ANH BIẾT EM ĐI CHẲNG TRỞ VỀ.
Bài viết ngày 15 tháng 4.2009.
Bài nầy có hai phần: Phần 1 nói về cách Đi không trở lại, phần 2 trả lời câu hỏi.
Đến thăm trang của THẤT SÁT 84 gặp bài thơ nổi tiếng, nhất là 4 câu đầu của bài thơ nầy
Bài viết ngày 15 tháng 4.2009.
Bài nầy có hai phần: Phần 1 nói về cách Đi không trở lại, phần 2 trả lời câu hỏi.
Đến thăm trang của THẤT SÁT 84 gặp bài thơ nổi tiếng, nhất là 4 câu đầu của bài thơ nầy
Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm ngàn liễu khuất với sương che
Em đừng quay lại nhìn anh nữa
Anh biết em đi chẳng trở về…
Dặm ngàn liễu khuất với sương che
Em đừng quay lại nhìn anh nữa
Anh biết em đi chẳng trở về…
Là người nghiên cứu TỬ VI, bất cứ cái gì cũng suy luận ra TỬ VI. Cách “Đi chẳng trở về” là cách gì? Bạn có thể đến thăm trang trên để đọc nguyên bản (dị bản hay không thuộc về các nhà nghiên cứu văn học) Cảm hứng, ngẫu hứng với tác giả bài thơ đó, mượn ý câu thơ trên viết lại là:
Anh biết em đi chẳng trở về 1
Lời thề năm trước đã khắc ghi 2
Đá mòn nhưng dạ còn nhung nhớ. 10
Nét chữ chưa mờ sao bỏ đi.
Anh biết em đi chẳng trở về
Cuộc đời là những bước chân đi
Cuộc tình chấm hết bằng tan vỡ
Một tiếng thở dài chẳng còn chi.
Anh biết em đi chẳng trở về
Bụi hồng vẫy gọi dáng em đi 3
Cung đàn lỗi nhịp theo chân bước. 4
Một khúc hận tình giữ làm chi. 5
Anh biết em đi chẳng trở về. 6
Mai nầy anh bước với ai đây
Đường xa mỏi bước niềm thương tiếc
Lóng lánh mắt môi vẫn tràn đầy
Anh biết em đi chẳng trở về.
Sử tình ghi nhớ phút đam mê 7
Mai nầy anh chép là tình cuối 8
Giữ trọn trong anh một câu thề 9
o O o
Em biết ra đi chẳng trở về
Dấu lòng theo những bước lê thê
Tóc thề buông thả bay trong gió
Là để tim em đẹp câu thề
Và người viết mượn thơ thẩn, thẩn thờ để nghiên cứu TỬ VI. Sau đâu là cách:
1. Đi chẳng trở về, là đi không quay trở lại. Đó là cách BINH TƯỚNG KHÔNG KIẾP. Tức là từ vị trí PHỤC BINH thấy KHÔNG KIẾP tức thấy TƯỚNG QUÂN xung. Là cách BINH TƯỚNG KHÔNG KIẾP điển hình hạn Mậu Tuất của Hạng Võ. Không phải ai gặp cách nầy là không quay trở lại, thậm chí là cơ hội quay trở lại. Có bộ SÁT PHÁ tốt đẹp tại MỆNH là tới lui gì mà không được.
2. Lời thề là cách TỬ TƯỚNG. Với trường hợp TỬ TƯỚNG xung chiếu nhau, tức là cách TỬ PHÁ Sửu Mùi. Bên nầy TỬ VI định sao thì ngoài kia THIÊN TƯỚNG cũng tương đương như vậy, tức cũng định ước như vậy. Ai thề ông TỬ VI thề trước, THIÊN TƯỚNG thề theo. Cách nầy trong đời sống thường là bản hợp đồng lợi cho sự hợp tác làm ăn. Đừng gà mờ TỬ VI cho rằng vợ hay chồng ngoại tình là rách việc.
3. Câu nầy người viết mô tả có người lôi kéo người ta mới đi. Bụi hồng là Hồng Loan la lên, ĐÀ LA lôi kéo. HỒNG ĐÀ là la to rủ rê ai đó làm gì. Vào đây mà xem, vào đây mà coi… Ví dụ: Chiêu Sinh có nghĩa là vẫy tay lôi kéo sinh viên vào đây mà học… HỒNG ĐÀ đi với dâm tính là… Gái… Vẫy.
4. Câu nầy người viết mô tả cách VŨ PHÁ. VŨ là khúc nhạc mà PHÁ là dễ bỏ đi một khúc (tốt là gắn bó với khúc nhạc đó). Trên phương diện kinh tế là cách phá sản, trên phương diện tính cảm là cách dễ bỏ nhau. Trên phương diện bệnh tật là cắt bỏ một phần nào đó trên thân thể… Chỉ mai nầy thôi, người viết sẽ mô tả dồi dào cách luận đoán. Một điều mà cách sách TỬ VI từ trước chưa hề biết.
5. Khúc hận tình. Cuộc tình ngắn là cách VŨ TƯỚNG. THIÊN TƯỚNG chủ thương yêu, VŨ chủ ngắn. Nếu thấy Kỵ Khốc rất hận. Nếu muốn lấy ngắn làm dài, cắt bỏ đi rồi nối lại.
6. Câu nầy người viết mô tả: Mai đây anh cũng có vợ thôi, anh cũng vui nhưng lòng anh vẫn buồn. Mắt môi anh vẫn cười tươi rói. Để trả thù em và để vui lòng người.
7. Sử Tình là cách VŨ TƯỚNG. Xem bài VŨ KHÚC thì rõ. Nhưng sử tình sao ngon bằng sử xanh.
8. Khởi đầu, bắt đầu, mối tình đầu… là cách CỰ BINH, CỰ TƯỚNG nhất là có thêm CƠ ÂM đối với Nam . Nhưng trong tranh đấu là cách khởi nghĩa. Ví dụ cụ thể như lá số vừa rồi nếu xóa đi sao HỎA TINH thay vào đó sao LINH TINH. Là đến CỰ BINH tức khởi nghĩa đấy, quậy được đấy. Chỉ 1 ngôi sao thay đổi một hoàn cảnh. Vậy thì muốn xóa bỏ một hoàn cảnh ta cần phải xóa bỏ một ngôi sao, tức vượt qua định mệnh đấy. Cần phải xóa bỏ trong ta các sao HÓA KỴ (ghen ghét, nghi ngờ…) THIÊN HÌNH (bắt bẻ, răn đe…), trấn áp cơn giận của HỎA, cơn điên của LINH. Nếu có ai đó bên ngoài ghét Đình, thì đây cũng đành chịu, nếu có ai đó thương thì cũng không thể cấm được, đúng chưa? Nhưng nếu Đình ghét ai đó thì có thể tự mình xóa bỏ được, thôi thì đừng bận tâm đến họ nữa là xong.
9. Giữ trọn một câu thề. THIÊN TƯỚNG TUẦN có TỬ VI xung. THIÊN TƯỚNG đã tương đương với những gì TỬ VI đã định, và THIÊN TƯỚNG ôm sao TUẦN tức trọn vẹn, TUẦN là Tuần Trung - TƯỚNG TUẦN là thương yêu trọn vẹn, TƯỚNG TRIỆT là thương yêu nửa chừng… TƯỚNG TUẦN có TỬ VI xung mới luận như vậy. Chu yện thề thốt yêu đương là chuyện trai gái. Nam tử còn có một câu thề rất quan trọng mà chỉ những người trong cuộc biết với nhau thôi. Để các bạn chưa biết thề thốt là gì đánh giá sai. Như lời thề của ngành Y, lời thề gia nhập đảng… lời tuyên thệ khi nhậm chức.
10. Đá là THIÊN CƠ. Dạ là THIÊN ĐỒNG 2 sao nầy luôn luôn tam hợp nhau. Xấu là “Lòng dạ trơ trơ như đá”… không thấy nỗi khổ của người khác sao? Đó là câu thường nghe ai đó than phiền.
TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI:
Ngúng ngẩy :
“ Chính tinh lạc hãm sao mà tốt?”
Đã nói nhiều lần rồi, quên cái chuyện đắc, hãm địa đi. Ví dụ thế nầy là rõ nhé. Cháu có cái máy vi tính đời mới nhất, mạnh nhất. Được cài W xịn nhất và chỉ bộ Office văn phòng. Máy của cháu đắc địa, đúng chưa. Nhưng ngoài 2 cái đó ra không cài gì thêm, cũng chỉ lên mạng, xem phim, xem ảnh, làm việc văn phòng.
Máy đang viết những dòng nầy đây. Pentum 3 (xem như hãm địa) bộ nhớ ram 128 nhưng cài đặt vô số phần mềm, nhỏ và gọn. Mấy ai ngờ rằng, bác không cài Photoshop nhưng làm được những gì chương trình ấy làm được, thợ sang ảnh rất ngạc nhiên với những tấm ảnh in sang, ngay cả chương trình Paint không ai thèm dùng, bác dùng thường xuyên nhất. Cắt nhạc làm hát to, hát nhỏ, bẻ khóa chương trình, virus ư, phần mềm ư. Thích là làm được thôi.
Vậy thì máy ai ngon hơn? Máy của cháu. Máy ai làm được? Máy của bác. Vậy thì Pentum + Cát tinh + Người biết cách sử dụng = Tốt đẹp. (7 năm chưa hư nhé, chẳng học mà làm được kìa)
Ví dụ 2: Đắc địa ví như con ông nhà giàu nhưng chẳng chịu học hành chi, học ít chơi nhiều, tốn kém thì bộn. Hãm địa nhưng lo học, lo làm, có chí lớn, được các sao đánh giá là có tài, có thành đạt. Thì đắc địa như các sách dùng (đắc ý theo bác) cũng vất đi. Phước là nhờ uy thế của cha mẹ.
Coi chừng bị “tẩu hỏa nhập ma”. Học từ từ thôi. Mưa lâu thấm đất.
DCT:
xin cho cháu hỏi, vậy khi nào anh sẽ có thêm 1 đại vận mát mặt này.
xin bác chỉ cho chúng cháu tường tận cách xem đại vận , tiểu vận của bác được không ạ. Cháu & anh thêm 1 lần nữa biết ơn bác vô cùng. sau khi nghe lời bác & Maisang khuyên thấy anh đã vui lên. hình như đã có hướng đi riêng cho mình rồi.
Phải mất cả 100 năm sau mới quay trở lại. Tức đại hạn lại vào vị trí sao TỬ VI, mười năm sau cũng nhìn thấy sao nầy, nhưng không hay bằng.
Không trước thì sau cũng hướng dẫn cách đoán Đại Tiểu hạn, không phải riêng cháu muốn mà nhiều người có trình độ cao hơn cũng muốn điều đó. Nhưng để đoán Hạn ta phải có cơ sở dữ liệu, trong khi ta chưa có tài nguyên thì cũng đưa mắt ngó mà thôi. Làm rối ren những tính toán, sắp xếp của bác. Tuy nhiên muốn biết thì đây:
Phương pháp “dọn nhà”: Khi thay đổi chỗ ở ta thường đem theo vật dụng, cái không cần thiết là rác bỏ đi.
!>.Ví dụ 1. Một người có TỬ VI tại MỆNH hạn đến THIÊN CƠ tốt hay xấu. Đa phần trả lời cầu may mà thôi. Tốt là vì TỬ VI chủ mật gặp THIÊN CƠ chủ cơ hình thành cơ mật việc bí mật vẫn còn quan trọng, TỬ VI hạn đến THIÊN PHỦ, TỬ VI chủ bao, THIÊN PHỦ chủ che thế là che đậy kín mít. TỬ VI chủ kín đáo hạn đến THÁI ÂM chủ âm thầm vẫn hợp cách. Nhưng TỬ VI hạn đến THÁI DƯƠNG bị phơi ngoài nắng trong khi TỬ VI ưa ở trong nhà, trừ trường hợp giương tài năng ra thì hợp, TỬ VI ưa mật mà THIÊN LƯƠNG ưa phơi bày thế là bí mật bị tiết lộ. Gặp nhóm SÁT PHÁ THAM lại càng không ưa, vì nhóm nầy ưa khám phá do thám bí mật bị lộ, hoặc TỬ VI đau ốm chăng mà SÁT PHÁ THAM thăm khám, TỬ VI bị vi phạm chăng để nhóm nầy bắt bớ. Cũng vậy một người có sao THÁI DƯƠNG đang dương dương hạn đến TỬ VI vô tình rơi vào chỗ bí mật, kín đáo, y như một ca sỹ đang lên, bây giờ ở đâu không ai biết. THÁI DƯƠNG khoái gặp hạn THIÊN LƯƠNG để phơi bày…
Ví dụ 2. Một người có XƯƠNG KHÚC tại MỆNH ưa thích văn chương, hạn thứ nhì có bộ TẤU KÌNH thế là ngay thiếu niên ưa thích viết lách, hạn thứ 3 có KHÔI KHOA tất thành đạt như ý muốn. Vô hình chung hội đủ các văn tinh tại MỆNH theo thời gian. Còn hay hơn một người có KHÔI KHOA tại MỆNH mà hạn kế tiếp lại bỏ học vì đau ốm, vì hoàn cảnh…
Ví dụ 3. Cụ thể là người anh của cháu, có Văn Khúc hạn đến Tý cung hưởng thêm Văn Xương, KHOA trước đó hưởng thêm KHÔI rồi, nhất là vị trí TỬ VI có LINH HỎA hợp với tính chuyên môn, hưởng chữ tinh vi trong nghề.
Phương pháp đặt tên “dọn nhà” là thế. Chả lẽ bao nhiêu kiến thức đành vất bỏ hay sao? Sau khi đã qua Mỹ, chẳng lẽ đi rồi vất hết kim cương, đá quý lại VN chăng, hay là bí mật dấu đem đi?
2.Hai là các sao Lưu Động. Hầu như mọi người không biết sao nào lưu động. Những sao an được theo hàng Can hàng Chi đều là sao lưu động. Thậm chí Tứ Hóa cũng lưu động. Bác đã từng phơi bày sao lưu động của năm Kỷ Sửu ra rồi đấy. Đem bản đồ sao lưu động năm Kỷ Sửu áp lên lá số TỬ VI của mình tha hồ mà luận đoán, chuyện gì cũng nói được, nói thoải mái. Chứ không chỉ đoán được những gì các cung ta thấy. Ví dụ hạn đến MỆNH ta thấy MỆNH TÀI QUAN và DI xung. Nhưng sao lưu động báo có tai nạn tại cung Tật ách kìa, báo hỉ sự Thê, báo thị phi tại Huynh… Đây là một bí mật cao nhất trong luận đoán hạn, Ví dụ năm nầy người nào có bộ THAM VŨ tại Mùi (chỉ có nhóm Thìn Tuất SỬu Mùi mới gặp) vô tình hưởng chữ Kỷ vì năm KỶ SỬU mà: VŨ THAM LƯƠNG KHÚC Tức hưởng HÓA LỘC, HÓA QUYỀN, nói chung mọi người có THIÊN LƯƠNG may mắn hưởng HÓA KHOA . Cũng hạn năm Sửu nhưng năm Ất lại không được hưởng, vậy thì không có năm Sửu nào giống năm Sửu nào hết. Những sao lưu động là sao đang hoạt động có thật, sao cố định là dấu tích mà thôi. Cũng như bỗng nhiên ta nhớ lại chuyện cũ vui buồn rồi ấn tượng lại, lại gây lộn lần nữa. Nếu không thì ấn tượng ấy cũng gây khó chịu trong lòng. Chính bác hay đễ sao lưu động ở giữa lá số để luận đoán.
Anh biết em đi chẳng trở về 1
Lời thề năm trước đã khắc ghi 2
Đá mòn nhưng dạ còn nhung nhớ. 10
Nét chữ chưa mờ sao bỏ đi.
Anh biết em đi chẳng trở về
Cuộc đời là những bước chân đi
Cuộc tình chấm hết bằng tan vỡ
Một tiếng thở dài chẳng còn chi.
Anh biết em đi chẳng trở về
Bụi hồng vẫy gọi dáng em đi 3
Cung đàn lỗi nhịp theo chân bước. 4
Một khúc hận tình giữ làm chi. 5
Anh biết em đi chẳng trở về. 6
Mai nầy anh bước với ai đây
Đường xa mỏi bước niềm thương tiếc
Lóng lánh mắt môi vẫn tràn đầy
Anh biết em đi chẳng trở về.
Sử tình ghi nhớ phút đam mê 7
Mai nầy anh chép là tình cuối 8
Giữ trọn trong anh một câu thề 9
o O o
Em biết ra đi chẳng trở về
Dấu lòng theo những bước lê thê
Tóc thề buông thả bay trong gió
Là để tim em đẹp câu thề
Và người viết mượn thơ thẩn, thẩn thờ để nghiên cứu TỬ VI. Sau đâu là cách:
1. Đi chẳng trở về, là đi không quay trở lại. Đó là cách BINH TƯỚNG KHÔNG KIẾP. Tức là từ vị trí PHỤC BINH thấy KHÔNG KIẾP tức thấy TƯỚNG QUÂN xung. Là cách BINH TƯỚNG KHÔNG KIẾP điển hình hạn Mậu Tuất của Hạng Võ. Không phải ai gặp cách nầy là không quay trở lại, thậm chí là cơ hội quay trở lại. Có bộ SÁT PHÁ tốt đẹp tại MỆNH là tới lui gì mà không được.
2. Lời thề là cách TỬ TƯỚNG. Với trường hợp TỬ TƯỚNG xung chiếu nhau, tức là cách TỬ PHÁ Sửu Mùi. Bên nầy TỬ VI định sao thì ngoài kia THIÊN TƯỚNG cũng tương đương như vậy, tức cũng định ước như vậy. Ai thề ông TỬ VI thề trước, THIÊN TƯỚNG thề theo. Cách nầy trong đời sống thường là bản hợp đồng lợi cho sự hợp tác làm ăn. Đừng gà mờ TỬ VI cho rằng vợ hay chồng ngoại tình là rách việc.
3. Câu nầy người viết mô tả có người lôi kéo người ta mới đi. Bụi hồng là Hồng Loan la lên, ĐÀ LA lôi kéo. HỒNG ĐÀ là la to rủ rê ai đó làm gì. Vào đây mà xem, vào đây mà coi… Ví dụ: Chiêu Sinh có nghĩa là vẫy tay lôi kéo sinh viên vào đây mà học… HỒNG ĐÀ đi với dâm tính là… Gái… Vẫy.
4. Câu nầy người viết mô tả cách VŨ PHÁ. VŨ là khúc nhạc mà PHÁ là dễ bỏ đi một khúc (tốt là gắn bó với khúc nhạc đó). Trên phương diện kinh tế là cách phá sản, trên phương diện tính cảm là cách dễ bỏ nhau. Trên phương diện bệnh tật là cắt bỏ một phần nào đó trên thân thể… Chỉ mai nầy thôi, người viết sẽ mô tả dồi dào cách luận đoán. Một điều mà cách sách TỬ VI từ trước chưa hề biết.
5. Khúc hận tình. Cuộc tình ngắn là cách VŨ TƯỚNG. THIÊN TƯỚNG chủ thương yêu, VŨ chủ ngắn. Nếu thấy Kỵ Khốc rất hận. Nếu muốn lấy ngắn làm dài, cắt bỏ đi rồi nối lại.
6. Câu nầy người viết mô tả: Mai đây anh cũng có vợ thôi, anh cũng vui nhưng lòng anh vẫn buồn. Mắt môi anh vẫn cười tươi rói. Để trả thù em và để vui lòng người.
7. Sử Tình là cách VŨ TƯỚNG. Xem bài VŨ KHÚC thì rõ. Nhưng sử tình sao ngon bằng sử xanh.
8. Khởi đầu, bắt đầu, mối tình đầu… là cách CỰ BINH, CỰ TƯỚNG nhất là có thêm CƠ ÂM đối với Nam . Nhưng trong tranh đấu là cách khởi nghĩa. Ví dụ cụ thể như lá số vừa rồi nếu xóa đi sao HỎA TINH thay vào đó sao LINH TINH. Là đến CỰ BINH tức khởi nghĩa đấy, quậy được đấy. Chỉ 1 ngôi sao thay đổi một hoàn cảnh. Vậy thì muốn xóa bỏ một hoàn cảnh ta cần phải xóa bỏ một ngôi sao, tức vượt qua định mệnh đấy. Cần phải xóa bỏ trong ta các sao HÓA KỴ (ghen ghét, nghi ngờ…) THIÊN HÌNH (bắt bẻ, răn đe…), trấn áp cơn giận của HỎA, cơn điên của LINH. Nếu có ai đó bên ngoài ghét Đình, thì đây cũng đành chịu, nếu có ai đó thương thì cũng không thể cấm được, đúng chưa? Nhưng nếu Đình ghét ai đó thì có thể tự mình xóa bỏ được, thôi thì đừng bận tâm đến họ nữa là xong.
9. Giữ trọn một câu thề. THIÊN TƯỚNG TUẦN có TỬ VI xung. THIÊN TƯỚNG đã tương đương với những gì TỬ VI đã định, và THIÊN TƯỚNG ôm sao TUẦN tức trọn vẹn, TUẦN là Tuần Trung - TƯỚNG TUẦN là thương yêu trọn vẹn, TƯỚNG TRIỆT là thương yêu nửa chừng… TƯỚNG TUẦN có TỬ VI xung mới luận như vậy. Chu yện thề thốt yêu đương là chuyện trai gái. Nam tử còn có một câu thề rất quan trọng mà chỉ những người trong cuộc biết với nhau thôi. Để các bạn chưa biết thề thốt là gì đánh giá sai. Như lời thề của ngành Y, lời thề gia nhập đảng… lời tuyên thệ khi nhậm chức.
10. Đá là THIÊN CƠ. Dạ là THIÊN ĐỒNG 2 sao nầy luôn luôn tam hợp nhau. Xấu là “Lòng dạ trơ trơ như đá”… không thấy nỗi khổ của người khác sao? Đó là câu thường nghe ai đó than phiền.
TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI:
Ngúng ngẩy :
“ Chính tinh lạc hãm sao mà tốt?”
Đã nói nhiều lần rồi, quên cái chuyện đắc, hãm địa đi. Ví dụ thế nầy là rõ nhé. Cháu có cái máy vi tính đời mới nhất, mạnh nhất. Được cài W xịn nhất và chỉ bộ Office văn phòng. Máy của cháu đắc địa, đúng chưa. Nhưng ngoài 2 cái đó ra không cài gì thêm, cũng chỉ lên mạng, xem phim, xem ảnh, làm việc văn phòng.
Máy đang viết những dòng nầy đây. Pentum 3 (xem như hãm địa) bộ nhớ ram 128 nhưng cài đặt vô số phần mềm, nhỏ và gọn. Mấy ai ngờ rằng, bác không cài Photoshop nhưng làm được những gì chương trình ấy làm được, thợ sang ảnh rất ngạc nhiên với những tấm ảnh in sang, ngay cả chương trình Paint không ai thèm dùng, bác dùng thường xuyên nhất. Cắt nhạc làm hát to, hát nhỏ, bẻ khóa chương trình, virus ư, phần mềm ư. Thích là làm được thôi.
Vậy thì máy ai ngon hơn? Máy của cháu. Máy ai làm được? Máy của bác. Vậy thì Pentum + Cát tinh + Người biết cách sử dụng = Tốt đẹp. (7 năm chưa hư nhé, chẳng học mà làm được kìa)
Ví dụ 2: Đắc địa ví như con ông nhà giàu nhưng chẳng chịu học hành chi, học ít chơi nhiều, tốn kém thì bộn. Hãm địa nhưng lo học, lo làm, có chí lớn, được các sao đánh giá là có tài, có thành đạt. Thì đắc địa như các sách dùng (đắc ý theo bác) cũng vất đi. Phước là nhờ uy thế của cha mẹ.
Coi chừng bị “tẩu hỏa nhập ma”. Học từ từ thôi. Mưa lâu thấm đất.
DCT:
xin cho cháu hỏi, vậy khi nào anh sẽ có thêm 1 đại vận mát mặt này.
xin bác chỉ cho chúng cháu tường tận cách xem đại vận , tiểu vận của bác được không ạ. Cháu & anh thêm 1 lần nữa biết ơn bác vô cùng. sau khi nghe lời bác & Maisang khuyên thấy anh đã vui lên. hình như đã có hướng đi riêng cho mình rồi.
Phải mất cả 100 năm sau mới quay trở lại. Tức đại hạn lại vào vị trí sao TỬ VI, mười năm sau cũng nhìn thấy sao nầy, nhưng không hay bằng.
Không trước thì sau cũng hướng dẫn cách đoán Đại Tiểu hạn, không phải riêng cháu muốn mà nhiều người có trình độ cao hơn cũng muốn điều đó. Nhưng để đoán Hạn ta phải có cơ sở dữ liệu, trong khi ta chưa có tài nguyên thì cũng đưa mắt ngó mà thôi. Làm rối ren những tính toán, sắp xếp của bác. Tuy nhiên muốn biết thì đây:
Phương pháp “dọn nhà”: Khi thay đổi chỗ ở ta thường đem theo vật dụng, cái không cần thiết là rác bỏ đi.
!>.Ví dụ 1. Một người có TỬ VI tại MỆNH hạn đến THIÊN CƠ tốt hay xấu. Đa phần trả lời cầu may mà thôi. Tốt là vì TỬ VI chủ mật gặp THIÊN CƠ chủ cơ hình thành cơ mật việc bí mật vẫn còn quan trọng, TỬ VI hạn đến THIÊN PHỦ, TỬ VI chủ bao, THIÊN PHỦ chủ che thế là che đậy kín mít. TỬ VI chủ kín đáo hạn đến THÁI ÂM chủ âm thầm vẫn hợp cách. Nhưng TỬ VI hạn đến THÁI DƯƠNG bị phơi ngoài nắng trong khi TỬ VI ưa ở trong nhà, trừ trường hợp giương tài năng ra thì hợp, TỬ VI ưa mật mà THIÊN LƯƠNG ưa phơi bày thế là bí mật bị tiết lộ. Gặp nhóm SÁT PHÁ THAM lại càng không ưa, vì nhóm nầy ưa khám phá do thám bí mật bị lộ, hoặc TỬ VI đau ốm chăng mà SÁT PHÁ THAM thăm khám, TỬ VI bị vi phạm chăng để nhóm nầy bắt bớ. Cũng vậy một người có sao THÁI DƯƠNG đang dương dương hạn đến TỬ VI vô tình rơi vào chỗ bí mật, kín đáo, y như một ca sỹ đang lên, bây giờ ở đâu không ai biết. THÁI DƯƠNG khoái gặp hạn THIÊN LƯƠNG để phơi bày…
Ví dụ 2. Một người có XƯƠNG KHÚC tại MỆNH ưa thích văn chương, hạn thứ nhì có bộ TẤU KÌNH thế là ngay thiếu niên ưa thích viết lách, hạn thứ 3 có KHÔI KHOA tất thành đạt như ý muốn. Vô hình chung hội đủ các văn tinh tại MỆNH theo thời gian. Còn hay hơn một người có KHÔI KHOA tại MỆNH mà hạn kế tiếp lại bỏ học vì đau ốm, vì hoàn cảnh…
Ví dụ 3. Cụ thể là người anh của cháu, có Văn Khúc hạn đến Tý cung hưởng thêm Văn Xương, KHOA trước đó hưởng thêm KHÔI rồi, nhất là vị trí TỬ VI có LINH HỎA hợp với tính chuyên môn, hưởng chữ tinh vi trong nghề.
Phương pháp đặt tên “dọn nhà” là thế. Chả lẽ bao nhiêu kiến thức đành vất bỏ hay sao? Sau khi đã qua Mỹ, chẳng lẽ đi rồi vất hết kim cương, đá quý lại VN chăng, hay là bí mật dấu đem đi?
2.Hai là các sao Lưu Động. Hầu như mọi người không biết sao nào lưu động. Những sao an được theo hàng Can hàng Chi đều là sao lưu động. Thậm chí Tứ Hóa cũng lưu động. Bác đã từng phơi bày sao lưu động của năm Kỷ Sửu ra rồi đấy. Đem bản đồ sao lưu động năm Kỷ Sửu áp lên lá số TỬ VI của mình tha hồ mà luận đoán, chuyện gì cũng nói được, nói thoải mái. Chứ không chỉ đoán được những gì các cung ta thấy. Ví dụ hạn đến MỆNH ta thấy MỆNH TÀI QUAN và DI xung. Nhưng sao lưu động báo có tai nạn tại cung Tật ách kìa, báo hỉ sự Thê, báo thị phi tại Huynh… Đây là một bí mật cao nhất trong luận đoán hạn, Ví dụ năm nầy người nào có bộ THAM VŨ tại Mùi (chỉ có nhóm Thìn Tuất SỬu Mùi mới gặp) vô tình hưởng chữ Kỷ vì năm KỶ SỬU mà: VŨ THAM LƯƠNG KHÚC Tức hưởng HÓA LỘC, HÓA QUYỀN, nói chung mọi người có THIÊN LƯƠNG may mắn hưởng HÓA KHOA . Cũng hạn năm Sửu nhưng năm Ất lại không được hưởng, vậy thì không có năm Sửu nào giống năm Sửu nào hết. Những sao lưu động là sao đang hoạt động có thật, sao cố định là dấu tích mà thôi. Cũng như bỗng nhiên ta nhớ lại chuyện cũ vui buồn rồi ấn tượng lại, lại gây lộn lần nữa. Nếu không thì ấn tượng ấy cũng gây khó chịu trong lòng. Chính bác hay đễ sao lưu động ở giữa lá số để luận đoán.
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/0/143027051973/0/YN.jpg
đổi chỗ ở ta thường đem theo vật dụng, cái không cần thiết là rác bỏ đi. .." và " Phương pháp đặt tên “dọn nhà” là thế. Chả lẽ bao nhiêu kiến thức
đành vất bỏ hay sao? Sau khi đã qua Mỹ, chẳng lẽ đi rồi vất hết kim cương, đá
quý lại VN chăng, hay là bí mật dấu đem đi?" . Thế chẳng hạn, mệnh cháu Vô chính diệu có Địa không (tức thiên không theo quan điểm của Bác) thì khi chuyển qua các đại hạn thì con sao Địa không này có đi theo không (nó được coi là rác hay kim cương) hả bác? Ngoài ra, cháu cũng muốn tâm sự thêm là khoảng 2 năm gần đây, cháu tình cờ nghiên cứu về tử vi (nhưng ko có ai dạy bảo, chỉ đọc sách chay thôi), thì thấy có chút đam mê. Nhưng cháu nghe nói, học những môn này cần phải có tố chất thì mới học được. Cháu muốn hỏi bác xem cháu có tố chất học được môn này hay không, ngày giờ sinh của cháu là Năm Đinh Tỵ (1977), tháng mười, ngày 29, giờ Dần (Âm lịch). Cháu thành tâm mong bác bớt chút thời gian trả lời giúp cháu những băn khoăn nêu trên. Cháu hy vọng sẽ tiếp tục được làm phiền bác qua những câu hỏi về tử vi mà bác đã gợi mở cho cháu trên blog này Cháu xin chân thành cảm ơn và mong nhận được hồi âm của Bác Chúc bác luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc Cháu Khoabang
Cây này có dáng Phu Thê .
Để khi ưng ý cháu sẽ gởi tặng Bác. Nếu cháu ra được cháu sẽ mang ra còn không cháu sẽ gởi ra cho Bác , lúc đó Bác phải cho cháu địa chỉ đó , hì hì. Nhưng cháu muốn ra ngòai đó hơn. Cây này là lọai lá nhỏ nên trông rất dễ thương đó Bác. Cây này là cây bonsai duy nhất trong " bộ sưu tập " của cháu , nhất định cháu sẽ kính tặng Bác cây này!
Năm 80 Ba cháu học tập về do cuộc sống khó khăn phải bán xe vespa và xe 72. Sau đó mua lại chiếc Honda Dame , chiếc Dame dùng đến nă..
Năm 80 Ba cháu học tập về do cuộc sống khó khăn phải bán xe vespa và xe 72. Sau đó mua lại chiếc Honda Dame , chiếc Dame dùng đến năm 95 vẫn còn và cho anh rễ cháu sau đó anh bán mất tiêu. Cháu tìm mua lại chiếc xe này nhưng vẫn chưa mua được.
Cháu biết được nhiều thứ cũng nhờ Ba cháu. Ông chỉ dạy cho cháu đủ thứ trên đời. Ngày xưa theo Ba cháu đi khắp nơi , cháu gặp cái gì cũng hỏi , Ba cháu giải thích tường tận nên cháu biết. Bây giờ cháu áp dụng cho con cháu. Học tập và học hỏi không bao giờ có điểm dừng trong cuộc sống. Cháu và các bạn đây may mắn được Bác chỉ dạy tận tình về tử vi xem như đó là một cơ hội lớn để học hỏi , mà đã là cơ hội thì không được bỏ lỡ.
Cây Lộc vừng này cháu mua được trước tết sau thời gian khỏang 2 năm " theo đuổi" nó. Nó là cây bonsai , dáng của nó nghiêng vá gốc cũng rất đẹp , tuổi thọ cũng rất cao. Cháu thích nó lắm , ngày nào cũng ngồi ngắm thật lâu. Cây Lộc vừng này anh em bạn bè cháu chưa biết chứ biết chắc có lẽ cũng lên đường rồi.
Cây LV này cháu dành để kính tặng một người mà cháu rất quý mến , Bác Bửu Đình ! Có thể cây mai vàng cháu không mang đi ra Đà nẵng được nhưng cây LV này cháu mang đi dễ dàng Bác ơi. Hì hì.