nếu điều cháu nói là đúng. Ba cháu từng dạy , làm người phải biết học hỏi cái hay người khác. Thấy người khác suy yếu thì giúp đỡ , nông cạn thì nâng đỡ lên , thấy cô thế thì phải bênh vực , thấy điều xấu phải lên tiếng. Làm người không được ỷ lại vào kiến thức , vào địa vị , vào tiền bạc mà chà đạp người khác như vậy là tiểu nhân và ích kỷ.
Có đôi lần cháu hỏi Bác mấy lần về các ngôi sao tử vi và cách cúng sao , Bác chỉ cho cháu rồi chỉ nói cháu hỏi sao buồn cười , cháu đọc sách chưa? Thú thật là cháu vẫn chưa đọc sách mà Bác chỉ cháu tìm. Cháu cho rằng người quân tử đơn giản là ngay thẳng , hay giúp đỡ người khác và sống có ích cho đời. Người quân tử không chà đạp người khác một cách vội vàng bằng lời miệt thị KHÔNG HIỂU GÌ VỀ KIẾN THỨC LỊCH SỬ VÀ XÃ HỘI , nói thế nghĩa là nói họ ngu dốt rồi.
Vợ cháu hỏi làm gì mà anh ngồi đọc và viết với Bác ấy nhiều thế , đâu thấy anh mất thời gian thế đâu. Cháu trả lời đơn giản , anh học Bác ấy nhiều điều hay. Về TT Ngô Đình Diệm , Ng Văn Thiệu cháu vẫn cứ cho rằng hai ông này chỉ biết thu vén cho bản thân và gia đình nên thất bại , đó cũng là điềm báo. Ba cháu là một người sống dài dưới thời hai ông đó và hiểu quá tận tường nên nói cho cháu nghe , cháu không tin Ba cháu thì tin ai đây. Lịch sử là được chép lại , chép lại do con người , con người luôn bị ý muốn chủ quan chi phối. Còn thực tế trãi nghiệm và chứng kiến luôn quý giá hơn sách sử , bởi vậy dân gian có câu " NGHE HAY THẤY?"
Cháu rất cảm ơn Bác về bài viết này , cháu luôn biết ơn những gì Bác chỉ bảo cho cháu. Cháu kính chúc Bác luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Cháu Hồng Phúc.
Cháu chào Bác!
Bác làm tấm hình đẹp quá , giống như có cây LV nghiêng bóng qua thật vậy. Cháu thích ghê.
Cháu cũng tin vào điềm lành và..
Cháu chào Bác!
Bác làm tấm hình đẹp quá , giống như có cây LV nghiêng bóng qua thật vậy. Cháu thích ghê.
Cháu cũng tin vào điềm lành và điềm xấu. Ví dụ như cháu ra khỏi nhà đi làm rất ít khi quay trở lại lấy đồ để quên. Hay là không cạo râu khi chưa xong việc gì đó, không đeo dây chuyền bằng bạc. Ngày xưa bơi xuồng cho Ba cháu đi chài cá , Ổng đại kỵ cho đàn bà quá giang qua sông , năn nỉ gãy lưỡi cũng không cho , còn nếu cho quá giang thì đi về luôn.
Quen biết với Bác là một điều may mắn và hạnh phúc cho cháu. Cháu học được nhiều , tư duy và suy nghĩ cũng tốt lên khi đọc các bài viết của Bác hay tâm sự cùng Bác mặc dù cháu chưa hiểu hết những lời Bác viết.
Cho phép cháu viết hơi dài. Nếu đầu Blog của Bác , Bác ghi là : TỰ HÀO MANG KIẾN THỨC TỬ VI ĐẾN CHO NGƯỜI VIỆT" thì cháu đã không vào và không làm quen với Bác. Qua trao đổi lâu nay với Bác cháu thấy rằng viết tử vi với Bác là một thú vui , hơn nữa Bác thật tâm muốn san sẻ kiến thức tử vi của mình với những người thật sự quan tâm và muốn học hỏi. Cháu cũng biết Bác không bao giờ chê cười ai KHÔNG HIỂU GÌ VỀ KIẾN THỨC LỊCH SỬ VÀ XÃ HỘI nếu người đó chưa hiểu hoặc hiểu chưa chính xác một vấn đề nào đó.