Chương 2. Hắc Y Sơn Đường
Hồi 6 Câu chuyện khi đêm về.
Đêm đông gió thoảng lạnh lùng.
Tơ tình một sợi như chùng giãn ra.
Kìa người vui thú vinh hoa.
Kìa ai chịu cảnh xót xa đoạn trường.
Trời đã chạng vạng tối. Không gian từ từ chuyển về quyền cai quản nữ thần THÁI ÂM. Sau bữa cơm tối, bên dĩa đèn dầu lạc. Hai người một già, một trẻ lại tiếp tục chuyển qua uống trà. Lữ Khách chép miệng:
- Trà ngon thật. Ở kinh đô người ta cũng thích loại trà này.
- Trà vùng nầy đấy. Ngày mai mi đi vào huyện lỵ sẽ thấy từng đồi chè tiếp nhau rất là thích. Các phụ nữ hái chè, tay thoăn thoắt một tom hai lá, cứ chất đầy gùi mới thôi. Thế đấy, từ lá hoa lộcnon biến thành của cải, thành Thiên Lương, xoay qua lương thực. Với lão đây, con cá lại là tiền. Mi thấy câu: “tiền rừng biển bạc” có đúng không.
Không trả lời câu hỏi, Lữ Khách đặt câu hỏi khác.
- Cụ bảo về đây chữa bệnh mà chẳng thấy gì cả.
- Mi vói tay lấy cuốn sách chỗ kia.
- Cuốn này phải không?
- Chỉ độc một cuốn chứ có nhiều nhặng gì đâu. Đó là cuốn “Sử Ký Tư Mã Thiên”.
- Cuốn này vãn sinh đọc rồi. Tay lật trừng trang ngồi xuống ghế. Ít ra cũng đọc 2,3 lần. Đâu phải là sách y khoa, y dược gì đâu.
- Như vậy xưa nay mầy từng đọc sách?
- Đúng vậy. Chỉ khoảng gần đây không có dịp đọc. Hằng ngày còn phải biên chép nữa.
- Thế thì tốt rồi. Suối THAM HÀ chỉ hại những người ngu dốt mà thôi, nhất là bọn SÁT PHÁ THAM. Những người có đọc sách lại hay biên chép TẤU THƯ như ngươi có khi lại tốt nữa.
- Vãn sinh chẳng hiểu gì cả?
- THAM HÀ là những ham muốn tội lỗi, lỗi lầm, xấu xa nhưng đi với XƯƠNG KHÚC là hay hiểu chưa. Các sách vở thường là thánh hiền biên soạn được người đời thừa nhận lưu truyền. Người có học đương nhiên tốt hơn kẻ vô học, người hay biên chép đầu óc luôn luôn nghĩ ngợi những điều họ viết ra, có rỗi hơi đâu đi nghĩ những việc làm bậy bạ. Nếu trước đây, mi là kẻ trốn học, bỏ học, học không đến nơi đến chốn. Rất cần thiết phải đọc sách bằng không, Tham Hà trong lòng ngươi nó vùng lên làm những chuyện xấu xa. Vì thế chỉ cần đọc...
- Đọc sách thôi là hết bệnh. Lữ Khách tiếp lời. Thật là lối chữa bệnh rất ly kỳ.
- Vì mi mắc tâm bệnh, phải chữa bằng tâm lý. Lời hay ý đẹp. Các bác sỹ thế kỷ từ 19 cũng chữa như thế thôi. Cần gì phải thuốc, có chăng cho mi “giả dược” để uống, lấy tiền mi thêm tội. Cụ thể, trước đây mi biên chép những gì nói lão nghe thử.
- Công việc hằng ngày của vãn sinh là biên chép về cây cảnh loại kỳ hoa dị thảo. Nói để tiền bối dễ hiểu nhé. Ví dụ cây lộc vừng ra hoa vào tháng nào, nở hoa bao lâu thì hết, nó thích nắng, hay bóng râm... Cây thạch xương bồ mọc ở vùng nào. Cây gì thích phân gì, cho phân bón vào thời điểm trong năm thì thích hợp. Vân vân và vân vân.
- Coi bộ mi rỗi hơi đấy nhé.
- Cái này người ta thuê làm đó, trả lương cao lắm kìa.
- Ngộ nhỉ, ba cái tào lao đó hỏi mấy nhà làm vườn, chơi cây cảnh thiếu gì.
- Mỗi người chỉ biết một ít mà thôi. Chỉ rành về địa phương của mình. Việc làm của ông chủ của vãn sinh là tổng hợp tất cả. Có cả vườn hoa lạ, cả chục người chăm sóc. Biên chép như cháu, có đến 2 người đấy.
- Ôi thế thì quá công phu. Sao mi không ở nhà biên chép đi đâu đến chốn này.
- Biên chép như thế cũng nhàm chán. Vãn sinh còn phải đi tìm hiểu thực địa, nơi nào có phong lan, rồi nơi nào có cây đẹp lạ ghi nhớ để ông chủ đến thu mua.
- À, thì ra mi như con chó săn THAM LANG đi đánh hơi.
Lữ Khách vẻ bất mãn hiện rõ. Có lẽ trong đời y, câu này là nặng nhất, có những người dù có đập đánh cũng không xấu hổ nhưng đối với anh chàng này lại khác, liên quan đến công việc y yêu thích.
- Sao cụ lại nặng lời đến thế.
- Chà, lão già rồi ăn nói lẩn thẩn. Đúng ra Mệnh ta có THIÊN PHỦ năm này ăn phải củ CỰ MÔN ngứa miệng hay nói ẩu. Thôi cho lão xin cái LƯU HÀ đó. Trong trường hợp này dùng từ gì nhỉ?
- Vãn sinh vừa tham khảo, vừa tìm hiểu thị trường, đồng thời đánh giá những nơi nào đáng mua và giá cả nó như thế nào. Việc thu mua là do ông chủ quyết định.
- Như thế công việc của mi cũng thú vị đấy.
- Đi lại có lộ phí (Hao Lộ). Mua được, bán được còn có tiền thưởng nữa kìa.
- Như thế mi là con cò.
Nghe từ “con cò” Lữ Khách bật tiếng cười dòn tan, một ví von không liên quan đến công việc thật hay ảo của chàng.
- Cò vạc gì đâu. Thấy ông chủ bán được cây “Thiếu nữ lộ hàng ÂM LỘ”, vãn sinh chỉ nhắc khéo, không ngờ cây có dáng trời ơi như thế mà cũng lời bộn bạc. Thế là có tí tiền còm.
- Mi đi lại như thế không sợ bọn cướp trộm đạo tặc, cẩu thâu thử thiết hay sao?
- Hì hì, bọn phỉ thấy vãn sinh vắt giờ lên cổ mà chạy, bọn tặc lo vất giáo quy hàng.
- Uống nước Tham Hà bây giờ chuyển qua nói dóc, nói trạng. Báo tin buồn cho mi biết, gần đây bên đồi ĐỒNG HOA có bọn cướp của giết người đấy. Được gọi là bọn “Áo Đen Sơn Đường”. Bọn này từ đâu tới khoảng 3 tháng nay, chỉ chuyên giết người từ địa phương khác đến, dân ở đây chúng tha, chẳng quan tâm.
- Làm sao chúng biết người từ xa đến với dân địa phương.
Dễ lắm, bọn này phải nói là mưu trí. Mầy biết không, con lộ đi vào huyện lỵ tại đồi Đồng Hoa, chúng nó mở một con đường to rộng, còn hơn con lộ hồi chiều mầy đang đi. Thế là mầy từ vùng đất Hoang Đường đi lên cứ ngỡ đó là đường vào huyện lỵ, và người từ huyện lỵ khách phương xa cứ ngỡ là về vùng Hoang Đường, đều đâm đầu vào bẫy...đi vào lối Sơn Đường.
- Ý chà chà...
- Vì thế chúng ra tay giết người toàn là khách phương xa, nên chẳng mấy ai hay biết, nói là 3 tháng cũng là phỏng chừng thôi. Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Ở đây, có lão tiều phu đem chuyện quan sát thấy chúng giết người, chôn thành một bãi tha ma, nói lu loa ngoài chợ bị chúng thịt ngay.
- Quan Tri Huyện có biết chuyện này không?
- Có đấy, cách đây vào khoảng mươi hôm, cũng đem 4, 5 chục sai nha vào thăm dò, kết quả là khiêng về 3 mạng và một số bị thương nặng nhẹ cũng 7,8 người. Nhưng bọn cướp thì vẫn còn có đó.
-Thế là chết tui rồi.
- Mới nghe: “bọn phỉ thấy vãn sinh vắt giò lên cổ mà chạy, bọn tặc lo vất giáo quy hàng” mà.
- Vui miệng nói thế thôi. Thế thì làm sao đi qua đoạn đường đó được.
- Cứ theo con lộ nhỏ mà đi, thấy con lộ lớn nên tránh. Theo con lộ lớn ấy mà vào khoảng một dặm là họa đấy. Lúc nó mới làm con đường, ai cũng tưởng người của bộ Hộ hay bộ Công làm, thấy cả người mặc quan phục, thật ra đã có con đường nhỏ của dân đi củi, đi rừng, tìm thuốc chúng mở rộng thêm ra. Người xa đến rất dễ lầm.
- Chao ôi! Phen này bỏ xác tại đây mất.
- Đã nói, cứ theo con đường nhỏ mà đi. Đến ngã ba đời đừng quẹo trái.
- Chết ở đây, con mụ vợ chẳng biết ngày đơm tháng kỵ. Âm Dương Cách Biệt từ nay rồi. (Bộ 3 sao ÂM DƯƠNG CỰ)
- Thế mầy có vợ mấy con?
- Dạ thưa. Đủ 12 con giáp, đã sưu tầm không thiếu con nào. Con nào cũng giống nhau là có cái mồm to tổ bố, lại là vịt giời nữa.
- Bù lại lão đây chẳng có đứa nào. Thế thì cơm đâu cho nó ăn mới đủ no.
- Bởi thế vãn sinh phải đi đây, đi đó, thế mới có tiền lộ phí tiêu hằng ngày, đi về được hưởng tiền gọi là bồi dưỡng, tùy theo tư liệu đem về dày như THIÊN ĐỒNG hay mỏng. như THIÊN LƯƠNG. Còn tiền lương, tiền thưởng con vợ lãnh dùm. Ông chủ của vãn sinh cũng là người biết chiêu hiền đãi sĩ, đi thì ngủ bờ, ngủ bụi, ngủ nhờ, ăn cơm tay cầm, khi về khai báo láo, hưởng tiền chênh lệch rất cao.
- Mầy nói láo như sao THIÊN HƯ không xấu hổ sao?
- Xấu hổ chi chuyện đó. Nếu xài sang, thì cũng đâu vào đó. Tiêu pha dè sẻn thì đó là của mình. Tiêu chuẩn của vãn sinh là khách sạn 1 sao. Có cướp tiền của ông chủ đâu mà xấu hổ. Những gì vãn sinh đem về là tiền tỉ cơ đấy. Ông chủ của vãn sinh dùng đơn vị tỉ, tiền triệu là tiền lẻ.
Ông lão vừa châm thêm dầu lạc vào dĩa đèn dầu, bên ngoài trời tối như mực, những đêm thượng tuần tháng 12, một cơn gió lạnh tràn vào. Ông cụ chuyển qua ngồi bên giường, trùm mềm lên tới cổ. Ông cụ lại tiếp tục:
- Nghe chuyện mầy kể, thế mới biết nhiều người sung sướng thật. Nếu mầy có bộ SÁT PHÁ THAM gia HÀ XƯƠNG KHÚC lại có TẤU THƯ, nên viết: Bí pháp hay bí quyết về về cây cảnh rất là hay, có thể lưu danh với sao LƯU HÀ đó.
- Bí quyết, bí pháp là TỬ VI đi với THIÊN HÌNH. Bí truyền là TỬ VI đi với QUAN PHÙ. Bây giờ thì đang bí... rị tại vùng Sơn Đường rồi. Cụ ơi! Cho cháu gởi cụ một món tiền nhỏ, đề phòng rủi ro chạy lui trở lại còn mua con ngựa khác đi về. Lữ Khách đưa tay xuống chiếc ủng lấy lên một gói nhỏ, đưa ông cụ.
- Mầy đừng bi quan thế. Lão chẳng cầm đâu. Cứ thẳng tưng như LIÊM TRINH mà đi không lạc vào vùng Sơn Đường là được, cần thì lão đưa ngươi qua đoạn đường ấy. Đã nói, chúng nó không giết hại người địa phương quanh đây mà.
- Thôi thì cụ cất giữ dùm cho vãn sinh, vì lộ trình của vãn sinh sẽ quay trở lại đây, sau khi đến thăm dò thị trường huyện lỵ Tào Tháo. Vãn sinh cũng quay về thôi, vì ngày tết đã đến gần kề. Nếu không quay trở lại, cụ cứ cầm tiêu tết, ra giêng cháu quay lại chốn này. Bằng không thì vãn sinh cũng dấu nó đâu đó, dưới các tảng THIÊN CƠ dọc đường, để có lúc quay lại lấy.
- Thôi được lão cất dùm cho mi vậy. Bao hào khí của mi theo PHI LIÊM bay đâu mất.
- Ngang đây là anh hùng mạt lộ như VŨ SÁT ngộ TRIỆT rồi. Theo cụ, vì sao bọn chúng không hại dân chúng vùng này?
- Đúng thế, một cây kim hay sợi chỉ cũng không xâm phạm, trừ vụ lão tiều phu bô bô ra. Theo ngu ý của lão, chúng lợi dụng hay mua chuộc tình cảm dân chúng, không ngoài mục đích phi chính nghĩa như LIÊM TRINH ngộ PHI LIÊM mà thôi.
- Đúng thế thật, một mai chúng hô hào cướp chính quyền, dân chúng dễ dàng đứng về phía nó. Nếu như quan Tri Huyện Tào Phi cai trị bất minh càng mau sụp đổ.
- Mầy luận rất là đúng, quan lại và dân chúng mấy khi đoàn kết, luôn luôn có những va chạm to hay nhỏ.
- Cụ có biết địa thế vùng Sơn Đường không? Trong đó kỳ hoa dị thảo chắc không thiếu gì.
- Mầy tò mò quá đấy. Thật xấu hổ, tuy rằng người địa phương, nhưng lão đây sinh ra nối nghiệp cha ông làm nghề đánh cá. Cứ suốt ngày sống trên hồ nước LƯU HÀ rộng mênh mông, chỉ nghe bọn săn bắn lấy thịt rừng đổi cá của lão kể thôi. Đi sâu vào, một bên là vực thẫm, một bên là núi cao, con đường chỉ vừa 1 người qua lại. Cứ y như là “sạn đạo” Hán Trung trong Tam Quốc Chí, lại có hang động Sơn Đường chứa cả ngàn binh mã cũng được. Này, hồi nãy mi có nói chuyện có đủ thập nhị chi, thế thì có đủ thập can không?
Chuyện nọ lại xọ chuyện kia. Lữ Khách vừa khều ngọn bấc đèn cho sáng thêm:
- 12 chi thì có đủ, thập can lại thiếu.
- Tiếc chưa, thôi thì ráng kiếm cho đủ thành người nổi tiếng, chả cần viết sách, kỷ lục Guinness đang chờ mi đó. Người sưu tầm đủ thiên can, địa chi, hà hà. Miễn sao có cái nổi tiếng hơn người là được rồi. Ngó vậy mà giỏi thật.
- Cụ cứ đùa. Vãn sinh đi đây là có thêm mục đích tránh đạn, ở nhà có lúc phải viện cớ, ở lại viện nghiên cứu để, khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên, ghi chép. Thú thật với cụ từ ngày lấy vợ đến giờ, chỉ ngủ tại nhà chỉ có 12 đêm thôi ạ.
Lão ngư ông cười ngặt nghẽo:
- Có thật thế không? Hay mầy đang nói chuyện vui với lão.
- Thật chứ.
- Chà, lão hỏi điều này không phải thì bỏ qua cho lão nhé. Con mi có giống mi không?
- Đứa nào mà chả giống. Trên mũi có 2 con mắt, dưới mũi có cái miệng, y hệt vãn sinh vậy. Vợ của vãn sinh thì tự hào, không có con gà trống, gà mái vẫn đẻ ra trứng được.
- Chuyện của mi nghe rất vui. Đúng là mi quan tâm đến hoa của cây cối, hoa người không rành gì cả. Đố mi đàn bà có mấy cái hoa.
- Trả lời nhanh mau là không có cái hoa nào cả. Nếu có cháu đã biết.
- Thôi thì kỳ này trở về hỏi vợ mi thì biết. Lão tin là nó có 2 cái.
- Không biết có sống mà trở về không đây. Lữ Khách thở một hơi dài.
- Mầy lại đem chuyện Sơn Đường ra nói nữa rồi. Sáng mai mi sẽ thấy đường đi vẫn nhộn nhịp, ngựa xe vẫn tấp nập từ huyện lỵ đi về mua hàng, người địa phương đi chợ, nông dân làm việc bên cánh đồng, đừng tưởng tượng bậy bạ thêm lo âu. Miễn sao mi đừng lạc bước vào con đường ấy là được. Nhớ là đi thẳng đừng rẽ về bên trái. Nếu ngại thì đi sau các xe ngựa.
Lão ngư ông lại chêm thêm ít dầu vào dĩa. Lữ Khách lên tiếng:
- Sao cụ không lấy cái chén đựng dầu có tiện hơn không?
- Lại ngốc, cái chén tất cái bấc đèn tụt xuống làm sao mà thắp, nếu đổ tí dầu dưới đáy, vành chén che hết ánh sáng rồi còn đâu mà sáng. Đúng là nước Tham Hà còn trong người của mi.
Chợt con ngựa gõ 2 chân trước nhè nhẹ. Lữ Khách lên tiếng:
- Có người lạ đang đến gần nhà cụ.
- Sao mi biết.
- Con ngựa đang báo động đấy.
- Lại bọn ăn trộm cá. Lập tức lão ngư ông vội cầm 2 cái đuốc gần đấy, châm vào dĩa đèn dầu lạc, lại nói, xem lão làm phù phép (Quan Phù Thiên Hình) đuổi ma.
Ông lão và chàng trai rời chỗ. Bên ngoài trời tối, gió lạnh. Trên mặt hồ thấp thoáng ánh đèn của kẻ câu đêm. Ông lão làm những động tác kỳ lạ gần chiếc giếng với 2 cái đuốc trên tay, lại tiến gần gốc cây làm như cũ, rồi đến gần bến nước, tiếp tục trò cũ. Quay trở lại nơi Lữ Khách, giao cho chàng một cái đuốc và bảo, giúp lão đi một vòng, còn lão cũng đi một vòng loanh quanh. Cuối cùng lão ngư ông tuyên bố: Ma quỷ chạy xa rồi. Lữ Khách đến bên con ngựa, vuốt ve, vỗ về mấy cái, thầm thì: Ham trò chuyện quá, quên cả tháo yên cương cho mầy thoải mái. Lữ Khách vác bộ yên theo ông cụ vào nhà.
- Để cháu đi hâm tí trà nóng uống cho ấm bụng. Cụ làm cái gì vãn sinh chẳng hiểu gì cả.
- Thôi đi, uống vậy cũng được, uống nhiều thức khuya lại mắc tiểu, trời lại đang lạnh. Hề hề... đó là những động tác từ xa nhìn lại như ma quỷ, lão đứng sau giếng quơ quơ 2 ngọn đuốc, rồi để sau giếng từ xa tưởng đuốc tắt, lại bừng sáng khi lão đưa lên, 2 đuốc có khi chập lại thành một. Rồi lại dấu sau giếng. Tiến đến bên gốc cây lão cũng làm na ná như thế... Nhiều người đồn nhà lão có ma đuốc, bọn THẤT SÁT bên kia hết trộm cá hà hà... Hôm nay thì có thêm mi chạy vòng vòng không giống ai càng hay. Như thế không phải phù phép là gì. Hiệu quả lắm nghe. Nạn trộm cá giảm bớt rất nhiều.
- Cứ như UFO, không khéo bọn chúng bắt chước ông cụ đấy.
- Hà hà... sáng kiến của người yếu thế, bất đắc dĩ thôi. Lão còn nghĩ đặt cái lờ không có cá, miệng lờ quên đóng. Nó mò không có cá, cũng không nỡ lấy cái lờ làm gì. Mi nghĩ coi, vừa mất cá lại phải mất công làm ngư cụ, dễ gì kiếm được cây tre ưng ý làm các ngư cụ theo ý mình muốn. Lão từng bị nhịn đói vì bọn chúng. Căm lắm, nhưng nghĩ nó đói đi bắt trộm cá, cũng thương. Nhưng gần đây bọn nó ăn trộm để ăn nhậu, lấy tiền đi ả đào, tẩm quất... rất đáng ghét, đâu phải vì cái đói đâu.
- Vãn sinh phóng cho một cái lao chĩa ba là xong. Lữ Khách chỉ cái lao chĩa ba dùng để đâm cá. Cái này cho mỗi tên mỗi cái, rất tốt.
- Mi cứ nói chuyện ác. Máu Tham Hà mọc lên rồi.
Lữ Khách vừa lật từng tờ cuốn Sử Ký Tư Mã Thiên vừa góp chuyện. Bỗng nhiên Lữ Khách nói lớn:
- Con ngựa vãn sinh từng đá bị thương 2 thằng ăn trộm ngựa.
- Nói vừa đủ nghe thôi. Lão không bị lãng tai đâu. Con ngựa mi giỏi thật biết báo động.
- Con ngựa hay lắm kìa. Lữ Khách mỉm cười bí mật. Giọng trở lại bình thường, có người lạ đến gần nó hí lên liền, nó đang khều chân trên đất. Có nghĩa là vẫn còn người lạ quanh quẩn ở đây.
- Có lẽ bọn trộm cá chưa mò trúng cái lờ trống rỗng THIÊN KHÔNG. Mặc kệ chúng nó. Lão quen với cảnh sống chung với giặc này rồi (Đồng Kiếp).
Lần này Lữ Khách châm thêm dầu vào dĩa đèn.
- Dĩa đèn nầy hết ông cháu mình đi ngủ.
Lữ Khách lấy cái túi từ yên ngựa, bỗng chốc chiếc túi trở thành chiếc võng, 2 đầu võng là nơi chứa áo quần. Và Lữ Khách đã treo xong chiếc võng. Ông cụ ngạc nhiên khen ngợi. (tức Kình đi với Hồng Đào)
Lữ Khách vội khoe (khoe cũng là Kình Dương):
- Khi gắn vào yên là cái đệm, khi cần là áo khoác, và bây giờ là cái võng, có cả gối áo quần, có cả màn thay mền chống lạnh và muỗi. Cụ ơi! Con cái cụ không có đứa nào sao?.
Lữ Khách quay lại ngồi bên chiếc bàn cũ kỹ, mân mê cuốn sách.
- Chà, biết trả lời sao. Thật ra thì cũng có, kể như là không có, có cũng bằng không, có cũng như không? Số là hồi còn trai trẻ, bố mẹ lão còn sống, nhà cửa nề nếp, có cả 2 chiếc thuyền đánh cá, thuê cả dân chài. Cho lão ăn học, mong sao con mình thoát nghề đánh bắt trên sông nước. Chừ nghĩ lại thấy tiếc. Lão chẳng học hành là bao, chính xác là chơi nhiều hơn học, học chẳng thấy vô, càng đúng hơn là quậy phá khiến ông thầy đồ cũng ngán ngẫm.
- Tuổi trẻ anh hùng quá ta.
- Anh hùng cái con khỉ. Chưa tới đôi mươi, ta phủ con nhỏ làng bên có bầu sinh được đứa con.
- Mà sao phủ mà có con được?
- Bộ mi chưa nghe, con gà trống phủ con gà mái bao giờ sao?
- Thế thì, con gà mái của vãn sinh nói; Không có gà trống, gà mái cũng đẻ được.
- Thằng ngốc, tội dễ sợ. Đẻ trứng, nhưng không có trống, không thể nở thành gà con được. Thời kỳ của ta chỉ dùng từ “phủ” để chỉ “chuyện ấy”.
- Như thế con gà mái của vãn sinh có vấn đề phải không cụ?
- Đó là việc của mi, lão kể chuyện đời lão cho mà nghe. Ta là THIÊN PHỦ có bộ HÀ SÁT, con vợ PHÁ QUÂN đầu tiên, cứ cho là vợ đi, lại lăng loàn bạ ai cũng quấn quít, vân vê tà áo, run run vén cái váy dài, khoe khoe đôi chân trắng trẻo. Mi, thông cảm dùm lão, hồi đó lão là thanh niên, đẹp trai thì chưa chắc hơn ai, gia đình khá giả trong vùng, có chút tiếng tăm. Bảo sao không bén lửa khi rơm gần kề. Đáng tiếc là nó nổi tiếng... lăng nhăng, chứ không phải tiếng thơm. Bố mẹ ta thừa nhận (là Phủ Tướng đi với Tuế Hổ Phù) đứa cháu nội, nhưng không thừa nhận nó là dâu. Nó cũng chẳng quan tâm đến thằng con trai, lại bỏ nhà đi theo đứa khác. Còn ta, cũng chẳng quan tâm chuyện vợ và con, trăng hoa không thua kém. Quả đúng như lão thầy TỬ VI nói. Tao đây không có cục Xương Khúc lấy đâu thịt mà ăn...
- Hà hà. Đó là bộ XƯƠNG KHÚC, biểu tượng của 2 văn thần, văn học và nghệ thuật. Được so sánh vô cùng thực dụng là cục xương. Hết ý.
- Lão chỉ nghe bạn, nghe bè chứ chẳng buồn nghe lời cha mẹ (tức XƯƠNG KHÚC hội họp tại Nô). Thấy nguy, 2 ông bà kiếm cho ta con PHÁ QUÂN khác. Lúc đó, lão là trai tơ nhưng... mất giá vì huyệt đồng trinh không còn. Có đồ để chơi lão cũng thích. Nhưng khổ ơi! là khổ, con mụ này chẳng sinh con cái gì cả. Đứa con riêng của lão càng lớn càng quậy phá, so với nó, ta còn thua kém xa, chưa đáng để xách dép, càng lớn nhịp sóng gió càng dữ dội. Ông bà nội cũng phát chán, vợ ta sợ mang tai tiếng mẹ ghẻ con chồng, nó càng thêm quậy. Lão hồi đó còn thanh niên cũng chẳng quan tâm là mấy. Khoảng mươi tuổi, nó bỏ nhà ra đi biền biệt, từ đó không quay về.
Lữ Khách vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ thở một hơi rõ dài rồi tiếp:
- Thời gian sau, hết cha rồi mẹ qua đời, qua tay ta, cửa nhà càng ngày càng sa sút. Mi thấy đó. Chỉ còn bộ sườn nhà là tốt thôi, cả mấy chục năm trời chưa bao giờ quét vôi, chẳng sửa sang gì cả, trông nó ảm đạm làm sao. Mười năm trước vợ lão qua đời. Bây giờ, ngôi nhà trên dùng làm nơi thờ tự. Lão ở căn bếp này tuy chật chội nhưng không có cảm giác trống vắng. Đêm nằm cứ mơ tưởng hão huyền, thằng con trai có cũng như không, đang làm Tổng Thống, Thủ Tướng đâu đó bên tây, bên u cho đỡ buồn...
Lữ Khách bật tiếng cười dòn tan giữa đêm khuya thanh vắng không trăng sao của những ngày đông lạnh lẽo. Cụ già lại tiếp lời.
- Bộ mi tưởng tao hình dung hoang tưởng là nó sống đau khổ, nghèo đói, tội tù thì chua xót lắm. Thôi thì cứ cho là Obama nhưng con lão trắng hơn, chắc không phải rồi. Tai tiếng như Thủ Tướng Ý có lẽ là con mình đây, nhưng quá già phải bị loại trừ...
- Đúng thật. Rất có lý.
- Lý quá chứ lỵ. Nó cũng bằng tuổi ngang mi đó. Được cái gì, khi mơ mộng xấu xa. Cứ nghĩ bậy bạ, một ngày nào đó nó trở về tôn lão lên làm Thái Thượng Hoàng không sướng sao. Nói tào lao đến tai nhà Vua bị cắt lưỡi như chơi. Ai cấm mình tưởng tượng được. Đâu có hành động như sao TỬ VI, cũng không phá phách như sao PHÁ QUÂN, cũng không cự cãi như sao CỰ MÔN. Lấy đâu bắt tội. Ta làm loạn trong đầu. Ta là Phụ Hoàng của vua TỬ VI. Nhưng mi đừng đem chuyện đó đi học lại, nhà vua đem Phụ Hoàng ra cắt lưỡi vì tội loạn ngôn nghịch nhĩ. Hà hà...
- Như thế cụ có TUẦN TRIỆT hội họp ở Thân Mệnh không?
- Đúng thế, lão thầy TỬ VI ngày xưa cũng nói y như mầy. Vì thế ta mới ra nông nỗi này. Còn nói THIÊN KHÔNG chồm hổm ngồi cung Tử Tức. Còn nói con cái lão hát khúc biệt ly gì đó nữa. Lão còn nhớ, hồi nhỏ nó hay hát các bài ca tự chế, nghe dễ điên đầu.
- Cụ thử nhớ lại, nó hát làm sao.
- Ối trời, ai đi nhớ những cái đó trong đầu cho phát bệnh. Bởi thế, lão nói người có XƯƠNG KHÚC biết tiếp thu tốt. Lão thì không, hai thằng KHÔNG KIẾP con cái lão hưởng. Ôi! Cũng là số phận. Nếu ôm luôn KHÔNG KIẾP dám đi ăn mày. Ông thầy Tử Vi có nói với ta, ai có Sát Phá Tham gặp LƯU HÀ gia thêm Xương Khúc rất là tốt, có Kình Tấu càng hay..
- Đúng rồi, lấy đâu gặp KHÔNG KIẾP. Đáo hạn chưa chắc đã ngán. Thôi ông cháu ta đi ngủ, chuyện của cụ nghe cũng buồn. Vãn sinh xin phép tắt đèn.
Từ xa trên chiếc võng, Lữ Khách phất tay một cái ngọn đèn dầu tắt ngấm. Ông cụ chép miệng: Thằng nhỏ khéo tay. Như còn tiếc nuối mấy khi được trò chuyện, cụ lại lên tiếng trong bóng tối:
- Thà rằng yểu Phúc. Ý quên yểu Mệnh, chứ sống thọ cô độc này buồn quá.
- Đúng rồi. Vãn sinh chưa hề nghe yểu Phúc bao giờ. Có chăng là vô phúc như vãn sinh, lấy con vợ “tự túc” sinh đẻ.
- Mi với lão đều là kẻ vô phúc, mỗi người mỗi cách khác nhau. Người thì vợ chồng là tai họa, có người lại là cha mẹ, anh em, bạn bè, con cái là tai họa. Có kẻ lại là sức khỏe, có người thì tiền của, công danh, có người lại... nghe đến đó Lữ Khách của chúng ta đã chìm vào giấc ngủ, mơ màn với câu.
Tấu Thư tụ tập. Phi Liêm rã.
Vui mừng bất trắc Hỉ Thần mong...
Đêm đông thương kẻ già cô đọc.
Một chút tàn hương cũng ấm lòng.
Lời bàn của người viết truyện: Cuôc đời là thế. Bèo hợp để rồi tan, hoa nở để rồi tàn, người gần để rồi ly biệt. Sớm hay muộn gì cũng thế thôi. Gặp nhau có khi là vui, buồn, sầu khổ... Câu chuyện đêm đông, có thể đem lại may mắn cho người Lữ Khách. Cái may mắn cũng chỉ là lời nói. Nhưng, nó có thể đưa ta thoát qua nghịch cảnh. Có khi nhạt nhòa trong ký ức, tìm kiếm mãi không ra. Một lời nói, một món tiền nhỏ... có thể là niềm may mắn lớn. Hạnh phúc lớn cho một người. Câu chuyện của Lữ Khách là câu chuyện bịa đặt để làm vui lòng một người già cô độc. Y là ai về sau sẽ biết.
Một năm mới lại về , mỗi người chồng lên mình 1 tuổi mới với nhiều niềm vui và nỗi buồn. Mấy ngày giáp tết này sao cháu nhớ nhà ở quê , nhớ mẹ già và nhớ ba đã mất. Cháu chỉ mong mình nhỏ bé lại như ngày xưa để được quây quần trong gia đình thật đông vui , ấm cúng của mình. Năm nay vợ cháu nghỉ tết sớm nên tụi cháu định nấu nồi bánh tét , bánh chưng cúng ông bà ngày tết. Nhà cháu có 4 cây mai thì hai cây to và đẹp lại nở sớm hết trơn chỉ còn hai cây bon sai là nở kịp tết. Mùng 1 tết cháu sẽ về quê , mùng 2 lên SG lại và mùng 6 đi làm lại. Tết này cháu chỉ có vậy , không vui mừng nhưng cũng không thờ ơ. Cháu chỉ mong năm mới cháu được mạnh khỏe , bình an chứ không mong gì thêm.
Vài lời tâm sự cùng Bác , cháu kính chúc Bác và gia đình đón mừng năm mới với niềm vui , hạnh phúc ngập tràn. Cháu kính chúc Bác luôn mạnh khỏe , bình an và vạn sự như ý vào năm mới.
Cháu PHÚC.