Các sách TỬ VI thường gọi chung cách CỰ tại Ngọ, CƠ tại Tý và CỰ CƠ tại Mão Dậu và cả Vô Chính Diệu có CỰ CƠ xung cũng là cách Thạch trung ẩn ngọc. Gọi như vậy cho tiện gộp chung nhiều cách vô một. Nhưng phân tích kỹ thì MỆNH hay Hạn tại CỰ Ngọ khác hẵn với MỆNH hay Hạn tại THIÊN CƠ tại Tý.
Nhưng trước tiên ta tìm hiểu do đâu người xưa gọi là ‘Thạch trung ẩn ngọc’ ngọc ẩn trong đá. Cơ là Đá, CỰ là lớn. CỰ CƠ là hòn đá lớn từ vị trí CƠ Tý, ta thấy ngôi THÁI ÂM chủ ẩn tàng một sự may mắn phước duyên của bộ Đồng Lương. Cũng vậy từ vị trí Vô Chính Diệu tại Mão hay Dậu ta cũng thấy đủ bộ 5 sao nầy. Nhưng từ Mão Dậu ta chỉ thấy CỰ CƠ gia thêm ĐỒNG. Từ CỰ MÔN Tý hay CỰ MÔN Ngọ ta chỉ có CỰ CƠ gia thêm THÁI DƯƠNG.
Xứng đáng để gọi ‘Thạch trung ẩn ngọc’ là THIÊN CƠ Tý Ngọ và Vô Chính Diệu có CỰ CƠ xung tại Mão Dậu.
Thạch Trung Ẩn Ngọc là ẩn tàng một sự may mắn không ngờ. Một cơ may đem đến. Một cơ hội đưa tới. một cách êm đềm, âm thầm, thời cơ mở ra trước mắt.
CƠ HỘI LỚN.
Và khi thời cơ đến chúng ta làm sao? Nhìn à ! Ngó thôi sao, tự nhiên sang giàu nó đến à? Chúng ta phải thay đổi cho hợp với thời cơ, thời đại, thời kỳ. Đó là lý do người ta viết:
“CỰ CƠ chánh hướng hạnh ngộ Song Hao. Uy quyền quán thế.” Song Hao có gì mà quí mà gọi hạnh ngộ tức may gặp? Vì Đại Hao chủ thay đổi. Cho nên Cơ Hội đến phải thay đổi, nếu không thay đổi quan niệm, thái độ, đời sống thì mọi việc vẫn y như cũ, phí đi, lỡ đi một cơ hội. Để có Song Hao với trường hợp CỰ CƠ Tý Ngọ chỉ có Ất và Tân mà thôi.
“CỰ CƠ Tý Ngọ KHOA QUYỀN LỘC. ‘Thạch trung ẩn ngọc’ phúc hưng long”
Với ĐẠI HAO làm to thêm KHOA QUYỀN LỘC. Ta còn có KÌNH ĐÀ lúc đó là được bốc lên, nâng lên, dương lên, tán dương, đắc ý , hãnh diện. ĐÀ la tha hồ bành trướng phát triển. Với tuổi ẤT TÂN ta còn có thêm KHÔI VIỆT lại quý nhân đây rồi, làm cho bộ tam Kỳ thêm điều kỳ lạ, KÌNH DƯƠNG bốc tới mây xanh, ĐÀ phình ra tới ngoại bang.
Khỏi mô tả cái hay của nó. Lúc đó ngọc tự nhiên nó có trong két sắt.
Cự là lớn và Cơ còn là cơ hội như các bài viết trước. CỰ CƠ là cơ hội lớn cần phải thay đổi, đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới việc làm không có nghĩa là bỏ nghề mà canh cải nó, cách tân nó.
Cách CỰ CƠ Tý Ngọ hợp nhất với 2 tuổi ẤT TÂN còn các tuổi khác thì sao? Kỵ nhất là tuổi nào?
Kỵ nhất là tuổi Giáp vì hình thành cách ‘CỰ phùng TỒN tú’ và gia thêm KỴ đối với CỰ MÔN tại Ngọ. Nhì là 2 tuổi KỶ và QUÝ. Riêng Kỷ có khả năng gặp thêm Kỵ. Trước mắt tìm hiểu. cách CỰ phùng Tồn tú cát dả tàng hung.
Cách nầy có giá trị đối với CỰ, từ CỰ nếu thấy LỘC TỒN hợp, xung, hay đồng cung được kể như phùng. Chủ như sau. Cự phản đối vì cơ hội lớn cần thay đổi (hoặc muốn làm cái gì đó) nhưng Tồn chỉ là bàng tinh thôi như vợ (con, em, đàn em…) trong nhà lại bài xích, bài bác, và CỰ ông vua thứ 3 đành… chịu thua. Thế là tồn tại sự bất mãn, còn là còn sự bực bội trong lòng. (Như: thấy chưa tại sao không mua cổ phiếu (vàng, đô, đất đai…) lại để tiền mua ba thứ tào lao càng ngày càng mất giá, để mối mọt nó ăn. Nỗi bực mình tồn tại, nhất là Giáp gặp thêm KỴ mà ta biết “CỰ MÔN HÓA KỴ giai bất cát. Mệnh Thân Vận Hạn kị tương phùng”. Thấy ghét phản đối lại bị cấm đoán, ta biết CỰ MÔN là kẻ đứng đầu, cầm đầu, đầu đảng được phong làm vua thứ 3 thế mà chịu thua Hóa Kỵ sao, khổ thiệt. Làm chủ gia đình không yên huống gì các tổ chức phe nhóm đoàn thể khác. Ta đừng quên LỘC TỒN có tên BÁC SỸ kẻ bài xích làm bạn. Chữ Quí CỰ MÔN còn được hưởng chút uy quyền nhưng TỒN thì vẫn cứ tồn tại thôi. Vì thế gọi là ‘cát dả tàng hung’. Ví dụ, vui mừng mua được cái nhà rẻ… vê sau nó lại rẻ… mạt.
Bên kia cật vấn, bên này phản đối. Bên này cật vấn, bên kia phản đối.
CỰ tại Ngọ Cơ tại Tý. Gọi là Nội CỰ ngoại CƠ. Và ngược lại Nội CƠ ngoại CỰ.
Nếu CỰ được xem là đệ nhất thị phi chi diệu, thì ngôi sao đạt hạng nhì hiền hòa, toan tính riêng tư… là THIÊN CƠ đạt hạng 2. Vì THIÊN CƠ chủ cật vấn, tra xét đỉnh cao của nó là khi gặp CỰ MÔN. CỰ CƠ Tý Ngọ là nơi đạt cao trào nhất. Mỗi sao đứng mỗi cung xung chiếu nhau, nhòm ngó nhau. Nếu đứng từ vị trí THIÊN CƠ ta sẽ thấy có 1 người đứng trước cửa nhà mình ngoác mồm ra phản đối điều gì đó. Và từ vị trí CỰ MÔN ta sẽ tới tận cửa nhà ai đó để phản đối.
Thế lực của CỰ MÔN là THÁI DƯƠNG. Thế lực của CƠ là toàn nhóm CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG đàn bà con nít được đem ra hỗ trợ. Một bên người đàn ông phản đối và bên kia nhóm phụ nữ và trẻ em. Đó là hình tượng.
CỰ DƯƠNG chủ dấy lên, phất lên sự phản đối cao nhất vì sao THIÊN CƠ dám cật vấn, tra xét mình.
CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG chủ âm thầm cật vấn, điều tra, xét hỏi vì sao CỰ MÔN phản bội, phản đối.
Vậy cách CỰ CƠ Tý Ngọ tính thị phi xung đột vô cùng cao. Nếu gặp thêm LỘC TỒN bị phê là ‘Ngôn Ngữ Bất Cẩn’. Có câu: “CỰ CƠ nhi ngộ LỘC TỒN ngôn ngữ bất cẩn”. Vì khi giận hờn chuyện lỡ lời rất dễ xẫy ra. Và ngay khi không có chuyện giận hờn bản chất cách này cũng có lúc nói những câu rất hớ, rất dại dột dễ bị vạ miệng, những câu chất vấn dễ gây ấn tượng là chọc tức, châm chọc đối với CƠ. Còn đối với CỰ là nhưng câu phản bác rất hớ hênh, những phản đối sai lầm, lòi ra sự dại dột của mình. Từ đó gieo vào lòng người khác ‘tồn tại lâu dài một sự bất mãn’. Nhớ hoài một câu nói không quên, âm ỉ cháy trong lòng mà cả chục năm thậm chí nhiều năm cũng không bao giờ quên. Đây là một ví dụ nhỏ thôi để bạn dễ hình dung.
Trong một đám tang, có người khóc nhiều kẻ khóc ít, không phải khóc nhiều đã là thương, khóc ít là không thương, tùy theo tình cảm bày tỏ của mỗi người. Nhưng có người đánh giá như thế này: ‘Chị ấy khóc nhiều vì trước đây có lỗi với mẹ, vì hối hận’. Đối với bạn chắc chắn là không đọng lại trong lòng bạn điều gì cả. Nhưng đối với Đình là người trong cuộc biết rất rõ. Một câu nói ác ý, sai sự thật nhằm biện minh cho mình. Dĩ nhiên rất bất mãn, tồn tại không phải 1 vài năm đến 39 năm dài, Đình nầy vẫn còn nhớ như in. Đó là những câu nói hớ. Vô tình tạo cho người ta cái nhìn không tốt về nhìn.
Thỉnh thoảng ta lại đọc trên báo chí những câu nói hớ của các nhà lãnh đạo vô tình thốt ra, lời nói đã theo gió bay đi không kịp chận lại.
Cho nên khi Hạn đến CỰ CƠ dù cho không có LỘC TỒN bạn vẫn bị hớ như thường, vì có Lưu LỘC TỒN hoạt động. Hiện giờ năm Kỷ Tị, Tháng Kỷ Tị nếu thấy MỆNH, Hạn, Cung tại Tý Ngọ có cách CỰ CƠ cần cẩn thận lời ăn tiếng nói. Đôi khi muốn đùa cho vui thôi, cũng vô tình xúc phạm kẻ khác. Chính Đình cũng mắc phải lỗi ấy. (Vậy thì, nếu bạn bị câu đùa có cảm giác xúc phạm thì Đình nầy xin lỗi nhé).
Chia ly, Chia tay, Ly thân, Ly Dị, Ly biệt, Biệt Ly… Kế Ly gián.
Từ những nỗi niềm bất mãn tồn tại trong lòng của THIÊN CƠ do bị CỰ xung. Và những Cật vấn vô lý của THIÊN CƠ làm CỰ MÔN phất cao cờ khởi nghĩa. Biện pháp được chọn lựa là ‘đường ai nấy đi’. Từ đó vợ chồng bỏ nhau, anh em không đoái hòai nhau, thậm chí cha mẹ và con cái không thèm nhìn mặt nhau, thoát ly khỏi một tập thể… tùy theo Hung Cát tinh còn là bị khai trừ ra đoàn thể (CỰ TRIỆT KỴ HÌNH) chưa kể tình huống cay đắng hơn, bị ai đó ám hại (nếu có BỆNH PHÙ) bởi Ly Gián kế làm cho trong gia đình xích mích, trong đoàn thể nội bộ không yên, sự êm đềm bị phá vỡ. Ta cũng từng nghe câu: “ĐỒNG LƯƠNG CƠ NGUYỆT tất định tác lại nhân.nhược vô tứ tinh, tam giả nan thành”.
Cách CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG chỉ hay ho, an bình khi có 4 sao kể trên nhưng tại đây lại có tới 5 sao. THIÊN CƠ bị CỰ MÔN bên ngoài phản đối cuộc sống toàn nhóm sao không yên vui. Khi bên ngoài có người đang dương uy. Cũng tùy tình huống, người đàn ông ấy đã bỏ đi chỉ còn đây đám đàn bà con nít. Phía CỰ MÔN cũng vậy thôi, ta đi cho khuất mắt cái đám con nít ấy (vì CỰ MÔN là tên đầu đàn, đầu đảng) tao không thèm làm vua thứ 3 như Bửu Đình nói đâu. Ngài lên đường đi tìm một cánh cửa khác (phe phái khác, phe đảng khác…) vì CỰ là khoảng cách là cự ly cho dù ngài có ở lại trong lòng ngài vẫn đầy mẹp, tràn trề, dư thừa niềm bất mãn và có một khoảng cách nhất định..
Thấy CỰ MÔN hội họp là thấy cảnh chia ly… thấy chữ ly trước mắt. Mặc dù cái ly chẳng liên quan gì nhưng cũng sẽ thấy. CỰ CƠ cơ hội lớn đâu không thấy dễ thấy trước mắt là 2 chữ ‘duyên cớ’. Rồi lại nghe duyên cớ vì sao? Duyên cớ tại sao ra nông nổi này… Duyên là CƠ, CỰ là cớ. Đảm bảo tuyệt đối chính xác 100%. Duyên cớ đâu mà anh làm việc này thành công vậy? (tốt). Duyên cớ vì đâu mà 2 đứa xa nhau (xấu). Duyên đâu mà anh lặn lội đến đây (trung bình)…
CỰ MÔN là mồm miệng… THIÊN CƠ là sự cật vấn…
Điều cần biết dù nằm ở đâu trên lá số TỬ VI sao CỰ cũng là cái mồm miệng của ta. CƠ là cơ thể, MÃ là tay chân… vì lá số là của ta. Sao CỰ nhòm cung nào gây rối ren cung đó, nếu CỰ tốt thì không nói làm chi, CỰ xấu thật là khổ. Tất nhiên nằm cung Tật dễ gặp họa vì phản đối. Đáng thương kẻ Thiên Lương luôn luôn có người phối ngẫu là CỰ MÔN chê, trong khi thiên hạ khen. Hay nhất là CỰ MÔN nên ở cung Điền tạo uy cho nhà cửa, phước trời dành cho THIÊN PHỦ (vì đã là Phủ phải có cái cửa ngon lành, ngon nhất là Ngọ Môn).
CỰ MÔN luôn luôn lục hại với TỬ VI giữa một sao phản đối bằng miệng và một sao sẵn sàng làm phản bằng hành động. Hai vua luôn luôn lục hội nhau. Làm cho vận hạn đáo CỰ càng sôi động vì TỬ VI sẽ hoạt động. Vì khi CỰ ngộ TỒN là lúc TỬ VI ngộ KÌNH HAO.
Phía THIÊN CƠ luôn luôn có THIÊN TƯỚNG lục hội sẵn sàng ra tay tương trợ vì cái đám phụ nữ trẻ em yếu quá trước Cự hung hăng. Nghĩ mà buồn cười CỰ CƠ là cơ hội lớn… để cãi nhau. TỬ VI, PHÁ QUÂN và THIÊN TƯỚNG đâm ra lúng túng vì cùng lúc 2 sao nầy nhị hợp và lục hội cho cả 2 sao trên. CỰ CƠ cãi nhau đã đành lôi kéo Vua số 1, Vua số 2 tham dự. THIÊN TƯỚNG bị dằn co không biết tương trợ bên nào. Đó là lúc chúng ta vận dụng thế nhị hợp và lục hội để luận đoán cho thêm phần chính xác. Nhưng hiện giờ chưa đi sâu vào chỉ làm rối trí mà thôi.
Thế CỰ CƠ Tý Ngọ Mão Dậu là nơi hội tụ của các Vua. Một Vua thôi đã là cực đây lại tới 3 Vua tụ tập dễ xẫy ra đại chiến. Các ngài đang theo dõi vụ tranh cãi của CỰ và CƠ.
LIÊM TRINH đang theo dõi…
Điều ít người quan tâm, không để ý đến khi đoán về MỆNH, Hạn CỰ MÔN nhất là CỰ tại Tý Ngọ luôn luôn có LIÊM TRINH theo dõi những phản đối, phản bác có đưa đến phản bội khác không và phía kia luôn luôn có THIÊN TƯỚNG nếu cung nầy có KÌNH DƯƠNG (tức CỰ ngộ LÔC) vô hình chung hình thành cách “LIÊM TRINH THIÊN TƯỚNG KÌNH (hay HÌNH) hiệp, đa chiêu hình trượng nan đào”. Tức CỰ MÔN bị LIÊM TRINH ĐÀ theo dõi phía sau và THIÊN TƯỚNG dương gậy KÌNH DƯƠNG trước mặt, dễ bị ăn đòn, do phản đối, phản bác, bài xích… Bởi thế người xưa gọi là hiệp, hàm ý hiếp. Lưỡng đầu thọ địch. Nếu thấy cung có THIÊN TƯỚNG bị KÌNH hay HÌNH vua số 3 bị gặp nguy hiểm.
“CỰ tú, THIÊN CƠ nhi phá đãng”
Trước mắt giải thích chữ đãng nầy dấu ngã, chứ không phải dấu hỏi đảng phái. Phá đãng là phá phách hoang đàng. CỰ tú là CỰ đẹp tức hàm ý đắc địa, đứng hợp lý, CƠ là hiền. Nhi là tuổi còn nhỏ. Cách CỰ CƠ nhỏ hoang đàng lắm. Vì sao vây? Vì CỰ là sao chủ sờ mó táy máy như SÁT PHÁ. THIÊN CƠ chủ cơ ngơi, cây cối, cơ thể. Bạn thử hình dung có một đứa bé sờ mó, táy máy khắp người bạn chuyển qua đồ vật trong nhà cửa, cây cối leo trèo, Cơ là cật vấn tức hỏi han rối rít lại. Cự phản đối bậy bạ (vì đang còn con nít), rồi quay lại sờ mó hỏi lung tung… có điên đầu không nhỉ? Nếu Sát Phá chỉ quậy thôi, đây còn khổ vì nghe nói. Mặt trời mọc lên dưới nước sao nó không ướt hả chú? Cái bụng chú có em bé hả chú?...
Cách CỰ CƠ ngoài 20 tuổi cũng còn phiền, được khen là hiếu động nhưng kinh nghiệm cho thấy . Rất khổ vì CỰ CƠ bé con. Nhưng đa phần sau nầy đều thành công vì.
Tài Năng Lớn.
Vì Cơ là tài và Cự là lớn. Và bây giờ không có lý do gì thắc mắc vì sao đi với Song Hao Uy quyền quán thế vì tài năng lớn được khẳng định qua bộ KHOA QUYỀN LỘC. Dù là bạn có cách CỰ LỘC kém hay (chứ chẳng có gì xấu xa quá) thời gian vào những năm có Song Hao tức cũng có sự thay đổi để thích nghi với cuộc sống, rồi tài năng cũng lớn dần thôi. Nhưng chậm hơn vì không có cơ may tiếp thu những thay đổi lớn cho phù hợp.
CỰ tại Ngọ và cách KIẾP PHÙ KHỐC KHÁCH đối với nữ.
“KIẾP PHÙ KHỐC KHÁCH mạc ngộ CỰ NHẬT. Chung thân đa lệ phối duyên”
Nếu MỆNH hay Phu có cách nầy đối với nữ là ‘đa lệ phối duyên’ nhiều nước mắt trên đường tình duyên. Phù Khốc Khách là kẻ mang tiếng khóc và KIẾP là kiếp nạn khóc chồng. Vì ông THÁI DƯƠNG là hình ảnh của người đàn ông bị nạn. Nạn đó có thể ông ta bị nạn, bị tai nạn bị thương, bị tù, bị chết mà còn là nạn mê gái, hám của lạ bỏ ta mà đi. Trong đó yếu tố bất mãn là không thể thiếu.
DƯƠNG GIAN CÁCH BIỆT:
“KÌNH ĐÀ LINH HOẢ cùng ngồi, Với sao CỰ tú trọn đời tai ương.”
“CỰ, HOẢ, KÌNH DƯƠNG chung thân ải tử”
“CỰ, HOẢ, KÌNH DƯƠNG, ĐÀ LA phùng ác diệu tử ư ngoại đạo”
Khi xấu đây là câu nói ta thường nghe. ‘Thôi thế từ nay dương gian cách biệt’ tức là chết vậy. Vì vậy kị gặp với các nhóm sao như đã nói ở phần trên. Xấu vừa là ‘Hai phương trời cách biệt’ mỗi người mỗi nơi. Ít xấu là khắc phục là khoảng cách trong lòng, bằng mặt mà không bằng lòng. THIÊN CƠ không âm thầm cật vấn, CỰ MÔN không công khai phản đối.
Cách CỰ HỎA KÌNH là nổi giận mà chết.
Phía THIÊN CƠ nếu ngộ TANG KHÁCH, tức hình thành cách CƠ LƯƠNG TANG ĐIẾU lại rất dễ té ngã từ cao xuống.
“CỰ MÔN thủ Mệnh ngộ KÌNH DƯƠNG. LINH HOẢ phùng chi sự bát tường. Vi nhân tính cấp đa điên đảo...”
Cự tại Tý và Cự tai Ngọ Cự nào hay hơn?
Đương nhiên CỰ tại Tý ngon hơn vì THÁI DƯƠNG đắc ý bốc cao hơn.
CỰ tại Ngọ THÁI DƯƠNG hãm phải chờ vãn niên mới bốc cao lên được. Đừng quên câu:
“Âm Dương lạc hãm vãn tuế tất thành” chủ phát muộn, mà buồn phiền vì ngôi THÁI DƯƠNG mình không được tốt.
Cự phản đối chắc gì đã hay? Cơ cật vấn chắc gì đã đúng?.
THANH LONG.
CỰ phản đối cần đi với THANH LONG vì chủ tiếng nói, nếu phản đối mà không nói ra như cách CỰ LỘC là kém hay, CỰ THANH là lên tiếng phản đối lớn. Cách nầy có tên là ‘Lão bạng sinh châu’ trai già sinh ngọc, hàm ý cao tuổi có tài.
TUẾ HỔ PHÙ. + HÌNH.
Đi với bộ sao ngôn ngữ dù có thể tăng thêm tính thị phi, có thể là không hay nhưng có lập trường và thái độ rõ ràng. Nếu gia thêm HÌNH là:
“CỰ gặp HỔ TUẾ HÌNH Viên hội. Ấy là nghề thầy kiện quan toà.”
Hình chủ phản đối bằng pháp luật, cũng là có phương pháp để phản đối. Từ phản đối điểm này qua điểm khác, mới thuyết phục được quan tòa hoặc đối tượng.
XƯƠNG KHÚC: Phản đối cũng cần đi với các sao Văn học. vì lời nói thuyết phục được người nghe. Thiếu hai sao nầy khó chiếm được cảm tình của thiên hạ.
THIÊN CƠ giỏi cật vấn, tra xét, điều tra bằng ngôn ngữ. Cũng cần gặp các sao kể trên, đặc biệt CƠ rất Kỵ TANG MÔN (vì cơ thể bị chôn vùi) và bộ KHỐC HƯ dễ bị bệnh về đường hô hấp.
Tìm hiểu về CỰ KÌNH: Phản kháng cách. Khai trương cách.
Thoạt kỳ thủy CỰ MÔN phản đối chỉ là can gián, can ngăn một việc gì đó… nhưng khi có KÌNH tính phản kháng rất mạnh mẽ.
* Chủ: Phản kháng, chống cự. cầm cự như lời tục thường nói, cầm cự với hoàn cảnh khó khăn, cầm cự với địch. Nếu thấy thị phi tinh KỴ HÌNH HỎA LINH xung đột mâu thuẩn rất mạnh mẽ.
Nhưng nếu đi với Cát tinh, Hỉ tinh… là cách dương cửa lên để khai cuộc.
* Chủ: Khai trương. Khai mạc. Mở đầu cuộc đấu tranh. Mở đầu cuộc tranh giành thị trường.
Bộ CỰ KÌNH bản chất không có gì xấu hoặc nguy hiểm, nhưng trở thành nguy khi HOẢ LINH hội họp hình thành bộ CỰ HOẢ KÌNH.
開 張 鴻 發 là 4 chữ Khai trương hồng phát. CỰ KÌNH + HỒNG VIỆT.
Bắt đầu giương lên. Bắt đầu dựng lên. Khởi đầu. Quan trọng là giương cái gì lên? Dựng cái gì lên? Có thể giương cao cờ nghĩa mở ra một trang sử mới đối với những lá số anh hùng. Giương cây bút lên bày tỏ trên từng trang giấy. Giương cao biểu ngữ bày tỏ sự phản đối... Nhưng cũng có thể dựng lên cái cổng rất đơn sơ, có thể là rất rực rỡ như khải hoàn môn, đó là những cái mà ta có thể thấy được. Dựng lên cái cổng khẳng định chủ quyền, hướng dẫn một lối ra vào cho có nề nếp không chung chạ với ai. Đó cũng là dấu hiệu của sự chia rẽ, sự chia rẽ chỉ biết được mà không thấy được.
Trong đời thường ta dễ gặp những cái rất bình thường, phát sinh sự phản đối những người thân quen đưa đến sự cách ly trong lòng.
CỰ NHẬT là cách bắt đầu giương lên, dựng lên, khởi đầu làm một cái gì đó, để tỏ công khai với mọi người rằng... Tôi là doanh thương, tôi là kẻ phản đối, tôi là kẻ khởi nghĩa. Cái dễ gặp nhất tôi là kẻ bất mãn, nhì là tôi người mới xây dựng nhà cửa. Nói chung tùy thuộc bàng tinh tụ tập để luận đoán. Trong kinh thương đây là cách lợi cho khai trương, khởi nghiệp. Tuy nhiên cũng có cách khởi nghiệp đáng chú ý. Ví du:
“Ngẫm từ khởi nghiệp binh đao. Đống xương vô định chất cao bằng đầu”
Đó là cách khởi nghiệp của Từ Hải trong truyện Kiều. CỰ MÔN thích hợp trong trường hợp kinh thương là đi với KÌNH. Tuy nhiên ở đây tạo thành cách lưỡng Dương có tính phức tạp.
Chống cửa lên, mở cửa ra. Để làm gì? Để khai thành chiến đấu, để khai trương buôn bán, và cái mà ai cũng có là mở cửa ra để đón ánh mặt trời vào khi ngày bắt đầu đến.
CỰ MÔN là bước khởi đầu. THIÊN CƠ là cơ hội.
Đặc biệt hạn ngộ CỰ MÔN thường là lúc ta bắt đầu, khởi đầu, lần đầu tiên ta làm một cái gì đó kể cả nụ hôn đầu tiên. Và THIÊN CƠ là cơ hội, là nền móng đầu tiên, là viên gạch đầu tiên một thời kỳ đổi mới nếu thấy KÌNH PHƯỢNG lợi cho xây dựng… tùy theo bàng tinh mà luận. Và do mọi việc điều mới khởi đầu nếu thấy thị phi tinh mọi sự trở thành hỏng bét.
Sự chuyển động của bộ sao nầy rất mạnh mẽ. Khi có HÀ PHI PHỤC, hoặc MÃ PHƯỢNG KHÁCH.
THIÊN CƠ cư Tí Ngọ cần gặp và kị gặp
CẦN GẶP:
Song HAO hợp cách lại có thêm KHOA QUYỀN LỘC uy quyền xuất chúng.
KÌNH DƯƠNG PHƯỢNG CÁC lợi công danh. Hợp với bộ ĐỒNG ÂM
TẢ HỮU, XƯƠNG KHÚC hội họp văn vi thanh hiển võ vi trung lương
MÃ: Mẫn tiệp đa năng
ĐÀO HỒNG: Chủ khéo tay thiên về họa, nói chung thiên về thủ công. Hợp với nhóm TẤU, HỈ THẦN.
KỊ GẶP:
TANG MÔN: Đồng cung vì cơ thể không thể đem chôn vùi, còn là cách té ngã từ cao xuống. Hạn gặp dễ chết.
KHỐC HƯ: Dễ mắc bệnh về đường hô hấp
CÁO PHỤ kẻ dưới hỗn láo với kẻ trên
DIÊU Y có dâm tính ‘nan tự khởi cô miên’
HÓA KỊ nhất là có đủ bộ Tam Ám. Đi với KỊ DIÊU có dâm tính kị đáo hạn XƯƠNG VŨ.
LỘC TỒN: Cát xứ tàng hung. Còn là cách Vọng Ngôn. Có câu:
"CỰ CƠ nhi ngộ LỘC TỒN ngôn ngữ bất cẩn" (để lại sự bất mãn khó phai mờ cho người nghe) thiên về cật vấn hỗn láo, xúc phạm.
HOẢ KIẾP: “Kiếp Cơ ngộ HOẢ tất ngộ HOẢ tai”
HOẢ LINH: Phá cách.
“CỰ Kị nên tránh đò sông. PHỤC BINH HÌNH VIỆT mắc vòng binh đao”
KHÔNG KIẾP: Phá cách. Cẩu thâu thử thiết. Hiến Đế ưu phòng Đổng Thị.
VIỆT LINH HÌNH: Phòng sấm sét, búa đao
CỰ MÔN cư Tí Ngọ cần gặp và kị gặp.
CẦN GẶP:
SONG HAO: Uy quyền quán thế. Nữ là cách Phi lễ thành hôn.
THANH LONG: Lão bạng sanh châu.
PHỤC BINH: Thiên về Binh nghiệp.
HỔ TUẾ HÌNH: Ngành luật.
TANG MÔN: Có tính phức tạp, xét về mặt nhà đất bộ sao này rất lợi chủ nhà cửa rộng rãi có cửa trước cửa sau, hoặc có cửa chính cửa phụ. Nhưng xét về mặt tình cảm bộ sao này gây chia rẽ trong gia đình, nội bộ cơ quan.
KỊ GẶP:
LỘC TỒN: Cát xứ tàng hung. Còn là cách Vọng Ngôn.
ĐÀ LA: Dị chí, nếu thấy thành công là phi thường
ĐÀ KỊ TUẾ: Kiện cáo.
KÌNH ĐÀ HỎA LINH: Tai ương
HỎA KÌNH: Ải tử.
KIẾP PHÙ KHỐC KHÁCH: Đa lệ phối duyên.
MỘT SỐ CÂU PHÚ LIÊN QUAN:
“CỰ MÔN ĐÀ LA tất sinh dị chí”
Trong trường hợp CỰ CƠ là chí hướng phi thường, vì đây là cơ hội lớn. Tìm bộ KHOA QUYỀN LỘC để đánh giá.
“THIÊN ĐỒNG ngộ KIẾP KHÔNG bất cát. CỰ MÔN phùng ĐÀ KỊ tối hung”
.“TUẾ ĐÀ, CỰ KỊ phận nghèo. Một thân lên thác xuống đèo không yên”
“DƯƠNG CỰ HAO thật không lành. Chồng con phối hợp bất thành hôn nghi”
“THIÊN CƠ dữ THIÊN LƯƠNG, TẢ HỮU, XƯƠNG KHÚC hội họp văn vi thanh hiển võ vi trung lương”
“Mệnh phùng THIÊN CƠ miếu vượng đa năng”
“THIÊN MÃ nhập Mệnh mẫn tiệp.THIÊN CƠ tại Viên xảo tài xuất chúng”
“KHOA QUYỀN LỘC MÃ tu phòng KHÔNG KIẾP ám xung
CƠ NGUYỆT ĐÒNG LƯƠNG tối kị HOẢ LINH xâm phá”
“CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG kiêm hữu Sát tính. Hiến Đế ưu phòng Đổng Thị”
“CƠ LƯƠNG thủ Mệnh gia cát diệu phú quí song toàn”
“THIÊN CƠ gia ác sát đồng cung. Cẩu thâu thử thiết”
“KIẾP, CƠ ngộ HOẢ tất ngộ hoả tai”
“VIỆT LINH HÌNH ngộ CƠ LƯƠNG.Hoặc là NHẬT NGUYỆT ắt chờ lôi kinh”.
Một vài cảm nhân.
Việc phổ biến lá số TỬ VI trên mạng đem ra bàn luận, sau đó có người lợi dụng những khuyết điểm của mình và chỉ trích lẫn nhau là điều không nên làm. Bạn là cao thủ TỬ VI nghiên cứu số mệnh là biết tìm cách khai thác cái tốt, trừ bỏ cái xấu. Việc dùng các cách cục TỬ VI để chỉ trích lẫn nhau rất là buồn cười. Đúng là các ngôi sao THIÊN ĐỒNG là con nít hết chỗ nói. Không bao giờ trở thành người lớn được như Đình này đã nhận xét.
Điều này còn gây mất hứng thú khi viết bài.
Cho nên bí mật lá số của mình rất cần thiết. Các Vua triều Nguyễn giữ rất kỹ các chi tiết nầy, thậm chí trai gái cũng không biết.
Nhưng trước tiên ta tìm hiểu do đâu người xưa gọi là ‘Thạch trung ẩn ngọc’ ngọc ẩn trong đá. Cơ là Đá, CỰ là lớn. CỰ CƠ là hòn đá lớn từ vị trí CƠ Tý, ta thấy ngôi THÁI ÂM chủ ẩn tàng một sự may mắn phước duyên của bộ Đồng Lương. Cũng vậy từ vị trí Vô Chính Diệu tại Mão hay Dậu ta cũng thấy đủ bộ 5 sao nầy. Nhưng từ Mão Dậu ta chỉ thấy CỰ CƠ gia thêm ĐỒNG. Từ CỰ MÔN Tý hay CỰ MÔN Ngọ ta chỉ có CỰ CƠ gia thêm THÁI DƯƠNG.
Xứng đáng để gọi ‘Thạch trung ẩn ngọc’ là THIÊN CƠ Tý Ngọ và Vô Chính Diệu có CỰ CƠ xung tại Mão Dậu.
Thạch Trung Ẩn Ngọc là ẩn tàng một sự may mắn không ngờ. Một cơ may đem đến. Một cơ hội đưa tới. một cách êm đềm, âm thầm, thời cơ mở ra trước mắt.
CƠ HỘI LỚN.
Và khi thời cơ đến chúng ta làm sao? Nhìn à ! Ngó thôi sao, tự nhiên sang giàu nó đến à? Chúng ta phải thay đổi cho hợp với thời cơ, thời đại, thời kỳ. Đó là lý do người ta viết:
“CỰ CƠ chánh hướng hạnh ngộ Song Hao. Uy quyền quán thế.” Song Hao có gì mà quí mà gọi hạnh ngộ tức may gặp? Vì Đại Hao chủ thay đổi. Cho nên Cơ Hội đến phải thay đổi, nếu không thay đổi quan niệm, thái độ, đời sống thì mọi việc vẫn y như cũ, phí đi, lỡ đi một cơ hội. Để có Song Hao với trường hợp CỰ CƠ Tý Ngọ chỉ có Ất và Tân mà thôi.
“CỰ CƠ Tý Ngọ KHOA QUYỀN LỘC. ‘Thạch trung ẩn ngọc’ phúc hưng long”
Với ĐẠI HAO làm to thêm KHOA QUYỀN LỘC. Ta còn có KÌNH ĐÀ lúc đó là được bốc lên, nâng lên, dương lên, tán dương, đắc ý , hãnh diện. ĐÀ la tha hồ bành trướng phát triển. Với tuổi ẤT TÂN ta còn có thêm KHÔI VIỆT lại quý nhân đây rồi, làm cho bộ tam Kỳ thêm điều kỳ lạ, KÌNH DƯƠNG bốc tới mây xanh, ĐÀ phình ra tới ngoại bang.
Khỏi mô tả cái hay của nó. Lúc đó ngọc tự nhiên nó có trong két sắt.
Cự là lớn và Cơ còn là cơ hội như các bài viết trước. CỰ CƠ là cơ hội lớn cần phải thay đổi, đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới việc làm không có nghĩa là bỏ nghề mà canh cải nó, cách tân nó.
Cách CỰ CƠ Tý Ngọ hợp nhất với 2 tuổi ẤT TÂN còn các tuổi khác thì sao? Kỵ nhất là tuổi nào?
Kỵ nhất là tuổi Giáp vì hình thành cách ‘CỰ phùng TỒN tú’ và gia thêm KỴ đối với CỰ MÔN tại Ngọ. Nhì là 2 tuổi KỶ và QUÝ. Riêng Kỷ có khả năng gặp thêm Kỵ. Trước mắt tìm hiểu. cách CỰ phùng Tồn tú cát dả tàng hung.
Cách nầy có giá trị đối với CỰ, từ CỰ nếu thấy LỘC TỒN hợp, xung, hay đồng cung được kể như phùng. Chủ như sau. Cự phản đối vì cơ hội lớn cần thay đổi (hoặc muốn làm cái gì đó) nhưng Tồn chỉ là bàng tinh thôi như vợ (con, em, đàn em…) trong nhà lại bài xích, bài bác, và CỰ ông vua thứ 3 đành… chịu thua. Thế là tồn tại sự bất mãn, còn là còn sự bực bội trong lòng. (Như: thấy chưa tại sao không mua cổ phiếu (vàng, đô, đất đai…) lại để tiền mua ba thứ tào lao càng ngày càng mất giá, để mối mọt nó ăn. Nỗi bực mình tồn tại, nhất là Giáp gặp thêm KỴ mà ta biết “CỰ MÔN HÓA KỴ giai bất cát. Mệnh Thân Vận Hạn kị tương phùng”. Thấy ghét phản đối lại bị cấm đoán, ta biết CỰ MÔN là kẻ đứng đầu, cầm đầu, đầu đảng được phong làm vua thứ 3 thế mà chịu thua Hóa Kỵ sao, khổ thiệt. Làm chủ gia đình không yên huống gì các tổ chức phe nhóm đoàn thể khác. Ta đừng quên LỘC TỒN có tên BÁC SỸ kẻ bài xích làm bạn. Chữ Quí CỰ MÔN còn được hưởng chút uy quyền nhưng TỒN thì vẫn cứ tồn tại thôi. Vì thế gọi là ‘cát dả tàng hung’. Ví dụ, vui mừng mua được cái nhà rẻ… vê sau nó lại rẻ… mạt.
Bên kia cật vấn, bên này phản đối. Bên này cật vấn, bên kia phản đối.
CỰ tại Ngọ Cơ tại Tý. Gọi là Nội CỰ ngoại CƠ. Và ngược lại Nội CƠ ngoại CỰ.
Nếu CỰ được xem là đệ nhất thị phi chi diệu, thì ngôi sao đạt hạng nhì hiền hòa, toan tính riêng tư… là THIÊN CƠ đạt hạng 2. Vì THIÊN CƠ chủ cật vấn, tra xét đỉnh cao của nó là khi gặp CỰ MÔN. CỰ CƠ Tý Ngọ là nơi đạt cao trào nhất. Mỗi sao đứng mỗi cung xung chiếu nhau, nhòm ngó nhau. Nếu đứng từ vị trí THIÊN CƠ ta sẽ thấy có 1 người đứng trước cửa nhà mình ngoác mồm ra phản đối điều gì đó. Và từ vị trí CỰ MÔN ta sẽ tới tận cửa nhà ai đó để phản đối.
Thế lực của CỰ MÔN là THÁI DƯƠNG. Thế lực của CƠ là toàn nhóm CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG đàn bà con nít được đem ra hỗ trợ. Một bên người đàn ông phản đối và bên kia nhóm phụ nữ và trẻ em. Đó là hình tượng.
CỰ DƯƠNG chủ dấy lên, phất lên sự phản đối cao nhất vì sao THIÊN CƠ dám cật vấn, tra xét mình.
CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG chủ âm thầm cật vấn, điều tra, xét hỏi vì sao CỰ MÔN phản bội, phản đối.
Vậy cách CỰ CƠ Tý Ngọ tính thị phi xung đột vô cùng cao. Nếu gặp thêm LỘC TỒN bị phê là ‘Ngôn Ngữ Bất Cẩn’. Có câu: “CỰ CƠ nhi ngộ LỘC TỒN ngôn ngữ bất cẩn”. Vì khi giận hờn chuyện lỡ lời rất dễ xẫy ra. Và ngay khi không có chuyện giận hờn bản chất cách này cũng có lúc nói những câu rất hớ, rất dại dột dễ bị vạ miệng, những câu chất vấn dễ gây ấn tượng là chọc tức, châm chọc đối với CƠ. Còn đối với CỰ là nhưng câu phản bác rất hớ hênh, những phản đối sai lầm, lòi ra sự dại dột của mình. Từ đó gieo vào lòng người khác ‘tồn tại lâu dài một sự bất mãn’. Nhớ hoài một câu nói không quên, âm ỉ cháy trong lòng mà cả chục năm thậm chí nhiều năm cũng không bao giờ quên. Đây là một ví dụ nhỏ thôi để bạn dễ hình dung.
Trong một đám tang, có người khóc nhiều kẻ khóc ít, không phải khóc nhiều đã là thương, khóc ít là không thương, tùy theo tình cảm bày tỏ của mỗi người. Nhưng có người đánh giá như thế này: ‘Chị ấy khóc nhiều vì trước đây có lỗi với mẹ, vì hối hận’. Đối với bạn chắc chắn là không đọng lại trong lòng bạn điều gì cả. Nhưng đối với Đình là người trong cuộc biết rất rõ. Một câu nói ác ý, sai sự thật nhằm biện minh cho mình. Dĩ nhiên rất bất mãn, tồn tại không phải 1 vài năm đến 39 năm dài, Đình nầy vẫn còn nhớ như in. Đó là những câu nói hớ. Vô tình tạo cho người ta cái nhìn không tốt về nhìn.
Thỉnh thoảng ta lại đọc trên báo chí những câu nói hớ của các nhà lãnh đạo vô tình thốt ra, lời nói đã theo gió bay đi không kịp chận lại.
Cho nên khi Hạn đến CỰ CƠ dù cho không có LỘC TỒN bạn vẫn bị hớ như thường, vì có Lưu LỘC TỒN hoạt động. Hiện giờ năm Kỷ Tị, Tháng Kỷ Tị nếu thấy MỆNH, Hạn, Cung tại Tý Ngọ có cách CỰ CƠ cần cẩn thận lời ăn tiếng nói. Đôi khi muốn đùa cho vui thôi, cũng vô tình xúc phạm kẻ khác. Chính Đình cũng mắc phải lỗi ấy. (Vậy thì, nếu bạn bị câu đùa có cảm giác xúc phạm thì Đình nầy xin lỗi nhé).
Chia ly, Chia tay, Ly thân, Ly Dị, Ly biệt, Biệt Ly… Kế Ly gián.
Từ những nỗi niềm bất mãn tồn tại trong lòng của THIÊN CƠ do bị CỰ xung. Và những Cật vấn vô lý của THIÊN CƠ làm CỰ MÔN phất cao cờ khởi nghĩa. Biện pháp được chọn lựa là ‘đường ai nấy đi’. Từ đó vợ chồng bỏ nhau, anh em không đoái hòai nhau, thậm chí cha mẹ và con cái không thèm nhìn mặt nhau, thoát ly khỏi một tập thể… tùy theo Hung Cát tinh còn là bị khai trừ ra đoàn thể (CỰ TRIỆT KỴ HÌNH) chưa kể tình huống cay đắng hơn, bị ai đó ám hại (nếu có BỆNH PHÙ) bởi Ly Gián kế làm cho trong gia đình xích mích, trong đoàn thể nội bộ không yên, sự êm đềm bị phá vỡ. Ta cũng từng nghe câu: “ĐỒNG LƯƠNG CƠ NGUYỆT tất định tác lại nhân.nhược vô tứ tinh, tam giả nan thành”.
Cách CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG chỉ hay ho, an bình khi có 4 sao kể trên nhưng tại đây lại có tới 5 sao. THIÊN CƠ bị CỰ MÔN bên ngoài phản đối cuộc sống toàn nhóm sao không yên vui. Khi bên ngoài có người đang dương uy. Cũng tùy tình huống, người đàn ông ấy đã bỏ đi chỉ còn đây đám đàn bà con nít. Phía CỰ MÔN cũng vậy thôi, ta đi cho khuất mắt cái đám con nít ấy (vì CỰ MÔN là tên đầu đàn, đầu đảng) tao không thèm làm vua thứ 3 như Bửu Đình nói đâu. Ngài lên đường đi tìm một cánh cửa khác (phe phái khác, phe đảng khác…) vì CỰ là khoảng cách là cự ly cho dù ngài có ở lại trong lòng ngài vẫn đầy mẹp, tràn trề, dư thừa niềm bất mãn và có một khoảng cách nhất định..
Thấy CỰ MÔN hội họp là thấy cảnh chia ly… thấy chữ ly trước mắt. Mặc dù cái ly chẳng liên quan gì nhưng cũng sẽ thấy. CỰ CƠ cơ hội lớn đâu không thấy dễ thấy trước mắt là 2 chữ ‘duyên cớ’. Rồi lại nghe duyên cớ vì sao? Duyên cớ tại sao ra nông nổi này… Duyên là CƠ, CỰ là cớ. Đảm bảo tuyệt đối chính xác 100%. Duyên cớ đâu mà anh làm việc này thành công vậy? (tốt). Duyên cớ vì đâu mà 2 đứa xa nhau (xấu). Duyên đâu mà anh lặn lội đến đây (trung bình)…
CỰ MÔN là mồm miệng… THIÊN CƠ là sự cật vấn…
Điều cần biết dù nằm ở đâu trên lá số TỬ VI sao CỰ cũng là cái mồm miệng của ta. CƠ là cơ thể, MÃ là tay chân… vì lá số là của ta. Sao CỰ nhòm cung nào gây rối ren cung đó, nếu CỰ tốt thì không nói làm chi, CỰ xấu thật là khổ. Tất nhiên nằm cung Tật dễ gặp họa vì phản đối. Đáng thương kẻ Thiên Lương luôn luôn có người phối ngẫu là CỰ MÔN chê, trong khi thiên hạ khen. Hay nhất là CỰ MÔN nên ở cung Điền tạo uy cho nhà cửa, phước trời dành cho THIÊN PHỦ (vì đã là Phủ phải có cái cửa ngon lành, ngon nhất là Ngọ Môn).
CỰ MÔN luôn luôn lục hại với TỬ VI giữa một sao phản đối bằng miệng và một sao sẵn sàng làm phản bằng hành động. Hai vua luôn luôn lục hội nhau. Làm cho vận hạn đáo CỰ càng sôi động vì TỬ VI sẽ hoạt động. Vì khi CỰ ngộ TỒN là lúc TỬ VI ngộ KÌNH HAO.
Phía THIÊN CƠ luôn luôn có THIÊN TƯỚNG lục hội sẵn sàng ra tay tương trợ vì cái đám phụ nữ trẻ em yếu quá trước Cự hung hăng. Nghĩ mà buồn cười CỰ CƠ là cơ hội lớn… để cãi nhau. TỬ VI, PHÁ QUÂN và THIÊN TƯỚNG đâm ra lúng túng vì cùng lúc 2 sao nầy nhị hợp và lục hội cho cả 2 sao trên. CỰ CƠ cãi nhau đã đành lôi kéo Vua số 1, Vua số 2 tham dự. THIÊN TƯỚNG bị dằn co không biết tương trợ bên nào. Đó là lúc chúng ta vận dụng thế nhị hợp và lục hội để luận đoán cho thêm phần chính xác. Nhưng hiện giờ chưa đi sâu vào chỉ làm rối trí mà thôi.
Thế CỰ CƠ Tý Ngọ Mão Dậu là nơi hội tụ của các Vua. Một Vua thôi đã là cực đây lại tới 3 Vua tụ tập dễ xẫy ra đại chiến. Các ngài đang theo dõi vụ tranh cãi của CỰ và CƠ.
LIÊM TRINH đang theo dõi…
Điều ít người quan tâm, không để ý đến khi đoán về MỆNH, Hạn CỰ MÔN nhất là CỰ tại Tý Ngọ luôn luôn có LIÊM TRINH theo dõi những phản đối, phản bác có đưa đến phản bội khác không và phía kia luôn luôn có THIÊN TƯỚNG nếu cung nầy có KÌNH DƯƠNG (tức CỰ ngộ LÔC) vô hình chung hình thành cách “LIÊM TRINH THIÊN TƯỚNG KÌNH (hay HÌNH) hiệp, đa chiêu hình trượng nan đào”. Tức CỰ MÔN bị LIÊM TRINH ĐÀ theo dõi phía sau và THIÊN TƯỚNG dương gậy KÌNH DƯƠNG trước mặt, dễ bị ăn đòn, do phản đối, phản bác, bài xích… Bởi thế người xưa gọi là hiệp, hàm ý hiếp. Lưỡng đầu thọ địch. Nếu thấy cung có THIÊN TƯỚNG bị KÌNH hay HÌNH vua số 3 bị gặp nguy hiểm.
“CỰ tú, THIÊN CƠ nhi phá đãng”
Trước mắt giải thích chữ đãng nầy dấu ngã, chứ không phải dấu hỏi đảng phái. Phá đãng là phá phách hoang đàng. CỰ tú là CỰ đẹp tức hàm ý đắc địa, đứng hợp lý, CƠ là hiền. Nhi là tuổi còn nhỏ. Cách CỰ CƠ nhỏ hoang đàng lắm. Vì sao vây? Vì CỰ là sao chủ sờ mó táy máy như SÁT PHÁ. THIÊN CƠ chủ cơ ngơi, cây cối, cơ thể. Bạn thử hình dung có một đứa bé sờ mó, táy máy khắp người bạn chuyển qua đồ vật trong nhà cửa, cây cối leo trèo, Cơ là cật vấn tức hỏi han rối rít lại. Cự phản đối bậy bạ (vì đang còn con nít), rồi quay lại sờ mó hỏi lung tung… có điên đầu không nhỉ? Nếu Sát Phá chỉ quậy thôi, đây còn khổ vì nghe nói. Mặt trời mọc lên dưới nước sao nó không ướt hả chú? Cái bụng chú có em bé hả chú?...
Cách CỰ CƠ ngoài 20 tuổi cũng còn phiền, được khen là hiếu động nhưng kinh nghiệm cho thấy . Rất khổ vì CỰ CƠ bé con. Nhưng đa phần sau nầy đều thành công vì.
Tài Năng Lớn.
Vì Cơ là tài và Cự là lớn. Và bây giờ không có lý do gì thắc mắc vì sao đi với Song Hao Uy quyền quán thế vì tài năng lớn được khẳng định qua bộ KHOA QUYỀN LỘC. Dù là bạn có cách CỰ LỘC kém hay (chứ chẳng có gì xấu xa quá) thời gian vào những năm có Song Hao tức cũng có sự thay đổi để thích nghi với cuộc sống, rồi tài năng cũng lớn dần thôi. Nhưng chậm hơn vì không có cơ may tiếp thu những thay đổi lớn cho phù hợp.
CỰ tại Ngọ và cách KIẾP PHÙ KHỐC KHÁCH đối với nữ.
“KIẾP PHÙ KHỐC KHÁCH mạc ngộ CỰ NHẬT. Chung thân đa lệ phối duyên”
Nếu MỆNH hay Phu có cách nầy đối với nữ là ‘đa lệ phối duyên’ nhiều nước mắt trên đường tình duyên. Phù Khốc Khách là kẻ mang tiếng khóc và KIẾP là kiếp nạn khóc chồng. Vì ông THÁI DƯƠNG là hình ảnh của người đàn ông bị nạn. Nạn đó có thể ông ta bị nạn, bị tai nạn bị thương, bị tù, bị chết mà còn là nạn mê gái, hám của lạ bỏ ta mà đi. Trong đó yếu tố bất mãn là không thể thiếu.
DƯƠNG GIAN CÁCH BIỆT:
“KÌNH ĐÀ LINH HOẢ cùng ngồi, Với sao CỰ tú trọn đời tai ương.”
“CỰ, HOẢ, KÌNH DƯƠNG chung thân ải tử”
“CỰ, HOẢ, KÌNH DƯƠNG, ĐÀ LA phùng ác diệu tử ư ngoại đạo”
Khi xấu đây là câu nói ta thường nghe. ‘Thôi thế từ nay dương gian cách biệt’ tức là chết vậy. Vì vậy kị gặp với các nhóm sao như đã nói ở phần trên. Xấu vừa là ‘Hai phương trời cách biệt’ mỗi người mỗi nơi. Ít xấu là khắc phục là khoảng cách trong lòng, bằng mặt mà không bằng lòng. THIÊN CƠ không âm thầm cật vấn, CỰ MÔN không công khai phản đối.
Cách CỰ HỎA KÌNH là nổi giận mà chết.
Phía THIÊN CƠ nếu ngộ TANG KHÁCH, tức hình thành cách CƠ LƯƠNG TANG ĐIẾU lại rất dễ té ngã từ cao xuống.
“CỰ MÔN thủ Mệnh ngộ KÌNH DƯƠNG. LINH HOẢ phùng chi sự bát tường. Vi nhân tính cấp đa điên đảo...”
Cự tại Tý và Cự tai Ngọ Cự nào hay hơn?
Đương nhiên CỰ tại Tý ngon hơn vì THÁI DƯƠNG đắc ý bốc cao hơn.
CỰ tại Ngọ THÁI DƯƠNG hãm phải chờ vãn niên mới bốc cao lên được. Đừng quên câu:
“Âm Dương lạc hãm vãn tuế tất thành” chủ phát muộn, mà buồn phiền vì ngôi THÁI DƯƠNG mình không được tốt.
Cự phản đối chắc gì đã hay? Cơ cật vấn chắc gì đã đúng?.
THANH LONG.
CỰ phản đối cần đi với THANH LONG vì chủ tiếng nói, nếu phản đối mà không nói ra như cách CỰ LỘC là kém hay, CỰ THANH là lên tiếng phản đối lớn. Cách nầy có tên là ‘Lão bạng sinh châu’ trai già sinh ngọc, hàm ý cao tuổi có tài.
TUẾ HỔ PHÙ. + HÌNH.
Đi với bộ sao ngôn ngữ dù có thể tăng thêm tính thị phi, có thể là không hay nhưng có lập trường và thái độ rõ ràng. Nếu gia thêm HÌNH là:
“CỰ gặp HỔ TUẾ HÌNH Viên hội. Ấy là nghề thầy kiện quan toà.”
Hình chủ phản đối bằng pháp luật, cũng là có phương pháp để phản đối. Từ phản đối điểm này qua điểm khác, mới thuyết phục được quan tòa hoặc đối tượng.
XƯƠNG KHÚC: Phản đối cũng cần đi với các sao Văn học. vì lời nói thuyết phục được người nghe. Thiếu hai sao nầy khó chiếm được cảm tình của thiên hạ.
THIÊN CƠ giỏi cật vấn, tra xét, điều tra bằng ngôn ngữ. Cũng cần gặp các sao kể trên, đặc biệt CƠ rất Kỵ TANG MÔN (vì cơ thể bị chôn vùi) và bộ KHỐC HƯ dễ bị bệnh về đường hô hấp.
Tìm hiểu về CỰ KÌNH: Phản kháng cách. Khai trương cách.
Thoạt kỳ thủy CỰ MÔN phản đối chỉ là can gián, can ngăn một việc gì đó… nhưng khi có KÌNH tính phản kháng rất mạnh mẽ.
* Chủ: Phản kháng, chống cự. cầm cự như lời tục thường nói, cầm cự với hoàn cảnh khó khăn, cầm cự với địch. Nếu thấy thị phi tinh KỴ HÌNH HỎA LINH xung đột mâu thuẩn rất mạnh mẽ.
Nhưng nếu đi với Cát tinh, Hỉ tinh… là cách dương cửa lên để khai cuộc.
* Chủ: Khai trương. Khai mạc. Mở đầu cuộc đấu tranh. Mở đầu cuộc tranh giành thị trường.
Bộ CỰ KÌNH bản chất không có gì xấu hoặc nguy hiểm, nhưng trở thành nguy khi HOẢ LINH hội họp hình thành bộ CỰ HOẢ KÌNH.
開 張 鴻 發 là 4 chữ Khai trương hồng phát. CỰ KÌNH + HỒNG VIỆT.
Bắt đầu giương lên. Bắt đầu dựng lên. Khởi đầu. Quan trọng là giương cái gì lên? Dựng cái gì lên? Có thể giương cao cờ nghĩa mở ra một trang sử mới đối với những lá số anh hùng. Giương cây bút lên bày tỏ trên từng trang giấy. Giương cao biểu ngữ bày tỏ sự phản đối... Nhưng cũng có thể dựng lên cái cổng rất đơn sơ, có thể là rất rực rỡ như khải hoàn môn, đó là những cái mà ta có thể thấy được. Dựng lên cái cổng khẳng định chủ quyền, hướng dẫn một lối ra vào cho có nề nếp không chung chạ với ai. Đó cũng là dấu hiệu của sự chia rẽ, sự chia rẽ chỉ biết được mà không thấy được.
Trong đời thường ta dễ gặp những cái rất bình thường, phát sinh sự phản đối những người thân quen đưa đến sự cách ly trong lòng.
CỰ NHẬT là cách bắt đầu giương lên, dựng lên, khởi đầu làm một cái gì đó, để tỏ công khai với mọi người rằng... Tôi là doanh thương, tôi là kẻ phản đối, tôi là kẻ khởi nghĩa. Cái dễ gặp nhất tôi là kẻ bất mãn, nhì là tôi người mới xây dựng nhà cửa. Nói chung tùy thuộc bàng tinh tụ tập để luận đoán. Trong kinh thương đây là cách lợi cho khai trương, khởi nghiệp. Tuy nhiên cũng có cách khởi nghiệp đáng chú ý. Ví du:
“Ngẫm từ khởi nghiệp binh đao. Đống xương vô định chất cao bằng đầu”
Đó là cách khởi nghiệp của Từ Hải trong truyện Kiều. CỰ MÔN thích hợp trong trường hợp kinh thương là đi với KÌNH. Tuy nhiên ở đây tạo thành cách lưỡng Dương có tính phức tạp.
Chống cửa lên, mở cửa ra. Để làm gì? Để khai thành chiến đấu, để khai trương buôn bán, và cái mà ai cũng có là mở cửa ra để đón ánh mặt trời vào khi ngày bắt đầu đến.
CỰ MÔN là bước khởi đầu. THIÊN CƠ là cơ hội.
Đặc biệt hạn ngộ CỰ MÔN thường là lúc ta bắt đầu, khởi đầu, lần đầu tiên ta làm một cái gì đó kể cả nụ hôn đầu tiên. Và THIÊN CƠ là cơ hội, là nền móng đầu tiên, là viên gạch đầu tiên một thời kỳ đổi mới nếu thấy KÌNH PHƯỢNG lợi cho xây dựng… tùy theo bàng tinh mà luận. Và do mọi việc điều mới khởi đầu nếu thấy thị phi tinh mọi sự trở thành hỏng bét.
Sự chuyển động của bộ sao nầy rất mạnh mẽ. Khi có HÀ PHI PHỤC, hoặc MÃ PHƯỢNG KHÁCH.
THIÊN CƠ cư Tí Ngọ cần gặp và kị gặp
CẦN GẶP:
Song HAO hợp cách lại có thêm KHOA QUYỀN LỘC uy quyền xuất chúng.
KÌNH DƯƠNG PHƯỢNG CÁC lợi công danh. Hợp với bộ ĐỒNG ÂM
TẢ HỮU, XƯƠNG KHÚC hội họp văn vi thanh hiển võ vi trung lương
MÃ: Mẫn tiệp đa năng
ĐÀO HỒNG: Chủ khéo tay thiên về họa, nói chung thiên về thủ công. Hợp với nhóm TẤU, HỈ THẦN.
KỊ GẶP:
TANG MÔN: Đồng cung vì cơ thể không thể đem chôn vùi, còn là cách té ngã từ cao xuống. Hạn gặp dễ chết.
KHỐC HƯ: Dễ mắc bệnh về đường hô hấp
CÁO PHỤ kẻ dưới hỗn láo với kẻ trên
DIÊU Y có dâm tính ‘nan tự khởi cô miên’
HÓA KỊ nhất là có đủ bộ Tam Ám. Đi với KỊ DIÊU có dâm tính kị đáo hạn XƯƠNG VŨ.
LỘC TỒN: Cát xứ tàng hung. Còn là cách Vọng Ngôn. Có câu:
"CỰ CƠ nhi ngộ LỘC TỒN ngôn ngữ bất cẩn" (để lại sự bất mãn khó phai mờ cho người nghe) thiên về cật vấn hỗn láo, xúc phạm.
HOẢ KIẾP: “Kiếp Cơ ngộ HOẢ tất ngộ HOẢ tai”
HOẢ LINH: Phá cách.
“CỰ Kị nên tránh đò sông. PHỤC BINH HÌNH VIỆT mắc vòng binh đao”
KHÔNG KIẾP: Phá cách. Cẩu thâu thử thiết. Hiến Đế ưu phòng Đổng Thị.
VIỆT LINH HÌNH: Phòng sấm sét, búa đao
CỰ MÔN cư Tí Ngọ cần gặp và kị gặp.
CẦN GẶP:
SONG HAO: Uy quyền quán thế. Nữ là cách Phi lễ thành hôn.
THANH LONG: Lão bạng sanh châu.
PHỤC BINH: Thiên về Binh nghiệp.
HỔ TUẾ HÌNH: Ngành luật.
TANG MÔN: Có tính phức tạp, xét về mặt nhà đất bộ sao này rất lợi chủ nhà cửa rộng rãi có cửa trước cửa sau, hoặc có cửa chính cửa phụ. Nhưng xét về mặt tình cảm bộ sao này gây chia rẽ trong gia đình, nội bộ cơ quan.
KỊ GẶP:
LỘC TỒN: Cát xứ tàng hung. Còn là cách Vọng Ngôn.
ĐÀ LA: Dị chí, nếu thấy thành công là phi thường
ĐÀ KỊ TUẾ: Kiện cáo.
KÌNH ĐÀ HỎA LINH: Tai ương
HỎA KÌNH: Ải tử.
KIẾP PHÙ KHỐC KHÁCH: Đa lệ phối duyên.
MỘT SỐ CÂU PHÚ LIÊN QUAN:
“CỰ MÔN ĐÀ LA tất sinh dị chí”
Trong trường hợp CỰ CƠ là chí hướng phi thường, vì đây là cơ hội lớn. Tìm bộ KHOA QUYỀN LỘC để đánh giá.
“THIÊN ĐỒNG ngộ KIẾP KHÔNG bất cát. CỰ MÔN phùng ĐÀ KỊ tối hung”
.“TUẾ ĐÀ, CỰ KỊ phận nghèo. Một thân lên thác xuống đèo không yên”
“DƯƠNG CỰ HAO thật không lành. Chồng con phối hợp bất thành hôn nghi”
“THIÊN CƠ dữ THIÊN LƯƠNG, TẢ HỮU, XƯƠNG KHÚC hội họp văn vi thanh hiển võ vi trung lương”
“Mệnh phùng THIÊN CƠ miếu vượng đa năng”
“THIÊN MÃ nhập Mệnh mẫn tiệp.THIÊN CƠ tại Viên xảo tài xuất chúng”
“KHOA QUYỀN LỘC MÃ tu phòng KHÔNG KIẾP ám xung
CƠ NGUYỆT ĐÒNG LƯƠNG tối kị HOẢ LINH xâm phá”
“CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG kiêm hữu Sát tính. Hiến Đế ưu phòng Đổng Thị”
“CƠ LƯƠNG thủ Mệnh gia cát diệu phú quí song toàn”
“THIÊN CƠ gia ác sát đồng cung. Cẩu thâu thử thiết”
“KIẾP, CƠ ngộ HOẢ tất ngộ hoả tai”
“VIỆT LINH HÌNH ngộ CƠ LƯƠNG.Hoặc là NHẬT NGUYỆT ắt chờ lôi kinh”.
Một vài cảm nhân.
Việc phổ biến lá số TỬ VI trên mạng đem ra bàn luận, sau đó có người lợi dụng những khuyết điểm của mình và chỉ trích lẫn nhau là điều không nên làm. Bạn là cao thủ TỬ VI nghiên cứu số mệnh là biết tìm cách khai thác cái tốt, trừ bỏ cái xấu. Việc dùng các cách cục TỬ VI để chỉ trích lẫn nhau rất là buồn cười. Đúng là các ngôi sao THIÊN ĐỒNG là con nít hết chỗ nói. Không bao giờ trở thành người lớn được như Đình này đã nhận xét.
Điều này còn gây mất hứng thú khi viết bài.
Cho nên bí mật lá số của mình rất cần thiết. Các Vua triều Nguyễn giữ rất kỹ các chi tiết nầy, thậm chí trai gái cũng không biết.
Chúc Bác luôn khỏe!
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/2/041513101985/1/lanhuong1310.jpg
Cháu chỉ xin hỏi bác là cung Thân của cháu như vậy là tốt hay xấu ạ? Cháu xin lỗi là đã hỏi bác nhiều câu hỏi ở nhiều chủ đề khác rồi. Nhưng vì cháu thấy bác nói chuẩn quá, cháu chưa thấy thầy tử vi nào nói chuẩn đến vậy, nên chẳng mấy khi gặp được người giỏi như bác, mà cháu lại còn băn khoăn nhiều thứ quá, nên rất mong được bác chiếu cố ạ. Bây giờ ngày nào cháu cũng phải vào blog của bác để đọc rồi, nghiện mất rồi bác ạ.
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/0/143027051973/0/YN.jpg
Thưa bác, lời nói đầu thư cháu muốn gửi đến bác là lời cảm ơn chân thành từ phía cháu. Bác đang rất vất vả để chuẩn bị thường xuyên cho những bài viết của mình, nhưng bác đã dành ra quỹ thời gian quý giá ấy để giúp cháu như thế này thật tâm cháu rất cảm động và rất trân trọng điều đó. Bác nói rất đúng, cháu đúng 100% là người mới tập tễnh tham gia vào lãnh vực nghiên cứu khoa học Tử Vi này. Phần lớn, quả đúng là cháu thường xuyên liên tưởng và kết hợp sự tưởng tượng của mình cho ra một ngữ cảnh nào đó, miễn sao thấy nó có vẻ gì đó logic và hợp lý với cái hiểu mơ màng về các sao trong lá số thì bản thân lập tức sẽ tạm nghiên về luận điểm đó mà tạm chấp nhận với luận giải đó của chính mình. Mặc dù cháu biết chắc rằng, thậm chí có những điều cháu cho rằng khá là logic, nhưng Tử Vi thì lại rất khác. Nó cần tuổi đời, cần kinh nghiệm của sự từng trãi mới mong thấu đạt được hết cái sở học của bộ môn này.
(Vì nội dung thư cháu viết gửi bác dài, nên cháu như trước đây vẫn sẽ tách chúng ra thành từng đoạn nhỏ và gửi theo thứ tự để bác tiện theo dõi một cách thứ tự, lần lượt từ trên xuống dưới của các phần, một cách tự nhiên, dễ dàng, và thuận tiện.)
Những dòng cuối thư, cháu luôn muốn gửi đến bác những lời chúc tốt đẹp nhất cho sức khỏe, hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống. Được biết bác và có cơ hội để tâm sự với bác như thế này, cháu có thể giải bày những khó khăn, khúc mắc của mình trên con đường tiếp cận với bộ môn Tử Vi quả thật đây là điều rất đáng quý. Cháu một lần nữa chân thành cảm ơn bác, bác đã dành quỹ thời gian ít ỏi của mình để lập lá số và giúp cháu trên con đường học thuật của bản thân.
Thân gửi bác, cháu Nguyễn Minh Anh Tuấn
Hôm nay cháu vừa đọc xong đến bài viết về Cự Cơ Tý Ngọ của bác, bản thân cháu cũng giải tỏa được ít nhiều những..
Hôm nay cháu vừa đọc xong đến bài viết về Cự Cơ Tý Ngọ của bác, bản thân cháu cũng giải tỏa được ít nhiều những thắc mắc trước đây về chính tinh này. Có điều, khoa học Tử Vi dữ kiện nhiều quá bác à, trong một lúc để dung nạp vào bộ não, cháu cảm thấy thật sự khó khăn. Nhìn lá số một lúc cháu cũng tá hỏa tam tinh luôn. Rối ren như một khối tơ vò có lẽ là cụm từ mô tả chính xác nhất cái cảm nhận hiện nay của cháu. Một ví dụ sinh động cho cái khó mà cháu đang gặp phải, đó là tại một cung bất kỳ nào đấy trong lá số, nó tồn tại lẫn lộn nhiều cách cục khác nhau. ềKhi xung chiếu, bàng chiếu, nhị hợp, tam hợp, kề giáp.. ta sẽ có một mớ sao trộn lại. Sau khi cháu cố gắng "lắp ghép" cho ra các bộ, các cách vốn được đề cập đến trong các bài viết của bác, thì cháu luôn thấy có những bộ tốt, và những bộ xấu cứ hòa trộn lẫn lộn với nhau trong cùng một cung. Cái vướng mắc của cháu là ở điểm này, mức độ xấu tốt của các bộ đó không rõ bộ nào hơn bộ nào và cháu cũng không có kinh nghiệm để biết mình phải luận như thế nào cho nó hợp tình, hợp lý, đầy đủ và khoa học. Thật sự cảm giác rất là căng thẳng bác à. Cái này nó khó hơn cả việc mình phân tích một mớ dữ kiện được cung cấp sẵn mà trong các ngành nghiên cứu khác cháu từng học qua. Nét đặc thù của Tử Vi rất linh hoạt, cơ hồ nó đòi hỏi phải có đủ kinh nghiệm sống thì bản thân mình mới đủ khả năng phán đoán cho sự đúng sai, được mất, hay dở một cách rõ ràng, khúc chiết.
Từ chỗ này, cũng dẫn cháu đến những thắc mắc cho cách Cơ Cự tại Mão (Điền Trạch cung) trong lá ..
Từ chỗ này, cũng dẫn cháu đến những thắc mắc cho cách Cơ Cự tại Mão (Điền Trạch cung) trong lá số của bản thân. Thủ trực tiếp tại cung này của cháu có những sao như là Cự Cơ, Đại Hao, Tam Thai, Long Trì, Thiên Thọ, Thiên Khôi, Hóa Quyền, Quan Phù. Tam hợp tại Huynh Đệ cung thì cháu có Thiên Đồng cùng các sao Bát Tọa, Phượng Các, Thiên Tài, Giải Thần, Lực sĩ, Thái Tuế và Đà la; về phía cung Tật Ách thì cháu có Địa Giải, Hoa Cái, Tấu Thư, Bạch Hổ, Thiên Khốc, Thiên Sứ, Hỏa Tinh. Xung chiếu từ Tử Tức cung (vô chánh diệu) lại có các sao như Địa Không, Thiên Hình, Phá Toái, Điếu Khách, Tiểu Hao.
Theo những gì cháu tiếp thu được từ những bài giảng của bác, cháu tách ra được một vài bộ có ý nghĩa như Cơ Cự Mão Dậu, Song Hoa, Tứ Linh, Thai-Tọa, còn lại nhiều sao rời rạc cháu không hiểu lắm ý nghĩa của chúng, nhưng có một sao làm cháu lúng túng chính là Địa Không (tức theo cách bác viết trong những bài trước đây chính là sao Thiên Không) - Cái ông Thiên Không này bị hãm địa xung chiếu từ Tử tức nhìn vào Điền cung của cháu. Thoạt ngay một ý nghĩ trong đầu, cháu biết một điều chắc chắn là ổng sẽ lắc cái đầu, nhưng cháu không rõ cái lắc đầu này của ổng sẽ đắc dụng hay sẽ gây ra nhiều tai họa cho cung này của cháu nữa. Theo những hiểu biết giới hạn của cháu, cháu cũng tập luận thử, tự luận xong rồi tự cháu cũng thấy lạnh cả xương sống bác à. Tách ra 2 nhóm sao phân biệt Các-Hung, cháu tự luận như thế này:
Điền cung thì chủ những cái liên quan đến nhà cửa, ruộng đất, cơ xưởng sản xuất, máy móc thiế..
Điền cung thì chủ những cái liên quan đến nhà cửa, ruộng đất, cơ xưởng sản xuất, máy móc thiết bị, cổ phiếu, chứng khoáng, xe cộ... tất cả những tài sản miễn không phải là tiền mặt, và Điền cung cũng có thể xem như là cung Phúc Đức thứ hai, do vậy nó cũng có ý nghĩa nói lên sự thành bại trong sự nghiệp của cả một đời người. Cháu xét phần Các Tinh thấy có Cơ Cự Mão Dậu đắc được Song Hoa, hội đủ Tứ linh và có cả Thai Tọa cho thấy sự tốt đẹp của cung này, Hóa Quyền tham gia ở đây ý nghĩa gì thì cháu vẫn chưa biết, còn khi xét về mức độ thì cháu vẫn chưa đủ kiến thức để hình dung ra nó tốt đẹp như thế nào. Về Sát tinh thì có Đà-Hỏa-Thiên Không. Thiên Không chủ cái họa đến từ trên trời, Thiên không xung chiếu và lắc đầu, cho nên các cách tốt ở Điền Cung sẽ chuyển sang xấu. Càng tốt thì kết quả ngược lại sẽ càng xấu. Tốt ít thì ngược lại xấu cũng ít đi. Mường tượng ra, cháu có thể đoán định do sự vô ý của ai đó (có thể là cháu, người nhà, láng giềng..) gây nên hỏa hoạn và đốt sạch, cháy rụi cả nhà cửa, cơ xưởng, tài sản của mình, và vì vậy cuối cùng cơ nghiệp cũng trở thành trắng tay (Có Hỏa Tinh và Đà La). Trong đây có sự góp mặt của Thiên Hình chủ mổ xẻ, những cái liên quan đến cơ thể con người cho nên tai họa này chắc cũng có liên đới đến thân thể con người chăng? Cháu biết là luận Điền cung như vậy vẫn chưa đầy đủ, nhưng với kiến thức hiện nay của cháu thì cháu thấy được cái chung chung chỉ đến như vậy. Cháu rất mong được bác chỉ dẫn và giúp đỡ thêm cho cháu. Cháu chân thành cảm ơn bác.
Để tiện hơn cho mọi người trong việc trao đổi học thuật, cháu quyết định chọn viết bình luận này công khai. Lá số của cháu sinh ngày 24/02/1983 Dương lịch tức ngày 12/01/1983 Âm Lịch, giờ Dần (04:15' sáng)
Thân gửi bác, cháu Nguyễn Minh Anh Tuấn
Cháu rất mong Bác viết bài về Cơ Lương Sửu Mùi ạ!
Hôm nay lên Vnexpress thấy những hình ảnh vể vẻ đẹp bình thưởng xứ Huế , cháu xin copy qua đây tặng Bác xem cho vui.
Cháu thích nhất tấm hình này đó Bác.
Mệnh Cháu là Thiên cơ ở Sửu, Thiên lương( Thiên di), gọi là Mệnh Cơ lương được không vậy Bác?
Thân cư Phu có Thái dương ở Tỵ( Ngộ Triệt), vậy là cách Cự Nhật phải không Bác? Mà Nữ có cách này thì Chung thân đa lệ phối duyên hả Bác?
Cháu không rành Tử vi nên hôm nay nhờ Bác giải đáp giúp Cháu. Cháu cảm ơn Bác!
Cháu vừa đọc tới đoạn : Hay nhất là Cự Môn tại cung Điền , với mệnh Thiên Phủ . Nhưng với Thiên Phủ tại Sửu, thì Cự Môn ở Thìn - Thế La Võng , như vậy Cự Môn có còn đẹp nữa không ?
Kinh
cháu trong blog bác nhé. Mong bác đừng giận mấy trò trẻ con của Thiên
đồng .
truyền lại thì thấy có thêm nhiều sao khác không ghi trong Tử Vi đẩu số toàn
thư của Trần Đoàn như các sao : Đào Hoa – Thiên Tài – Thiên Thọ – Phá Toái – Kiếp
Sát – Thiên Y – Thiên Trú – Thiên Giải Địa Giải – Giải Thần – Địa Không – Aân
Quang – Thiên Quí – Cò Thần – Quả Tú – Lưu Hà – Thiên Quan – Quí Nhân – Thiên
Phúc.
Thanh Tran: đó là toàn bộ nội dung
tuongnguyen2007: rồi để anh hỏi cho
Thanh Tran: bác chỉ nói không an 10 sao , nhưng trong sách thì nói không an
nhiều hơn 10 sao
tuongnguyen2007: còn sao nào khác biệt với cách của Bác
Thanh Tran: Lưu Hà + Khôi Việt hơi khác , anh nhờ Bác kiểm tra kỹ luôn giúp em
Thanh Tran: để làm một lần cho tiện
tuongnguyen2007: ok, anh sẽ copy đoạn chat này gửi cho Bác
Thanh Tran: cảm ơn anh nhiều nhé.
về cách an sao của Bác. Bác giải thích hộ cháu (cháu giải thích không có
thiêng). Sau đây là đoạn Chat của cháu và bạn Thành:
Thanh Tran: sách tử vi đẩu số toàn thư - trang 16 , anh hỏi Bác xác nhận giúp
em , phải nội dung giống y như vậy không ?
tuongnguyen2007: - Chỉ có bớt sao và k thêm sao
Thanh Tran: Ghi trong Tử Vi đẩu số toàn thư chỉ thấy chòm sao chính là 14 vị :
Tử Vi – Thiên Cơ – Thái Dương – Vũ Khúc – Thiên Đồng – Liêm Trinh – Thiên Phủ –
Thái âm – Tham Lang – Cự Môn – Thiên Tướng – Thiên Lương – Thất Sát – Phá Quân.
Thanh Tran: Sau đây là các phụ tinh như : Văn Xương – Văn Khúc – Tả Phụ – Hữu
Bật – Thiên Khôi – Thiên Việt – Thiên Ma – Lộc Tôn – Kinh Dương – Đà La – Hoả
Tinh – Linh Tinh – Hoá Quyền – Hoá Lộc – Hoá Khoa – Hoá Kị – Thiên Không – Địa
Kiếp – Thiên Khương – Thiên Sứ – Thiên Đức – Nguyệt Đức – Long Tri – Phương Các
– Thai Phụ – Phong Các – Hồng Loan – Thiên Hỉ – Tam Thai – Bát Toạ – Thiên Hình
– Thiên Diệu – Đẩu Quân.
Thanh Tran: Rồi đến chòm sao đi theo Thái Tuế, chòm sao đi theo Lộc Tồn, chòm
sao Tràng Sinh. Mỗi chòm 12 vị ;
TranNhatThanh: Rồi đến Triệt lộ không vong và Tuần trung không vong cộng lại là
85 vị.
1. Mệnh cháu có Tham Lang, Kình Dương và Thiên Không (an trước thái tuế 1 cung) tại Thìn, có hỏa tinh từ cung tài bạch tại Tý tam hợp chiếu, như vậy có được tính là Tham Hỏa tương phùng hay không? Cháu đã đọc hết các bài trong blog của bác, chưa thấy bác viết bài nào về cách này nên nếu được xin bác dạy thêm về cách Tham Vũ đồng hành hay cách Tham Hỏa, Tham Linh.
2. Thân cháu đóng tại cung Tuất - thiên di, có sao Vũ Khúc tọa thủ. Cháu đọc trên mạng thấy nói sao Vũ Khúc hay Tham Lang thủ thân tại tứ mộ là hạ cách, vất vả cả đời mà không quý hiển được. Xin bác giải thích cho tại sao Vũ Khúc đóng cung Thân tại tứ mộ lại là hạ cách? Và có cách nào để đương số, nếu vướng vào cách này, tự cải thiện tình hình không? Cháu tự nghiệm cuộc sống của mình biến động nhiều quá, chuyển nhà và công việc rất nhiều lần - không biết có phải cách này gây ra hay không.
3. Cháu năm nay đã 34 tuổi mà chưa lập được gia đình, cũng chưa có cơ hội nào lập gia đình. Xin bác xem giúp cháu khi nào cháu mới lập được gia đình?
4. Trong cung tử tức của cháu hội đủ các sao Tuần, Quả Tú, Thiên Cơ, Đẩu Quân tại cung Sửu, tam hợp chiếu với Cô Thần, Tang Môn tại Tị. Cháu có thể có con hay không?
Cháu rất hi vọng bác có thể giúp đỡ giải quyết nỗi những nỗi thắc mắc này, đồng thời qua đó cung cấp thêm được cho các anh chị yêu thích tử vi có cơ hội học hỏi thêm được kiến thức và kinh nghiệm quý báu của bác.
Cám ơn bác nhiều và chúc bác một ngày tốt lành!
Kính.
Đúng là làm cô dâu phụ hay chú rể phụ thì khó lấy chồng , lấy vợ. Bạn học cháu con trai nhưng tên là NGuyễn Khôi Hòang Đức Hạnh , người nhìn lịch sự , ăn nói nhẹ nhàng nên anh em bạn bè có đám cưới là nhờ nó làm rể phụ. Cuối cùng nó mới lấy vợ năm rồi ( 33 T).
Hôm nay cháu có chụp được hình mấy cánh hoa bằng lăng ổi , lòai hoa bình dị nhưng rất xinh đẹp. Cháu kính gởi tặng Bác. Cháu kính chúc Bác luôn mạnh khỏe!
Tìm được trang blog của bác và đọc những bài viết về tử vi của bác thật là thú vị. Nội dung bác viết thật khác xa với những gì từ trước tới nay cháu tìm được trên mạng.
Trước kia cháu rất lo lắng vì tự xem lá số của mình thấy có sao Thiên Không tọa thủ, và vì trên mạng có nhiều nội dung bàn luận về sao này rất xấu - nhất là khi nó đóng vào các cung cường của lá số. Hôm nay đọc blog của bác thấy bác nói sao thiên không là "ngụy tạo" nên cũng bớt phân vân. Từ trước tới giờ cháu chưa có cơ duyên tìm được người uyên bác môn này giải lá số giúp cho. Hôm nay may mắn tìm được bác, xin bác bỏ chút thời gian giúp đỡ xem cho cháu lá số được chăng?
Sau đây là là ngày tháng năm sinh của cháu:
Tên: Nam, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1976 (dương lịch) vào khoảng 18:00, hay ngày 4 tháng 12 năm 1975 âm lịch. Cháu cũng xin gửi bác link lá số từ trang lyso.vn:
[img]http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/183004011976/1/amouruniversel.jpg[/img]
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/183004011976/1/amouruniversel.jpg
Rất cám ơn bác!