Truyện Tử Vi của Bửu Đình.
Hồi1 nhấn đây
Chương 3. Hồi 10. Ngày Trở Về.
Hồi1 nhấn đây
Chương 3. Hồi 10. Ngày Trở Về.
Ba hôm sau.
Có những người ngày trở lại là niềm vui, là áo gấm về làng, biết bao người thân yêu mong đợi... Và cũng có, người trở lại lê gót chân về trong bất đắc dĩ, ngày trở về trong buồn tủi, trong bẽ bàng... Lữ Khách cũng đang quay trở về với tâm trạng khác, càng gần kinh đô bao nhiêu nỗi lo lắng càng nhiều bấy nhiêu, càng lúc nỗi lo (Việt Bệnh Phù) biến thành nỗi sợ hãi (Cự Kỵ).
Như vậy bộ sao Ngày Tháng đi với Lưu Phục Binh của chàng có dấu hiệu bất ổn. Do đeo đuổi việc không đâu vào đâu, bị rơi vào quá hạn thời gian (Việt Tuế gia thêm Hình...). Ngẫm cho kỹ, nhà vua đã ra lịnh triệu hồi cách đây đã 8 ngày, tức có nghĩa là đã đình chỉ mọi công tác mà chàng đang làm. Càng nghĩ càng lo.
Con đường thiên lý, cũng là con đường cái quan bao nhiêu triệu người đã đi qua, hằng bao thế kỷ, và cách đây hơn năm năm chàng ta cũng hằng đi lại, với niềm háo hức mong trở về, và ra đi mong đến nơi mau chóng. Nhưng hôm nay cũng trên con đường này lại mang đầy đủ thất tình hỉ, nộ, ái, ố...cũng mong chóng về và cũng mong chậm lại.
Không gian có nơi đã vào xuân nhưng lòng chàng lại héo úa ngổn ngang hơn bao giờ hết. Công việc chưa tròn, lại vượt quá kỳ hạn, trong lúc chính chàng ta đòi hỏi những người cộng tác đừng vi phạm (Tử Vi Kỵ Hình), hôm nay bản thân lại vi phạm, người xử tội chàng không ai khác hơn là nhà vua. Càng nghĩ càng rối bời, càng nghĩ cái họa do mình gây ra quá lớn.
Đèo ĐÀ LA được tăng cường hằng trăm quân để bảo vệ con đường về an toàn nhất, càng nhiều quân bao nhiêu tội chàng càng to bấy nhiêu, đồng thời cũng thấy rõ mối quan tâm của nhà vua đối với quan Khâm sai đệ nhất. Đây là nơi, được phong là Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan nhưng lòng dạ nào chiêm ngưỡng, lại thêm cái giá rét mùa đông đang ngự trị trên đỉnh đèo cao gần một dặm. Qua đèo có nghĩa là vào đất xứ Ngọ. Càng đến xứ Ngọ cái lạnh càng nhiều.
Cuốn phim dĩ vãng quay đều trong trí óc.
Thắm thoát đã bao nhiêu năm rồi...
Từ ngày sư phụ chàng mất đi trong đợt ôn dịch giáng xuống kinh đô. Bọn kỵ binh trong ngự lâm quân cũng chết rất nhiều. Một đợt tuyển chọn kỵ binh cho lính kỵ của bộ binh và của đội ngự lâm quân lần đầu tiên mở rộng. Nhờ làm quen với con ngựa của sư phụ, chàng ta với học thức có sẵn được tuyển thẳng vào đội Ngự Lâm Quân mà thông thường được tuyển từ quân kỵ binh ở chốn Kinh thành. Thời gian đưa chàng kỵ binh Ngự Lâm Quân trở thành đội trưởng của một đội Kỵ Binh Ngự Lâm Quân. Cùng với những cơ duyên trở thành Khâm Sai thứ 24 của Cơ Mật viện, vào dịp, Khâm Sai thứ 10 bị mất tích, đến tận hôm nay được đánh giá do tai nạn do lũ lụt gây ra ở xứ Âm Sửu. Và nhà vua phát hiện qua lý lịch, chàng Khâm Sai 24 ngày nay là đứa bé con ngày xưa mà ngài đã một lần ôm ấp. Nếu, ngày xưa điều tra lòng người qua lá số Tử Vi mờ mờ ảo ảo, hôm nay công việc ấy lại được thăng hoa rất nhiều. Đây là việc làm chàng ta rất ưa thích, lại được tiếp xúc với những điều cơ mật ít ai được biết, được gần gũi bên vua, trong một ngôi nhà quan trọng chỉ có 24 người, theo dõi các công việc bí mật. Bình quân tại đó mỗi người nắm giữ 2 đến 3 nhiệm vụ khác nhau. Mỗi người lại ăn mặc không giống ai, đa phần ăn mặc theo quân phục cũ toàn là ngự lâm hoặc cấm y thị vệ. Ai cũng thế, cứ tự nhận mình chỉ là làm những công việc vô tích sự như thư lại trong Cơ Mật viện. Chỉ có ngài tể tướng và các thượng thư biết rõ công việc thật mà thôi. Tất nhiên họ là những người kín miệng, ở chốn hoàng cung ai càng kín miệng bao nhiêu, chức vụ càng cao bấy nhiêu.
Mười lăm năm qua, từ Khâm Sai 24, chàng trở thành Khâm Sai đệ nhất. Nhờ may mắn cũng có và nhờ tài năng cũng có, một số khâm sai điều đi làm tổng đốc, thượng thư lại có người do tuổi tác không còn phù hợp xin về hưu. Nhờ thế các khâm sai có cơ hội thăng tiến.
Mười lăm năm sau, lại có Khâm Sai 20, thuộc Vụ phó xứ Thìn mất tích và Vụ này cũng do Lữ Khách làm Vụ Trưởng. Vừa là Viện phó Cơ Mật, Trưởng phòng Tử Vi. Người cầm đầu Cơ Mật viện là nhà vua nhưng chỉ trên danh nghĩa.. Thực tế mọi công việc do Lữ Khách làm cả.
Đường đèo lên cao càng quanh co, đó đây vài nhóm lính canh gác trong giá lạnh mùa đông. Vừa đi vừa suy nghĩ, lúc vui lúc buồn, lúc đi nhanh lúc đi chậm. Tình cảm thất thường. Lại chợt nghĩ đến vụ án 20.
Vụ án 20.
Tin tức cuối cùng của Khâm sai 20 là: Vào khoảng cuối giờ thân, đầu giờ dậu, ngày 7 tháng 10 năm ấy. Khâm sai 20 đặc trách xứ Thìn ghé thăm quan Lãnh binh tại tư dinh cũng là doanh trại của y. Vào khoảng đầu giờ tuất. Khâm sai và Tổng binh rời khỏi doanh trại. Ba Khâm sai địa phương làm trách nhiệm bảo vệ an ninh vòng ngoài, theo yêu cầu của Khâm sai 20. Một giám sát từ bên ngoài là XTL 01 (XTL: Xứ Thiên La), quan sát 2 người là Khâm sai 20 và Tổng binh cùng đi ngựa thong thả qua cổng doanh trại, và đi qua vị trí giám sát của XTL 01, tiến về hướng cây cầu gỗ, để vào thị trấn. Khâm sai XTL 01 định bám theo vì đã khuất tầm quan sát do trời tối. Đã thấy quan Tổng Binh thong thả quay trở lại. Khi Lãnh binh đã qua vị trí của XTL 01. Khâm sai XTL 01 liền rời vị trí để theo kịp bảo vệ Khâm sai 20. Khi vào thị trấn đã có khâm sai địa phương XTL 03 đón lõng tại đó nhưng không thấy Khâm sai 20 đi qua. Khâm sai XTL 01 đến gặp Khâm sai XTL 05 tại vị trí lót ổ trước tại Thanh Long Lâu –nơi Khâm Sai 20 yêu cầu- cũng không phát hiện Khâm sai 20 vào. Thanh Long lâu là nơi quan Lãnh Binh thường dùng để tiếp đãi bạn bè, cũng là điểm có khả năng đến của Khâm sai 20..
Khâm Sai 20 mất tích trong khoảng gần cầu và qua bên kia thị trấn. Đoạn mất tích chỉ khoảng 100 trượng khuất tầm nhìn của Khâm Sai XTL 01 vì bóng đêm và Khâm Sai XTL 03 cách vị trí đó khá xa, một quán nước cũng là ngôi nhà đầu tiên, cách cầu trên 100 trượng (trên 330m). Đã cho rà suốt hầu hết đất đai và cả con lạch để tìm kiếm người và ngựa của Khâm Sai 20. Nếu có giao đấu, bắt cóc hay thủ tiêu xảy ra tất có dấu vết và mọi việc không thể nhanh hơn như thế. Có thể nói: Khâm Sai 20 mất tích trước mắt Khâm sai XTL 01.
Tóm lại, Khâm sai 20 có thông báo sẽ vào gặp quan Tổng binh vào giờ dậu. Yêu cầu hỗ trợ từ bên ngoài và lót ổ trước tại Thanh Long lâu. Cả 2 người đi ra, hướng về phố chợ và mất tích một cách kỳ lạ.
Dự đoán. Lãnh binh tiễn biệt Khâm sai 20 gần cầu và quay về. Đã điều tra ngầm (tức Liêm Trinh) những binh sĩ canh gác đều xác nhận như vậy, kể cả 2 binh sĩ đi mua rượu uống trong phố chợ. Cũng thấy 2 người chia tay ở gần cầu. Hai người này đi từ phố chợ về doanh trại .
Nhiệm vụ của Khâm sai 20 là gì? Là nhiệm vụ kiểm tra tin tức định kỳ 3 tháng một lần nhưng lần này đi sớm hơn, vì cần thu thập lại tin tức bọn Sơn Đường để báo cáo lại nhà vua, ngoài ra tìm hiểu thêm, các vụ mất tích các thiếu nữ đẹp gần đây tại xứ này, đây chỉ là tìm hiểu thật hư mà thôi, hay chỉ là tin đồn láo, việc điều tra là của quan lại xứ Thìn. Cụ thể là Án Sát Sứ Ti lo về an ninh, luật pháp. Khâm sai 20 là vụ phó vụ Thìn tìm hiểu để báo cáo tình hình an ninh trong xứ thật chính xác, chỉ là công việc thường tình. Giải quyết vấn đề không phải trách nhiệm của họ.
Vụ mất tích kỳ lạ như bị bốc hơi của Khâm sai 20, được báo cáo đầy đủ về Cơ Mật viện, bằng văn bản của cả 3 Khâm sai địa phương, đến viện Cơ Mật, chỉ sau 2 hôm, và sự việc đã được báo lên nhà vua. Năm hôm sau vụ mất tích. Những báo cáo mới nhất của Khâm sai địa phương về việc tìm kiếm, và cả sơ đồ chiếc cầu gỗ, dài 3 trượng với 2 lan can ọp ẹo, từ xứ Thìn gởi về không có gì mới lạ, các hoạt động (tức Tử Vi) của Khâm sai 20 tại xứ Thìn được gởi về nghiên cứu tỉ mỉ, cho thấy; Việc Khâm sai 20 tiếp xúc với Lãnh binh là việc thất thường, các Khâm sai trung ương không được tùy tiện xuất đầu lộ diện (Thiên Tướng, hoặc Tướng Quân ngộ Triệt), bất đắc dĩ mới làm. Vì chính họ là người điều tra tư cách các quan lại. Việc Khâm Sai 20 yêu cầu có sự bảo vệ bên ngoài cũng đánh giá là thường tình. Khi đã xuất đầu lộ diện phải có người biết đường để báo cáo, đồng thời cũng chứng minh việc công như sao THIÊN ĐỒNG, chứ không phải chuyện riêng tư như sao THIÊN CƠ... Chẳng có quan lại nào mong muốn gặp bọn khâm sai cả. Đó cũng là việc thường tình.
Các khâm sai Cơ Mật viện họp bàn để tìm hướng đi đúng để điều tra.
Khâm sai Thiên Phủ của Cơ Mật viện, nhận xét: “Đúng rồi, Khâm sai 20 không lo lắng phía bên trong doanh trại, lo bên ngoài và nơi đến là đúng”. Lời nhận xét này, cho thấy Khâm sai 20 lo sợ cái bên ngoài là Triệt, không phải bên trong là Tuần.
Khâm sai Thiên Tướng lại cho là: “Đừng quên, các Khâm sai chúng ta khi tiếp xúc với bọn quan lại địa phương, không được phép đem theo Khâm sai địa phương vào cuộc vì sợ bọn họ bị lộ diện”. Nhận xét này cho là hợp lý.
Khâm sai Cự Môn cho là: Ủng hộ ý kiến của Thiên Tướng. Cần phải điều tra tất cả, kể cả đám Khâm sai địa phương, bị đưa vào diện nghi vấn. Điều này khiến Lữ Khách khó chịu ra mặt. Vì đám khâm sai này do chàng ta quản lý. Vụ trưởng, Vụ Thìn cũng là chàng. Đặc biệt Khâm sai XTL 01, trước đây là Khâm Sai 23 nhưng lại xin xuống cấp, về làm khâm sai địa phương để gần gủi phụ mẫu của y, được mọi người đánh giá là hiếu tử. Một khâm sai tòng tam phẩm ngang với văn quan là Quang lộc tự khanh, Thái học tự khanh... Với võ, ngang với Tinh binh vệ úy, Phò mã đô úy, Phó lãnh binh. Đi điều tra một người trước đây là đồng sự, đồng môn, lại là hiếu tử, khiến Lữ Khách bực bội vì làm thế mất thêm thời gian.
Cuộc họp hôm đó có 9 khâm sai nhưng tới 10 ý kiến.
Ý kiến. Khâm sai 20 bị đánh bất ngờ từ phía sau. Bị Khâm sai Thiên Cơ công kích dữ dội. Vì áo giáp của các khâm sai do y chế ra, có lót các cây thép cứng bên trong, gươm đao qua thực nghiệm, không chém thủng. Cứ cho là bị đánh sau đầu té xuống, tất có dấu vết vì con đường đó là đường đất, vào mùa mưa. Lại có 2 tên lính đi ngược chiều trông thấy, cảnh chia tay.
Khâm sai Thiên Đồng cho là 2 tên lính đi ngược chiều chỉ là cảnh dàn dựng, bị Khâm sai Thiên Lương phản đối. Làm sao chúng biết bên ngoài có người chúng ta, để dàn dựng kịch bản. Hóa ra những công việc chúng ta đang làm chẳng có gì bí mật cả. Có kẻ còn bí mật hơn chúng ta.
Kể cả ý kiến, Khâm sai 20 hôm đó đã ăn cơm chiều chưa, cũng được nêu ra. Cũng may, trong bản báo cáo của XTL 05 có báo là đã ăn chiều tại quán ăn gần, Thanh Long lâu. Đây là ý kiến của khâm sai Liêm Trinh được y giải thích. Có thể Khâm sai 20, dự kiến mời Tổng binh ra đó uống rượu mà thôi. Hoặc được Tổng binh mời ăn uống ở tư dinh, hay quán ăn khác, thì Khâm sai 20 viện cớ đến Thanh Long lâu uống rượu vui chơi, xem ả đào múa hát là được. Vì ở đó đã lót ổ trước, an toàn hơn.
Các ý kiến đều thống nhất ở điểm. Không điều tra trực tiếp vị Tổng binh. Không để y biết chúng ta đang điều tra. Vì đây là nhân vật số 2 của xứ Thìn, coi ngó việc binh. Cần tìm hiểu thêm. Vì nếu y là thủ phạm chăng nữa thì đã có cuộc chia tay rất hợp lý. Nếu ngoại phạm, thì y cũng chẳng biết gì đâu. Vì Khâm sai 20 không thể chia sẻ bí mật cho quan Lãnh binh, nếu có tất tiết lộ cho bọn Khâm sai XTL 01. Nhưng một điều không thể chối cãi được. Khâm sai 20 tìm đến quan Tông binh là có vấn đề gì đó mà chúng ta không thể biết được. Vì nguyên tắc bọn quan lại là đối tượng của các khâm sai.
Và ý kiến thống nhất là cần đưa ngay khâm sai Phá Quân phá án (Hình Phá) lần đầu. Khâm sai Phá Quân một khâm sai nổi tiếng về khám phá lên đường, với kỳ hạn là 10 ngày dù được hay không cũng trở về. Ngày mai phải lên đường. Nhiệm vụ của y là:
Điều tra lại bọn khâm sai địa phương, và hiện trường vụ mất tích. Nhắm tìm kiếm về hạ lưu con lạch, và dấu tích (Hà Vũ) bên vệ đường. Mở rộng chung quanh 2 đầu cầu. Và tìm hiểu thêm tính cách con người của quan Lãnh Binh.
Khâm sai này còn nói đùa:
- Nếu cần ta đến cầu tự tử, xem thử trôi về đâu.
- Này. Trời đang mùa lạnh đấy, đừng có đùa như vậy. Cũng không nên đánh động. Cứ lặng thinh như chúng ta chưa biết Khâm sai 20 mất tích. Đó là lời nhắc nhở của Khâm sai Thiên Phủ.
Khâm sai Tham Lang cũng được điều động. Đi sau một ngày. Nhiệm vụ của y là điều tra về nhân cách của quan Tổng Binh, tìm hiểu các vụ cướp đoạt gần đây nhất, đánh giá liệu bọn Sơn Đường nhúng tay vào vụ này không, và tìm kiếm tang tích (Tang Vũ) con ngựa, vì con ngựa này do Khâm sai Tham Lang cho Khâm sai 20 mượn. Và chuyến đi này Khâm sai Tham Lang lại dùng con ngựa của Khâm Sai 20. Biết đâu có thể tìm ra sự bí mật nào đó.
(Chú thích: mỗi trượng 3,33m, trượng trong nhà chùa dùng ngắn hơn thế rất nhiều).
Lãnh Binh Liêm Tham.
Bồi hồi nhớ lại xâu chuổi những sự kiện. Lữ Khách nhớ lại lý lịch ngày xưa của quan Tổng Binh, khi y còn giữ một chức quan bé xíu giữ cổng Chánh Tây môn một trong 10 cửa của kinh thành. Ngày ấy (tức thời cùng với sư phụ của y) và đến tận bây giờ, Lữ Khách vẫn ở trọ phía Tây kinh đô thường ra vào lối này. Gã Liêm Tham (tức là quan Tổng binh về sau) gây ra vụ tai tiếng làm ô nhục (Đào Bệnh Phù) không ít các quan giữ cổng, năm y nổi tiếng nhờ đoạt danh hiệu Đại đô vật, y quan hệ cùng lúc với nhiều cô gái khiến có đến 2 cô cùng to bụng một lúc. Cả 2 cô cùng tới cửa Chánh Tây bắt đền, y không thừa nhận (Phủ Tướng) cô nào cả. Cửa Chánh Tây vốn vắng vẻ trở thành náo nhiệt. Dẫu sao cũng là chuyện riêng tư của y, nhưng các quan khác bị tai tiếng không ít, qua câu vè:
“Có quan giữ cổng, giữ thành.
Lắm cô con gái tanh banh vì người”.
Chuyện riêng của một người lại nhục chung cho tập thể. Đến tai quan Thập Môn Đề Đốc đuổi xéo y đến xứ Hợi, thế là yên chuyện.
Liêm Tham, dưới con mắt của Lữ Khách là một nam nhân kiêu hùng, đẹp trai nhưng điều lạ là y độc thân từ đó đến bây giờ. Đến xứ Hợi y gặp may thăng chức liên tiếp đến Phó Lãnh binh. Cách đây 3 năm y được điều về làm lãnh binh xứ Thìn, khi vị võ quan xứ này về hưu. Hồ sơ của y được trưởng phòng Tử Vi (tức Lữ Khách) tìm hiểu không tìm thấy điều gì khác lạ ngoài những công trạng. Nhưng trong tiềm thức mơ hồ, người chuyên đánh giá “thái độ và hành vi” lại có mối hoài nghi (Hóa Kỵ)? Về tính cách người này. Y là ai, có liên quan đến các vụ mất tích gái đẹp xứ Thìn hay không? Có liên quan gì đến bọn Sơn Đường hay không? Các hoài nghi luôn luôn được đặt ra và xóa đi mỗi khi được sáng tỏ, nhất là các khâm sai đều báo cáo giống nhau một điểm; là quan Tổng binh có hành vi rất kín đáo, tư dinh được canh gác nghiêm mật, cứ như có giặc đâu đây. Sự thái quá này khiến Lữ Khách nghi ngờ.
Thế rồi thêm một cái “hình như” lại nẩy sinh. Cần đọc lại những tin tức mà báo chí đã viết trong thời gian y ở xứ Hợi có xảy ra những vụ mất tích thiếu nữ hay không. Cũng may thư viện Hoàng Gia ở gần kề Cơ Mật viện. Thoạt kỳ thủy, nó là văn phòng lưu trữ sách báo của viện Quang Minh, thời gian phình to thành thư viện bề thế trong hoàng cung. Thế rồi 3 nhân viên của phòng là Tử Vi, Vũ Khúc và Liêm Trinh bỏ cả 2 ngày đọc những bản tin liên quan đến xứ Hợi những 3 năm về trước. Chỉ tìm những vụ mất tích thiếu nữ, trong thời gian y ở đó. Sợi chỉ mong manh cũng đã tìm thấy, có đến 3 vụ như thế. Trong thời gian Liêm Tham tại chức. Lại mất thêm một ngày để đọc tiếp những vụ việc như thế còn xảy ra sau khi quan Liêm Tham ra đi không, Và đồng thời liên hệ bộ Hình tìm hiểu các Án Sát Sứ Ti có phát hiện được điều gì không? Mọi việc có phần hơi rõ nét. Có thể là Khâm sai 20 tìm ra bí mật, và y đã trực tiếp tìm gặp công khai quan Lãnh Binh để thăm dò thái độ. Và Lãnh binh đã thủ tiêu quan Khâm sai 20. Nhưng với thời gian ngắn như vậy lại thủ tiêu được một con người có tài như Khâm sai 20, cũng đã qua 4 tuổi nghề nhưng võ công của khâm sai này rất là cao. Không thể dễ dàng như thế được. Đó là động lực thúc đẩy khiến Lữ Khách phải đến trực tiếp hiện trường điều tra vụ này.
Ngoài ra còn nhiều vụ việc khác như Lãnh Binh Phá Quân Triệt xứ Thân, tổ chức luyện quân, điều binh những động thái ấy là gì. Huyện lịnh huyện Thiên Hỉ xứ Tuất bị cáo buộc tham nhũng... Những vụ việc này đáng lý Lữ Khách chia sẻ cùng với nhà vua nhưng y lại thấy, nhà vua đã bề bộn công việc lại phải nghe những báo cáo chưa có đầu có đuôi chỉ làm khổ ngài. Nhất là từ khi vị Tể Tướng mới là Thượng Thư bộ Hình nắm quyền Tể Tướng, làm việc quá thiên về nguyên tắc, đùn đẩy cho nhà vua, khiến cho nhà vua cũng có lần than phiền với Khâm sai đệ nhất: “Kể từ ngày ông ấy- Sát Hình Khoa- thay thế Tể tướng Phủ Khôi Xương trẫm càng lắm việc”.
Chỉ vì thông cảm với nỗi khó khăn của nhà vua, Lữ Khách vô tình hứng tai họa. Việc của y làm, biết đâu nhà vua chỉ búng tay một cái là xong. Việc khó với người này nhưng lại dễ dàng với người khác. Nhất là y đã đi trái với lộ trình đã vạch. Thay vì đi từ từ Ngọ qua Tị đến Xứ Thìn. Lữ Khách lại đi qua xứ Mùi, Thân, Dậu, Tuất qua vùng Hoang Đường đến xứ Thìn. Biết được tin nhà vua điên đầu, triệu hồi gấp. Càng điên hơn khi có những tin tức mà Lữ Khách không chia sẻ với nhà vua.
Đường qua - xứ Ngọ - sao - xa quá.
Đi mãi - ai ơi! - chẳng thấy nhà.
Chỉ thấy mưa buồn - rơi trên lá.
Cây đời - lặng lẽ vẫn cho hoa.
Càng xa - xứ Ngọ càng - thương nhớ.
Càng đến - càng vương - lắm nỗi sầu.
Hôm qua - đuổi giặc - trên mình ngựa.
Về Ngọ- là ta phải - cúi đầu.
Nhưng đó là cái cúi đầu mà y thích, y muốn, y cảm thấy hạnh phúc, y mến mộ. Y cúi đầu trước một người nhưng ngẩng cao đầu trước vạn người. Than thở là thói quen của mọi người, khi cần khoe khoang người ta lại nhân đôi, nhân ba sự việc, khi nói xấu ai đó người ta lại lũy thừa...Đời là thế.
Khi cái lạnh của mùa đông thấm sâu vào cơ thể. Kinh đô xứ Ngọ đang đắm chìm trong mưa chiều tối. Lữ Khách lại hối hả thúc ngựa nhanh về hướng Chánh Tây môn bên ngoài Kinh thành tìm về tổ ấm... độc thân của y.
Đâu đây những tiếng pháo nổ đì đùng của lũ trẻ con, báo hiệu ngày tết đã đến gần. Chỉ làm nóng ruột, nóng lòng cho những gia đình khó khăn trong những ngày tết đến. Chỉ những người có chức, có quyền, có tiền là mong ngày tết. Cũng như một bức tranh mỗi người có một cái nhìn khác nhau. Cảnh đời ở đâu và thời nào cũng thế.
Hồi 11.Cuộc Hội Ngộ. Nhà Vua Và Viên Cận Thần..
Tình cờ, cháu đọc được. Thú vị ghê. Chó mèo cũng biết tu hành. Bác vào copy link nhé: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=47&t=3942
Tặng lại cháu. Cám ơn đường dẫn, cho ta nhiều điều suy nghĩ.