Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2009

Người tìm đường


Giải đoán một câu hỏi về TỬ VI cho
một cá nhân đồng thời lợi dụng (chứ không lạm dụng) biến câu hỏi trở thành bài viết “ BÍ QUYẾT LUẬN ĐOÁN ngôi TỬ VI “. Biến cái riêng tư của một người thành cái lợi ích chung nhiều người.

Lá số TỬ VI sinh ngày 18 tháng 10 Kỷ Mùi giờ Mão không nói rõ giới tính, nhưng đa phần nam giới hay quên chuyện nầy, còn nữ giới thường nhấn mạnh điểm nầy.

Lá số thuộc cách MỆNH KHÔNG THÂN KIẾP vài dòng liên quan đến cách trên. Người có cách nầy đa phần có những cái KHÔNG (tương đương với Vô, Vong, Bất, Phi) cay đắng từ chỗ không có lý tưởng, không có địa vị, không được che chở… đến những cái không gia đình, không tổ quốc. KHÔNG còn chủ sự không phải là… cho nên có thể sửa là không phải là nhà cửa của mình, không phải là tổ quốc của mình. THÂN ngộ KIẾP là thân xác dễ gặp nạn, Kiếp là nạn, ta thường hay dùng từ “kiếp nạn”, khi dùng như vậy thừa đi chữ nạn. THÂN ngộ KIẾP dễ trở thành “thân trâu ngựa” , là “đồ chơi” cho kẻ khác, còn dễ trở thành “bao cát” cho người ta tập đánh đấm. May mắn là THÂN ấy mang căn bệnh nào đó, để rồi  ta thường hay nói “than thân trách phận”.
Cách MỆNH KHÔNG THÂN KIẾP (chỉ có ở người sinh tháng 10) cũng chưa xấu bằng cách MỆNH KIẾP THÂN KHÔNG. 

Điểm xấu thứ 2 là cách “THẤT SÁT lâm THÂN chung thị yểu”. Vì THÂN là thân xác, MỆNH là tư tưởng của người ấy. Vì THẤT SÁT chủ giết, chủ đè… cho nên THÂN XÁC dễ bị ai đó vô tình, hoặc cố ý cướp đi mạng sống của mình. Ví dụ như Nguyễn Thái Học, Thạch Sùng… Hạn đến THẤT SÁT  dễ thấy cái Mất (THẤT) đến Giết (SÁT)… Huống chi cả gan THÂN an tại đó. Năm nay cháu vào tuổi 31 cần đối diện với sự thật. Nhưng nếu mới chào đời nói trần trụi như vậy đánh mất niềm vui của bậc sinh thành. Cho nên TỬ VI rất khó nói. Đoán cho con nít nói láo dễ òm, muốn biết đúng sai 20, 30 năm sau mới rõ. Muốn tranh luận với tui, ngon xuống dưới ấy mà tìm. Cho nên người viết thích lá số người có tuổi để cần chứng minh, chỉ ngay vào quá khứ.

BÍ QUYẾT ĐOÁN ngôi TỬ VI:

Điều kiện ắt có và đủ là TỬ VI cần có bộ PHỦ TƯỚNG hội họp. Tức là các trường hợp TỬ VI cư Tý Ngọ, TỬ PHỦ Dần Thân, TỬ TƯỚNG Thìn Tuất. Vì TỬ VI thiên về hành động, cần đi với phán xét của THIÊN PHỦ. Nói vắn tắt là như vậy.

Lá số thuộc cách TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM với bộ TỬ PHỦ tại MỆNH đây là bộ sao hay, đắc ý, đắc địa. Cách TỬ PHỦ có nói sơ sơ ở các bài THIÊN PHỦ, TỬ VI. Bí quyết đoán ngôi TỬ VI như sau: (Các bạn ưa thích làm phần mềm chú ý, bạn thử đưa dữ liệu cơ sở vào có được không)
TỬ VI cần có TẢ HỮU (giải thích siêu ngắn là thiếu tay chân, bộ hạ. Ví như Lưu Bị thiéu văn thần Khổng Minh, võ thần Quan Công… thì cũng là BỊ rách mà thôi). Nếu có TẢ HỮU rồi qua cửa ải thứ 2.
TỬ VI cần đủ bộ KHOA QUYỀN LỘC mới hay (tệ lắm KHOA QUYỀN). Đã là Vua tất cần có QUYỀN. Bộ Tam Hóa là bộ sao danh giá, là nổi danh, nổi tiếng thiếu nó có chăng là nỗi lòng.

Cửa ải thứ 3, Vua thì cần bộ TUẾ HỔ PHÙ, hoặc hiểu theo cách khác là bộ Tứ Linh. Bộ nầy chủ được tôn thờ ngưỡng mộ.
Vua bao giờ cũng được vây bọc bởi một số người luôn luôn tung hô, đương nhiên nịnh thần tung hô Vạn tuế to nhất, và Vua cười. Nếu không có bộ sao kể trên thì cần có ĐÀO HỒNG “nói và làm” tức phải hành động đi để thấy mình có tài lãnh đạo. Nhưng nếu không có bộ sao nầy vớ phải bộ TANG HƯ KHÁCH tức thị là Vua dỏm, Vua sân khấu, Vua phim trường, Vua giả như Vua Pélé, Vua Càn Long trong phim, Vua thép gai… Chỉ một ngôi sao THIÊN HƯ mà các sách TỬ VI gọi là Tiểu tinh (cho rằng không quan trọng) đủ đập tan huyền thoại TỬ VI là Vua.

Cửa ải thứ tư cần có Văn Tinh XƯƠNG KHÚC, nếu không cần có KHÔI VIỆT để có trình  độ nói được, đọc được, viết được. Chứ Vua đánh vần trờ âm trâm ngã… bịch. Ngai vàng không bền. Vậy thì sự vững bền là cần thiết. Cho nên đến với cửa ải thứ 5.
LỘC TỒN cần hội họp đâu đó. Vì TỒN là tồn tại, đi với LIÊM TRINH chủ vững bền. Cộng 2 chữ lại ta có chữ “trường tồn”. Bạn đồng ý chứ? TỬ VI là trò chơi chữ nghĩa, còn đòi hỏi sự chính xác cao. Vua mà thấy KÌNH ĐÀ là đưa lên hạ xuống mấy hồi. Cho nên các Minh Quân tên tuổi lưu truyền ngàn năm.
Ngang đây ta có “Mô hình” như sau:

TỬ VI + TẢ HỮU+ KHOA QUYỀN LỘC+ TỨ
LINH (ĐÀO HỒNG)+ VĂN TINH (KHÔI VIÊT XƯƠNG KHÚC).

Vua nào có HỎA LINH càng hay. Vì bộ
sao nầy chủ “lịnh lạc khẩn cấp” đã là Vua thì chỉ tay năm ngón, cần có LINH để
ban lịnh. Vua mà không ra lịnh là quá yếu.
MẤT TÁC DỤNG và PHẢN TÁC DỤNG bởi:

Sau khi qua các cửa ải trên nếu có HÓA KỴ thì sao? Vô hại, thậm chí là tốt vì hợp với QUYỀN là quyền cấm đoán, có LINH lại càng hay là lịnh cấm.(xem lại trong bài’ vì sao sáng’). Nhưng chú ý có KỴ tuyệt đối không có HÌNH. Vì Vua bị phạm luật, Vua phải ở tù, chỗ ở là nhà giam.
Nếu có HÌNH mà không có KỴ được kể là tốt. Vì HÌNH đi với QUYỀN là được quyền trừng phạt, quyền tha, đúng chưa? Thậm chí Vua không hài lòng ai đó, lũ nịnh thần giết mất rồi. Vua hỏi nó đâu? Em làm thịt rồi. Đến đó Vua cũng than trời mà thôi!
Nếu có HÌNH không có KỴ, còn phải tránh bằng được KHÔI VIỆT. Vì KHÔI HÌNH là tội lớn. Khôi là to lớn như khôi ngô, hình là trừng phạt, hai cái cộng lại ta “có tội lớn”. Vua mà có tội lớn thì không thể ngồi lâu trên ngai vàng, trời không giết thì người cũng giết.
Nếu có KHÔI VIỆT lại Kỵ gặp KHÔNG KIẾP vì KHÔI KHÔNG là số không to lớn.
Đối với KHÔNG KIẾP thì trách nhiệm không tròn, không gánh vác nổi đâu, gánh tai họa thì có… với THIÊN KHÔNG còn là không phải là Vua đâu.

Đối với TRIỆT là trừ bỏ (ta hay quen gọi là từ bỏ) địa vị (xem bài bí mật ngôi TỬ VI) là bí mật bị lộ…. Kỵ nhất là đương đầu. Có thể chấp nhận TRIỆT tại Tài cung

Đối với TUẦN là phải tuân theo, nghe theo sự sai khiến của người khác. Có thể chấp nhận TUẦN ở 2 cung Tài và Quan.

Các ngôi sao tại phần nầy là “Đáp Số Cuối Cùng” để quyết đoán về ngôi TỬ VI.

TỬ VI vô TẢ HỮU.
Với trườnghợp NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG chỉ mới lọt vào vòng điều kiện ắt có và đủ, bị loại trừ trong cuộc thi tìm kiếm “Hoa Hậu TỬ VI “ vì thiếu TẢ HỮU, nếu có TẢ HỮU ắt các tên nầy chạy chọt lót tay cho Chánh Chủ Khảo Bửu Đình để y đưa tiếp vào vòng sơ khảo. Điều đáng nói ở lá số nầy cái cần lại không có, nhưng lại có cái không cần. Cái mất tác dụng và phản tác dụng lại có rất đầy đủ chỉ thiếu HÓA KỴ. Lạicó đến Tam Không cứ y như là không nghe, không thấy, không biết chi cả… y như Vua Ngọa Triều. Cho nên Vua NGUOITIMDUONG phải còng lưng ra chùi nhà, nai lưng ra giặc long bào, xuống bếp tự kiếm thức ăn vì KHÔNG có người phục vụ (PHỤC BINH). Nói đến đây thì cháu nghĩ rằng bác chọc quê cháu phải không. Vậy thì với các dữ liệu cơ sở có sẵn cháu cũng tự mình tìm ra đáp án.

Điều đáng nói ở đây là sao TRIỆT ở vị trí nầy hay nhất, chỉ có Giáp Kỷ mới có (lợi thế về tuổi). TRIỆT tại đây là quán triệt là hiểu thông suốt, hiểu tận đáy. Hợp nhất là đi với PHÁ THAM bất lợi hoàn toàn trước TỬ VI khiến Vua TỬ VI rụt rè không dám hành động chứ đừng nói gánh vác. Tuy nhiên cũng cần cám ơn sao TRIỆT vì nó triệt đi, trừ đi những cái Không ngờ từ bên trong (THIÊN KHÔNG), đồng thời là lá chắn thành đồng ngăn tai họa từ ĐỊA KIẾP bên ngoài xâm nhập về. TRIỆT của cháu giúp cháu qua được Tam Không là một điều hiếm có, đồng thời vận hạn của cháu đi ngược về cung Huynh Đệ chứ đi thuận về cung Phụ Mẫu thì lá chắn xài tới hơn 20 năm… cũng dễ bị bể vỡ.

Tuy nhiên những người có TỬ VI tại MỆNH, nhất là có cả KHÔI VIỆT (đa phần là con trưởng)thường ưa gánh vác lấy trách nhiệm vào mình, nhất là việc ngoài xã hội, trong khi việc nhà chưa chắc đã xong. Vì trong sâu thẳm tâm hồn tự nhận thấy rằng việc ấy ta làm được là làm, rất vô tư, không vụ lợi.

Người có TỬ VI vô TẢ HỮU càng có tài bao nhiêu lại càng buồn bấy nhiêu. Vì không có ngườitrợ giúp, ta không thể vừa làm Vua vừa làm lính được, hạ mình xuống làm công việc tào lao mất thì giờ. Ngài phải được thong dong để suy nghĩ, Ngài ưa kín đáo không bị quấy rầy… Cháu được bác đánh giá là người có tài năng, vì có KHÔI VIỆT tại MỆNH, đại hạn thứ 2 tại Huynh Đệ cung có XƯƠNG KHÚC lại có TẢ HỮU (14-23) nhưng bộ sao nầy không theo mình trọn một đời. Người có TỬ VI vô TẢ HỮU vẫn ưa tìm kiếm cho mình một minh chủ để thờ (không khoái các sao ca nhạc). Điều ấy càng thôi thúc hơn khi bước vào Đại Hạn 24- 33 tuổi hạn PHÁ QUÂN. Được mô tả tam thập nhi lập.

Bộ SÁT PHÁ THAM là bộ sao ưa khám (THẤT SÁT) phá (PHÁ QUÂN) và tìm kiếm (THAM LANG kẻ tìm kiếm bài bầy đã viết). Từ vị trí ngôi sao THAM LANG nhìn ra chẳng hề thấy sao TUẦN TRIỆT nằm đâu? Y như người đi đường không tìm thấy bảng tín hiệu giao thông. (Một ngôi sao cần có TUẦN TRIỆT lại không có, trong lúc TỬ VI kỵ TUẦN TRIỆT lại có, thật éo le.) Trong vô thức, trong tiềm thức ẩn tàng sự tìm kiếm… và ý thức kẻ tìm đường, người tìm lối là một nickname cần đặt. Tốt nhất là mỗingười cần tìm cho mình một lối sống, không nên vui mừng vì khen, buồn rầu vì chê, miễn sao không xấu hổ khi gặp lại ai đó, không thẹn khi nhìn lại bản thân mình. THAM LANG còn là ngôi sao tham vọng, từ vị trí THAM LANG mà thấy TRIỆT là người trừ bỏ tham vọng, thấy TUẦN là người có tham vọng lớn, nếu thấy cả 2 biết tìm cho mình 2 chữ đúng sai rồi đặt tham vọng vào đấy, trong trường hợp của cháu THAM LANG vô TUẦN TRIỆT không biết đi về đâu? Không biết đi về đâu cũng là lối đi, của kẻ nhàn du, vui đâu ta đi đó, tốt nhất là không nên tìm kiếm một cái gì. Vì sao? Cháu có cách THẤT SÁT lâm THÂN cháu dễ tìm thấy cái tai họa, mà tai họa không cần tìm nó cũng đến. Trốn trong nhà nó cũng lôi ra qua đường truyền internet, qua di động…
Chúng ta đang sống trong giai đoạn “chia rẽ để mà sống”… Đúng sai nào ai biết. Đúng chỉ có duy nhất một đáp số, sai thì vô số đáp số. Ví dụ đem TỬ VI làm ví dụ là an toàn. Cách TỬ PHỦ đắc địa tại Thân vì TỬ PHỦ thuộc Thổ, Thổ lại sinh Kim… (nhưng sinh xuất là không hay). Nhưng bên Dần TỬ PHỦ cũng hay rồi cà lăm gượng ép khắc hay, khắc dỡ… Chẳng qua TỬ VI ưa bí mật cần THIÊN PHỦ để che đậy, TỬ VI ưa bao, THIÊN PHỦ ưa che, TỬ VI thiên về hành động cần có thêm tiếng nói vỗ về THIÊN PHỦ… thế là hay, thế là hợp lý, thế là đắc ý, thế là đắc địa.

Điều đáng nói trong Đại Hạn 24-33 với bộ PHÁ QUÂN ngộ LỘC TỒN. lại có LƯU HÀ, HỎA TINH (có LINH lục hại) THIÊN HÌNH có PHI LIÊM, THIÊN VIỆT xung (cách an của bác VIỆT tại Tý, KHÔI tại Thân) lá số của cháu hình thành cách PHI VIỆT HỎA LINH HÌNH (bài nầy đã viết). Với bộ PHÁ QUÂN LỘC TỒN là cách ta thấy cái đáng đem vất đi, bỏ đi (PHÁ QUÂN chủ bỏ) nhưng nó vẫn tồn tại (LỘC TỒN), cái đáng vất lại còn, cái đáng còn lại vất bỏ… và trong lòng còn chăng là nỗi bực mình, bất lực. Có lúc nổi điên, nổi giận đập (THẤT SÁT) phá (PHÁ QUÂN) vô tình tai họa giáng xuống (LƯU VIỆT HÌNH) thậm chí đổ máu đa phần lỗi lầm (lỗi là LƯU HÀ, lầm là THẤT SÁT) ấy do từ phía bên ngoài tạo ra trước (bị ĐÀO HOA xung), ta thì nóng giận làm điều tai hại (HỎA KIẾP) cũng còn may không có KÌNH ĐÀ dễ bốc cao vời vợi. Điều tiếu lâm cái mà cháu đáng cất giữ là cơn giận, chứ không cất giữ tiền của. HỎA KIẾP còn là tai họa vì lửa, tai họa vì giận như đã nói mà còn là tai họa của nhanh mau, còn là tai họa đến nhanh mau chạy không kịp, tránh không được. Cho nên quá tải về điện, gây cháy đồ vật cũng không nên buồn mà chi của đi thay người (cách HỎA VIÊT). Từ vị trí sao THAM thấy HỎA rất hay là cách làmgiàu nhanh. Năm Thìn tương lai mới thấy hiện tượng nầy. Nói chung HỎA PHÁ là cách đốt bỏ, có QUỐC ẤN được quyền nói là kỷ niệm bị đốt bỏ, xé bỏ. Có quyền hát bài “kỷ niệm xưa đã chết, cơn mê đã chìm…” nhưng ở đây không có sao chìm (ĐÀ LA) nên dừng lại. Đây là đại hạn dễ bị kích động đủ thứ chuyện. Cháu cứ đem lá số TỬ VI của cháu so sánh với Nguyễn Thái Học có nhiều nét giống nhau, ông ấy đã chết tại đây. Và cháu không nên chết tại đây. Vì cháu có TRIỆT tại MỆNH (mặc dù là TRIỆT trời ơi!) và tham vọng của NTH có TUẦN, còn cháu thì không. Cũng không nên tìm kiếm cho mình một danh vọng vì có câu: “Càng cao danh vọng càng nhiều gian nan”. Tham vọng của cháu đi với Quyền là ưa thích quyền lực nhưng cần đi với LINH là lịnh lạc hợp cách (THAM LINH tịnh thủ danh chấn chư bang) đi với HỎA TINH có lúc giàu nhanh.

PHÁ QUÂN là ngôi sao ưa khám phá tìm ra đúng sai. Cháu nhìn thấy được sao TUẦN tức vô tìnhthấy cái gì cũng đúng, cần có một sao TRIỆT nữa mới hay để phân biệt đâu đúng, đâu sai. Ví dụ như Từ ngôi sao tham vọng (THAM LANG) của Nguyễn Thái Học có thêm TRIỆT thì kết quả cũng không thê thảm như vậy.

Nếu cháu là người ưa gánh vác thì trên trang blog nầy, cháu có thể trả lời thắc mắc của ai đó, có thể thay bác trả lời giùm, như vậy cũng là một lối đi vô hại.

Tiếp là bác nói về cách CƠ LƯƠNG Sửu Mùi tiểu hạn năm nay của cháu. Phú TỬ VI thường phê vi hạ cách. Vì sao?

Vì CƠ LƯƠNG là cơ hội may mắn, nó hay ở Thìn Tuất nhờ đồng cung mà không hay tại Sửu Mùi, ở đây Cơ một nơi mà Lương một ngã. Theo ngôn ngữ của bác là nội Cơ ngoại Lương bên ngoài lại hưởng mất sự may mắn, coi như ta ngồi nhìn cái may mắn của thiên hạ mà thôi. THIÊN CƠ chủ sự đói no, mà ngoài kia là lương thực (đương nhiên cái ngoài kia là không phải cái của ta) so với cách CƠ LƯƠNG Thìn Tuất đồng cung lương thực kề bên cạnh tha hồ mà ăn. THIÊN CƠ là cái nền móng mà THIÊN LƯƠNG là nóc nhà, họ xây được cái nhà ta mới xây cái nền móng. Blog họ tràn ngập bài viết còn của ta chưa có gì… THIÊN LƯƠNG là đỉnh cao nhất nóc nhà và THIÊN CƠ là nền nhà. 1 điểm cao nhất và một điểm thấp nhất để làm gì? Để chỉ độ rơi từ trên cao xuống, vì vậy cách CƠ LƯƠNG TANG TUẾ coi chừng té ngã từ cao, mặc dù cháu không có cách nầy nhưng đề phòng tháng 4, 10 âm lịch, khi leo trèo (vì tác động của sao lưu động). Vì THIÊN CƠ là cơ thể mà TANG MÔN chủ chôn vùi cho nên có câu: “THIÊN CƠ BẠCH HỔ mà gia TANG MÔN ĐIẾU KHÁCH là sa hoàng tuyền”. Đây là giải thích thêm cho cháu hiểu CƠ là gì mà thôi. Và CƠ LƯƠNG còn là “ phơi bày cật vấn” đó là nói theo ngôn ngữ TỬ VI (xem bài phơi bày) và “may mắn được hỏi”. Bác là cõi trên là THIÊN LƯƠNG (nóc nhà) đúng chưa?

Cháu là THIÊN CƠ cõi dưới (nền). Người cõi trên… cũng rành vi tính. Đầu tiểu hạn Kỷ Sửu đã ứng nghiệm về cách chất vấn may mắn được trả lời.

Do đại hạn của cháu hiện giờ được đánh giá là xấu nhất. Nhất là các năm dương (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Tuất) dĩ nhiên xe cộ cần thận trọng vì HỎA chủ nhanh mau, KIẾP chủ nạn.

Đến đây với các dữ liệu cơ sở cho sẵn Quỹ Vương Lê Uy Mục. Cuộc đời ông ấy vẽ vang và chấm dứt cũng tại đại hạn Phụ Mẫu.

Cách được kế thừa địa vị, nối ngôi, nối nghiệp là TỬ TƯỚNG

Với KHÔI HÌNH tội tày đình.

HÌNH VIÊT tai họa giáng xuống

HỒNG LOAN ĐỊA KIẾP là loan báo nạn lớn.

HÌNH KIẾP là ức hiếp và trừng phạt

TAM KHÔNG ngộ TỬ VI là không bỉết, không thở ra không hít vào. Nếu ông còn sống lâu tội ông càng lớn. Ở đây ta có 2 nhóm sao tốt xấu nằm lẫn lộn với nhau, gọi là cát hung tương bán. Ông hưởng cái tốt trước, tức hưởng cái xấu sau. Nếu không hưởng cái tốt thì cái xấu không đến coi như tự khắc chế lẫn nhau rồi.

            Qua Lê Uy Mục  cũng thấy có nhiều nét giống cháu lấy đó mà răn mình. Năm nay hạn XƯƠNG KỴ là nghe lời cấm đoán (Xem bài nghe gì) nhưng có KHOA lại là lời khuyên (Vì KHOA là khoa học, môn học). Lời khuyên ngay thẳng là XƯƠNG KỴ, lời khuyên quanh co là KHÚC KỴ. Kẻ tìm đường mà không thấy đường đành quay lại mà thôi


  • phan phan
    • phan
    • Dec 22, 2009 1:47 PM
    Bác Đình ơi, giúp cháu với.
    Cháu có Tử vi + Tham Lang (mệnh, cung Mão,có thiên khôi), Thất sát liêm trinh (thân, cung mui`, có Tả Hữu luôn) + Vũ khúc Phá quân (tài, cung hơi, có HÓa lộc, hỏa tinh, thái tuế)
    Vậy là đáp ứng được đa số công thức bác đề ra rồi phải không ạh?Vây là tốt phải bác nhỉ?
    Nhung từ vị trí Tham Lang nhìn chằng thấy Tuần Triệt đâu (Tuần, triệt nằm cung chồng con Tí Sửu) vậy thì cháu chẳng biết tìm kiếm gì hả bác? chằng biết đi về đâu hả bác?? Làm sao để mình định hướng được mình nên đi về đâu, tìm kiếm những gì (vì cháu thấy Tham lang tại mệnh, cháu đôi lúc rất tham vọng, đôi lúc buôn xui chằng hề muốn gì trong đời hết).
    Cảm ơn bác nhiều nhé.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2009

Ngôi Sao Đoàn Kết

TẤU THƯ NGÔI SAO ĐOÀN KẾT
TẤU THƯ nằm trong chòm sao BÁC SỸ, xung chiếu có QUAN PHỦ, tam hợp có ĐẠI HAO và LỰC SỸ. Gọi TẤU THƯ là ngôi sao đoàn kết, thực chất là tôn phong, tìm một mỹ từ để gọi chung chung một ngôi sao nào đó, để ấn tượng.
TẤU THƯ là ngôi sao tụ tập, nhóm họp. Cao quý là hội nghị, là đại hội… tầm thường là đàn đúm, tụm 5 túm 3. Cũng nhóm họp nhưng kẻ thương gọi như thế nầy, ghét gọi thế khác. Thực chất nó là ngôi sao nhóm họp, nếu đồng ý thì ta tham gia, nào là hội đồng hương, cựu học sinh, hội nhà văn, hội người
yêu Huế, gia đình Phật tử… nếu ta vào đấy, tức thừa nhận là đoàn kết với tổ chức nào đó. Vậy TẤU THƯ là ngôi sao đoàn kết. Nhưng chắc gì? Là câu hỏi luôn luôn đặt ra. Quan trọng là tụ tập để làm gì? Đánh bài, hát Karaoke… đến hội kín, hội mở… TẤU THƯ luôn luôn có LỰC SỸ là kẻ đợi chờ, lại có ĐẠI HAO là kẻ nhắn tin và TẤU THƯ là nơi tụ tập.
Cuộc họp đôi khi chỉ có một nam, một nữ nơi bí mật nào đó.
Cuộc họp có khi rất hoành tráng, khiến chúng ta không dám đến gần, sợ họa đến như ASEM , ASEAN.
Căn cứ sao TẤU THƯ thôi ta cũng đoán được tính cách của con người. Nếu TẤU THƯ là sao đoàn kết, thì TỬ VI là ngôi sao “sum vầy”, mỹ từ nầy dành cho TỬ VI. Những ai có TỬ VI TẤU THƯ có nghĩa là có những cuộc họp mật, vì TỬ VI là ngôi sao bí mật, kín đáo. Đi với KHOA QUYỀN và nhóm sao tầm quan trọng tức có các cuộc họp mật. Nhưng nếu bạn chỉ có TỬ VI và TẤU THƯ cuộc họp của bạn chỉ có 2 người. Nếu có sắc màu đen đỏ đương nhiên đánh bạc cũng… bí mật chứ bộ.

TẤU THƯ là thư tín, thư tịch, là mail, là tin nhắn….
Tấu tức là tâu bày, thư là thư tịch. Vì vậy ta có ĐẠI HAO luôn luôn tam hợp, HAO là tin tức như âm hao, Đại là trao đổi. LỰC SỸ là kẻ đợi chờ tin tức. Trong thư tín luôn luôn có nơi gởi và nơi nhận. Nơi gởi là TẤU THƯ và nơi nhận đâu nhỉ? Là QUAN PHỦ chẳng lẽ tui viết, tui gởi cho tui, cái cung xung chiếu là nơi ta gởi đến.
Nếu MỆNH hay HẠN ta có TẤU THƯ tức ta gởi nhiều nhưng nhận chẳng có bao nhiêu. Và ngược lại MỆNH HẠN tại QUAN PHỦ nhận thì nhiều trao đổi thì ít.
Chắc gì là mail? Vì ta gởi đơn tố cáo cho ai đó cũng là thư
tịch. Vì vậy có câu:
CỰ ĐÀ TẤU TUẾ một đoàn
Đêm ngày chầu chực cửa công mõi mòn.”
Trong đó CỰ là CỰ MÔN chủ phản đối, đi với TẤU THƯ là thư khiếu kiện, THÁI TUẾ chủ ngôn ngữ bày tỏ, ĐÀ LA chủ lôi kéo. Vậy thì thư tình, thư nặc danh, thư tín thông thường… Cứ nhìn các sao mà mò có phương pháp, có người hồi hộp tình yêu là sao gì. Hồi sau sẽ rõ. Điều sung sướng không dính cách CỰ TẤU là khỏe. Đôi khi đơn thư tố cáo cũng bậy bạ vì vậy có câu:
TẤU THƯ thủ Mệnh thị đa khẩu thiệt chi nhân
QUAN PHỦ thủ viên thị thử phòng nhân chi phản.”
  Đến đây bạn thấy TỬ VI hay không? Vì kẻ tố cáo là TẤU THƯ có khi dễ chiêu oán. Còn kẻ bị TẤU THƯ dễ bị người ngoài phản. Có thể nói không ngoa tất cả tuổi KỶ SỬU cả nam lẫn nữ (có cả tui trong đó) đang đáo hạn QUAN PHỦ chuẩn bị tư thế chào đón sự phản bội, tố cáo…
Cũng TẤU THƯ thôi ta phải đoán thư tình, thư tịch, thư tín, đơn thư… sợ gì không chụp mũ là mail, là tin nhắn. Miễn sao chụp vừa đầu thôi.

TẤU THƯ là viết.
Nếu bạn đồng ý TẤU THƯ là thư tín nói chung. Tức bạn thừa
nhận phải viết ra. Cho nên cách BẠCH HỔ ngộ TẤU THƯ được phê: Hổ đội hòm sắc
(sắc là sắc phong) chẳng qua là BẠCH HỔ giỏi bày tỏ, TẤU THƯ chủ viết ra, tức
là bài báo, blog, bài văn, luận văn, luận án… Đến đây cách HỔ TẤU được giải
thích như vậy thì câu:
HỔ mà gặp TẤU đồng cung
Công danh thi cử nên công dễ dàng
Rất dễ hiểu phải không? Chắc gì? Phải có bộ sao văn học là XƯƠNG KHÚC mới thật sự được như vậy. Nhưng chỉ cần HỔ TẤU thôi là blog có thể viết được rồi đấy. Trình độ cao về TỬ VI có thể xem lá số TỬ VI cũng đoán được nội dung blog của bạn viết gì? Tôi không tin bạn cho rằng tôi nói ba hoa. Đúng chưa?
Viết thì cần cái gì ta? Cần cây viết vì vậy TẤU THƯ cũng là cây viết. ĐẠI HAO là bình mực đen (Đại là đen, viết ắt phải hao mực). ĐÀ LA là nghiên mực, LỰC SỸ kẻ gắng sức để viết, KÌNH DƯƠNG là thao tác giương cao cây viết. Với Bửu Đình bộ TẤU THƯ KÌNH DƯƠNG là cây bút gương cao để viết với mực HAO, nghiên là ĐÀ. Viết văn chương, chính sử là VĂN XƯƠNG viết nghệ thuật là VĂN KHÚC là văn phòng tứ bảo.
Thế nhưng có sách TỬ VI cho là bộ BINH HÌNH TƯỚNG ẤN là văn phòng tứ bảo, để phản biện lại điều đó, người viết  mất khá nhiều năm trường. Với các lá số của Nhất Linh, của Nguyễn Du đủ để đập tan… luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, làm lạc lối TỬ VI.
TẤU THƯ còn gì nữa không? Còn nhưng không quan trọng mấy.
TẤU THƯ là thư thả chơi… đàn
TẤU THƯ là thong dong, là rảnh rỗi…. viết blog chơi. Mà rỗi
việc đồng nghĩa với thất nghiệp.
TẤU THƯ đi với sao vui văn phong nghe vui vui, đi với sầu tinh là than mây khóc gió, đi với dâm tinh sặc mùi son phấn, đi với tranh giành kêu gọi đấu tranh… đi với chiều lòn là bồi bút a dua, đi với Phật viết về Phật
đi với ma viết ma. Đó là nguyên tắc để giải đoán. Vậy thì đoán TỬ VI không khó.
Hôm nay lỡ hứa với một người tặng lá số LÊ UY MỤC vì có cách TỬ VI ngộ Tam Không tại Hạn chết
Vậy thì ngày mai sẽ có thêm lá số Nhất Linh.
Vài dòng về lá số Lê Uy Mục
Lá số lấy ngày sanh trong Đại Việt Sử Ký toàn thư của Lê Văn Hưu.
Trích: “Vua là con thứ 2 của Vua Hiến Tông, anh thứ của Vua
Túc Tông, ở ngôi 5 năm, thọ 22 tuổi, bị Giản Tu Công Dinh đuổi đi, rồi sau bị
hại, chôn ở An Lăng. Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn
hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận,
người bấy giờ gọi là Quỉ Vương, điềm loạn đã xuất hiện từ đây.”
Vua tuy anh của Vua Túc Tông nhưng dòng sau, cho nên Túc
Tông lên ngôi, vị Vua nầy mất sớm truyền ngôi lại cho anh mình là Uy Mục. Sau
khi loại trừ được Uy Mục Giản Tu Công lên ngôi Tương Dực Đế.

  • phukhanh
    phukhanh
    • phukhanh
    • Sep 10, 2012 5:51 PM
    Dạ cháu chào Bác.
    Cháu đã đọc và thật sự khâm phục sự uyên thông của Bác.
    Cháu đã đọc bài "NHỮNG TẢNG ĐÁ TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN VỚI TỬ VI"
    Cháu có Liêm Phá Lực sĩ ở mệnh. Tham Vũ Tấu thư ở quan. Tử Sát đại hao ở Tài Bạch.
    Liệu "Sao đoàn kết" có tác dụng gì dung hòa hai bộ Tử Vũ Liêm và Sát Phá Tham không ạh.
    • Private comment
      • Private comment
        • Ngoc Ngoc
          • Ngoc
          • Nov 11, 2009 8:23 PM
          Dạ thưa bác, cháu nhầm mất rồi. Chỉ có Kình dương- còn Bạch hổ, Tấu thư là tam hợp thì có được tính không ạ?
          • Bửu Đình Bửu Đình
            Được tính chứ, hình thành bộ bút nghiên, thư tín bày tỏ... Cháu đọc tiếp sẽ thấy, bác nói về bộ Kình Tấu nhiều nơi lắm.
        • Private comment
          • dat dat
            • dat
            • Oct 23, 2009 5:31 PM
            Cháu xin hỏi bác Tâu thư mà đi với hóa khoa ở cung di thì bình luận thế nào ạ?
            • Bửu Đình Bửu Đình
              Tức MỆNH có Quan Phủ chủ nhận, vì Tấu Thư chủ gởi nhận những thư tịch có tính chất giáo dục, giáo khoa từ bên ngoài gởi vào.

          Thứ Năm, 29 tháng 1, 2009

          Ai Chia Rẽ? Ai Đoàn Kết

          Có nhiều người sinh ra đời với ngôi sao chia rẽ trong đầu. Cho nên nhìn đâu cũng nghĩ đến 2 chữ phân chia. Có người hầu như ngạc nhiên trước việc ấy. Bài viết nầy lấy nguồn cảm hứng từ VuaLocVung mới hỏi ngày hôm nay trong bài “Tiếng lành đồn xa”. Xem như đề tặng cho Bloger nầy.

          Từ vị trí sao LỘC TỒN (luôn đồng cung với sao BÁC SỸ)  trên bất cứ lá số TỬ VI nào, xung chiếu với
          ngôi sao nầy là PHI LIÊM. Bên cạnh PHI LIÊM ngôi sao chia rẽ, tùy nam hay nữ ta có bên trái, hoặc phải của PHI LIÊM là TẤU THƯ ngôi sao của đoàn kết. LỘC TỒN chủ tồn tại. PHI LIÊM chủ phân chia luôn luôn xung chiếu nhau tạo thành 2 thế lực mâu thuẫn nhau, những ai có PHI LIÊM tại MỆNH hoặc tam hợp MỆNH tức MỆNH có THANH LONG, hoặc PHỤC BINH đều chịu ảnh hưởng tính chia rẽ của ngôi sao nầy.

          PHI LIÊM dù ở trong môi trường nào, cho dù gia nhập tổ chức nào  cũng nghĩ đến sự phân chia: Lính mới
          lính cũ, phe bắc phe nam, tôn giáo với vô tôn giáo, có học với vô học, giàu với nghèo, xa với gần, trẻ với già…. Trong lớp học có 50 học sinh. PHI LIÊM có thể chia rạch ròi và cuối cùng chỉ còn một vài PHI LIÊM chơi với nhau, nhưng xem ra cũng không đoàn kết chi mấy, cũng phân tích, phân chia, áp dụng vi tích phân… mỗi PHI LIÊM ôm một sao TUẦN tức ở trong 1 vòng tròn nhỏ tự tạo ra, chỉ có một mình duy nhất.

          HITLER là điển hình cho người chia rẽ. Chính ông ta bịa ra chủng tộc thượng đẳng tự hào với nó… theo người viết  các chủng tộc, dân tộc khác nhau ở điểm chưa phát triển, hoặc chưa có cơ hội phát triển mà thôi. 

          Thói chia rẽ là điều có thật, ngay trong một gia đình ta cũng thấy điều đó. Cộng thêm thói đố kỵ chỉ làm xa cách nhau mà thôi. Ở tầm nhìn quốc gia chỉ làm quốc gia suy yếu, đồng thời cũng là thủ đoạn của đối
          phương, các nhà chính trị hay dùng đòn nầy để đánh. Ví dụ rõ nhất là Nam Tư cũ, Liên Xô cũ… Việt Nam 
          ta, Pháp bày ra Vua Mèo ngoài Bắc, rồi Fulro ở Cao Nguyên không ngoài mục đích làm suy yếu đi để cai trị. Do chúng ta bận bịu với công việc chia làm 2 phe đánh nhau chơi, đi lạc lối thêm 11 năm, các nước láng giềng qua mặt. Ai đó bi quan cho rằng phải mất 50 năm mới đuổi kịp INDO… Nếu ta có những nhà lãnh đạo tài tình, đoàn kết thật sự trong vòng 10 đến 20 ta vượt qua INDO, từ 20 đến 30 năm ta là số 1 dĩ nhiên trong khối Asean Nhưng thôi chúng ta đã lạc đề.

          Do PHI LIÊM quen thói chia rẽ. Cho nên trong bài” Vì sao sáng” người viết có nói: “Vua Bảo Đại, và Nguyễn Thái Học” là người khó tìm thấy hạnh phúc, vì tại đó PHI LIÊM chủ chia rẽ, chia ly. PHÁ QUÂN chủ phá bỏ, ĐÀO HOA chủ tạo ra, gây nên… lắp ráp các từ trên các bạn cũng đoán mò được. Cũng vậy Đại hạn gây ra Đệ 2 thế chiến của Hitler chính là đại hạn có PHI LIÊM, tự mình chọn lấy trục Đức Ý Nhật (thực chất Đức và Nhật cũng chẳng đoàn kết phối hợp, nếu có thì khổ cho Liên Xô rồi).
          Những minh chứng kia cho thấy PHI LIÊM là ngôi sao đáng sợ.

          NHƯNG CHIA RẼ có cần thiết không? Rất cần thiết. Tất cả các từ phân chia, phân loại, phân phát, phân phối…  liên quan đến từ “phân” trừ phân bón không phải. Liên quan đến từ “chia”  đều là PHI LIÊM và còn rất nhiều từ nữa. Cái cần chia rẽ là cái gì? Là cái ác so với cái thiện, là cái xấu so với cái tốt, là cái dữ sao với cái hiền… chứ đừng chia bè, chia phe, chia nhóm, chia phái… làm suy yếu tiềm lực quốc gia, có thể vô tình nằm trong mưu đồ kẻ xấu. Chúng ta có thể san sẻ kiến thức, san sẻ miếng cơm manh áo… Quan trọng là
          chúng ta biết sử dụng ngôi sao ấy đúng nơi, đúng chỗ. Rất cụ thể, hôm nay mồng 4 tết, ta cần chia rẽ tức là phân loại các thức ăn ngày tết, cái gì cần chia ly cho vào thùng rác, cái gì vào tủ lạnh, cái gì càng ngọt bao nhiêu càng dễ để lâu bấy nhiêu.

          Cuộc đời cho thấy nhiều khi phải chia rẽ để sống, nếu như cuộc sống chung không còn tốt đẹp. Có lần được mời ra phân giải, người viết  giải quyết bằng cách dựng một hàng rào cây, y như phân định lãnh thổ, thế là hết ồn.
          Khi bàn một ngôi sao người viết thường bàn đến tính cách tốt trước, cái xấu bàn sau nhưng lần nầy phá lệ. Tuy nhiên để ai đó khỏi lo toan khi có sao nầy tại MỆNH. Đỉnh cao của sao nầy là sự PHI THƯỜNG. Tốt nhất là COPY ngay tư liệu của người viết (dĩ nhiên tui viết, tui đọc rất vắn tắt không cần chứng minh)
          ĐẶC TÍNH của PHI LIÊM:
          LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỘNG BAY :
          Sao PHI LIÊM liên quan đến chuyển động bay, lợi cho sự di chuyển nhanh mau.
          “Liệu mà xa chạy cao bay,
          Ái ân ta có chừng nầy mà thôi.”

          Máy bay, phi thuyền, vệ tinh... liên quan đến sao PHI LIÊM.
          Cụ thể cơ bản là THIÊN CƠ + PHI LIÊM.

          Tai hoạ do vật bay như viên đạn bay, mũi tên, đạn đại bác, hoả tiển, hòn đá, vật lạ rơi trúng do bộ PHI VIỆT HOẢ LINH HÌNH, thật tế đôi khi chẳng cần đủ mặt bộ sao trên, quan trọng là môi trường đang sống. Như công trường, chiến trường... PHI LIÊM còn là sao chủ bất ngờ không biết từ đâu mà đến.
          NHANH MAU:
          Thuộc nhóm sao chủ nhanh mau. PHI LIÊM chủ nhanh mau. Tốt là tốt đẹp đến nhanh. Xấu là tai hoạ đến trở tay không kịp.
          SAI TRÁI, BẤT CHÍNH:
          PHI LIÊM là sao chủ sự sai trái, biết sai vẫn làm, trái với đạo đức nằm trong nhóm tội lỗi sai trái
          PHỈ NHỔ, MẠ LỊ, CHƯỞI BỚI:
          LỘC TỒN luôn luôn đứng chung với BÁC SỸ (kẻ có học bài bác) bài xích, bác bỏ...PHI LIÊM mạ lỵ, phỉ nhổ...
          THỊ PHI:

          Thuộc nhóm sao thị phi. Chủ sự sai trái, bất chính. Nếu cái phải nằm ở sao LỘC TỒN thì cái sai nằm ở
          sao PHI LIÊM.

          PHI THƯỜNG:

          Khi tốt trong trường hợp cực tốt PHI LIÊM mang ý nghĩa phi
          thường như trường hợp Vua Lê Lợi. Với bộ PHI PHƯỢNG HỔ tại Dậu đắc Tam Hoá Liên
          Châu hội họp.

          TAN RÃ, PHÂN CHIA, CHIA RẼ. GIÁ TRỊ NHƯ DẤU CHIA:
          Nếu LỘC TỒN đối cung chủ tồn tại, còn đó. PHI LIÊM chủ tan rã.
          LỘC TỒN chủ dành cất, dành dụm... PHI LIÊM chủ chia ra, chia sẽ ra
          San sẻ, chia ra, tính chia, phân biệt như phân biệt chủng tộc....
          Tất cả các từ kể trên liên quan đến sao PHI LIÊM.
          “Thôi thì thôi, thế thì thôi.
          Con tim ai xẻ làm đôi bao giờ”
          “Niềm vui được san sẻ sẽ tăng gấp đôi”.
          BẤT NGỜ:

          PHI LIÊM: chủ bất ngờ thiên về thị phi tự nhiên từ đâu bay đến, tự nhiên vô cớ cải cọ. Nó cũng hoàn toàn bất ngờ từ đâu mà đến không biết một dị vật rơi trúng ta một hòn đá, một nhát dao, một viên đạn cho đến một HOẢ tiễn to đùng, quả bom ngàn tấn. Chủ bất ngờ từ cao, xa giáng xuống vì vậy kị gặp THIÊN VIỆT kết thành bộ PHI VIỆTkị gặp thêm LINH, LINH VIỆT chủ bị sét đánh, tai hoạ giáng xuống, đi với HOẢ
          LINH HÌNH tai hoạ do súng đạn, pháo, bom từ cao xa giáng xuống.

          Trên là những gì đã copy lại. LỘC TỒN được phú TỬ VI ca ngợi bao nhiêu thì PHI LIÊM lãnh hậu quả bấy nhiêu.

          • Private comment
            • Private comment
              • Private comment
                • Private comment
                  • Bửu Đình Bửu Đình
                    Gởi tin đến Vualocvung. Vào trang cháu có lỗi gì đó, tại lời bình không save được, tại tin nhắn cũng không save được, nó cứ xoay xoay...
                    • Vua Lộc Vừng Vua Lộc Vừng
                      Chào Bác
                      Cháu viết một bình luận rất dài gởi vào bài này mà sao không thấy.
                      Cháu kính chúc Bác luôn vui , khỏe và hạnh phúc.
                      • Bửu Đình Bửu Đình
                        Cháu viết bình luận xong cháu quên nhấn lưu, đóng trình duyệt, tất nhiên làm sao bác thấy được. Chứ bác không làm gì hết. Thế là hao công phí sức, chừ cháu viết lại mất hứng, đúng chưa?

                    Thứ Ba, 27 tháng 1, 2009

                    Vì sao sáng

                    VÌ SAO SÁNG.
                    Ta thường nghe vì sao sáng, ngôi sao sáng… một ngôi sao sáng trên bầu trời ca nhạc. Đó là sao gì trên TỬ VI ? Đó là sao LINH TINH. Linh là sáng, Tinh là sao. Các sách TỬ VI đều công nhận LINH sáng từ Dần đến Ngọ, ở Sửu Mùi khả tỵ tức cũng có thể tốt mà thôi, nhất là đi với cách THAM VŨ. Thật ra LINH hợp nhất là đi với THAM LANG và TỬ VI (ta sẽ bàn các chi tiết nầy về sau).
                    Khi nghe vì sao sáng, bạn thường hình dung đến giới nghệ sỹ và hạn chế như vậy là lầm. Có ngôi sao sáng trên lãnh vực văn chương, thì có ngôi sáng trên lãnh vực nghệ thuật, có ngôi sao sáng trên lãnh vực cai trị, càng khó quên không phai mờ là trên lãnh vực quân sự vì để lại cho đời những chiến công hiển hách chống ngoại xâm. Năm 1963 trong cuộc đấu tranh Phật Giáo, nữ sinh Quách Thị Trang ngã xuống tại chợ Bến Thành, một nhạc sỹ ca ngợi …” Em, chính em là vì sao sáng, giữa khung trời mây trắng với trăng thanh”… Hơn 40 năm qua rồi, tôi chưa có dịp nghe lại bài hát ấy, mà hình như một nơi nào đó có công viên mang tên của nữ sinh nầy. Ở đây tôi muốn nói cái chết đẹp cũng là vì sao sáng. Thế thôi.
                    Muốn nổi danh, nổi tiếng cần có ngôi sao lung linh. Hitler, Vua Quang Trung… nhờ có sao LINH TINH mà tên tuổi không phai mờ, nhất là trong lãnh vực quân sự. Hitler trình độ không bao nhiêu nhưng chính ông ấy làm nên chuyện kinh thiên động địa.
                    NGÔI SAO CỦA DIỄN VIÊN..

                    LINH TINH là ngôi sao của người diễn tuồng trên sân khấu. Cứ bình quân 4 người tất có ngôi sao nầy hội họp tại MỆNH. Đi với nhóm sao khéo léo như THIÊN CƠ, tài năng như VŨ … với nhóm HỒNG LOAN, TẤU THƯ, ĐÀO HOA dễ thành diễn viên trên sân khấu. Nhưng cuộc đời là một sân khấu, và các chính trị
                    gia diễn trên chính trường, thương gia diễn trên thương trường, thầy giáo diễn trên giảng đường. Chiến binh diễn ở quảng trường. Đúng rồi, đi diễn hành phải oai nhưng chưa đúng đâu, diễn ở… chiến trường với các đội hình đã từng luyện tập ở thao trường. Có ai đó đã từng viết “trình diễn lối đánh vô cùng ngoạn mục”.

                    Tất cả đều là diễn viên tốt, cho nên bạn ơi! Bạn đừng ngạc nhiên vì sao ta không phải là diễn viên trên sân khấu. Mỗi diễn viên đều có một “vai trò”. Vai làm Vua, làm quan phải oai nghiêm, vai lính phải tuân lịnh, vai
                    dân thì khép nép, vai thầy phải đạo đức, vai học trò lễ phép vâng lời… chán diễn ở sân khấu cuộc đời về diễn tiếp ở sân khấu gia đình, đôi khi vai quan oai hùng, lạnh lùng về nhà khép nép bên vai người vợ.

                    Ta thường đọc các cụm từ như: “Vai trò phụ nữ trong giai đoạn mới”… Vai trò tức là diễn viên, diễn viên là LINH TINH. Cứ xem Hitler trình diễn trên sân khấu chính trị như thế nào qua các phim tài liệu lịch sử, ta thấy một Hitler oai hùng, lôi cuốn, hùng biện, cử chỉ điệu bộ… cứ y như tập luyện từ trước.

                    Như vậy người viết đã chứng minh rằng: LINH TINH là diễn viên trên sân khấu cuộc đời là chính xác tuyệt đối. Quan trọng là diễn cho trung thực, diễn đúng vai trò của mình. Phận con cháu diễn vai cha ông xem ra
                    khó coi. Trung ra trung, nịnh ra nịnh. Diễn lộn xộn coi bực mình.

                    LỊNH SAI KHIẾN.
                    LINH TINH đóng tại MỆNH hưởng cách “Mệnh lịnh cách”. Trong một số bài viết của tôi đã bàn đến, LINH TINH chủ lịnh lạc, sai khiến như cách LINH XƯƠNG LA VŨ là nghe lời xúi giục mà chết. Trong đó XƯƠNG xem bài “nghe gì” (bài ấy sẽ còn viết tiếp), bây giờ nói đến LINH chủ sai khiến, ra lịnh. Nếu có tại MỆNH là ngon hơn người khác phải không? Nào bạn thử sai khiến ra lịnh tôi được không? Tôi sẽ chất vấn rằng: Bạn lấy QUYỀN gì sai khiến được tôi? Muốn sai khiến được phải có HÓA QUYỀN, tức quyền được sai khiến là LINH QUYỀN, quá dễ hiểu phải không? TỬ VI coi bộ quá dễ. Hỏi thử nhé! Người Cảnh sát giao thông có quyền không? Đương nhiên là có nhưng anh ấy thua quyền ông đội trưởng, ông đội trưởng thua quyền ông đồn trưởng, dĩ nhiên thua xa ngài Giám đốc sở và cứ thế làm sao mà phân biệt. Khó hay dễ từ từ cũng biết thôi. Đố bạn quyền nào lớn nhất? Trong lúc bối rối chắc bạn không nghĩ ra. Đó là quyền được cấm đoán. Nay cấm viết blog hướng dẫn viết TỬ VI thế là tôi và bạn ca bài “2 phương trời cách biệt”.
                    LINH KỴ QUYỀN là rất hay với HÓA KỴ là cấm đoán. Bây giờ nhìn lại lá số TỬ VI của Hitler mà xem, chình ình tại đó nhé. Tôi biết có người vui mừng hãnh diện vì có bộ sao nầy tại MỆNH, mặc dù không có vai trò gì trong chính quyền, suýt tí nữa hoan hô tui nói hay (nói hay không bằng hay nói) vậy thì có LINH KỴ QUYỀN mà làm chi? Ta đã biết từ “vai trò” mà chúng ta chưa quan tâm đến từ “vai vế”. Ví dụ là dễ hiểu nhất các Hòa Thượng, Linh Mục, các thầy bói… là những người có “vai vế” trong xã hội cần có bộ sao nầy. Đó là những người có quyền cấm đoán, ông thầy bói cứ đem Xung Khắc Can Chi Ngũ Hành… ra cấm đoán, rồi cho phép cưới xin vào ngày lành tháng tốt, xuất hành hướng nào… giờ nào. Để rồi ly dị vẫn là ly dị. (Tôi, Bửu Đình người nghiên cứu TỬ VI không biết chi ngày Tam Nương, Sát Chủ, Nguyệt  Kỵ… tìm cho được ngày lành tháng tốt cho Vua Bảo Đại, hay Nguyễn Thái Học được hạnh phúc là chuyện không thể có, khi có ĐÀO HOA PHÁ tại Thê. Việc chấp nhận ngày lành tháng tốt để hòng sửa đổi Số Mạng hóa ra mâu thuẩn với TỬ VI.).
                    Từ bộ LINH KỴ QUYÊN đi với nhóm sao “tầm quan trọng” ta có những lãnh đạo đầy quyền uy. Bạn thử so sánh lá số TỬ VI của Hitler và Bảo Đại, Nguyễn Thái Học… để tự rút kinh nghiệm. Bài LINH TINH vẫn còn dài, còn nhiều tiểu mục lắm nhưng biết nhiều chỉ rối trí mà thôi. Chúng ta đang ở trong giai đoạn cưỡi ngựa xem hoa. Nào các bạn có sách TỬ VI đem so sánh bài viết nầy với các sách TỬ VI bạn có trong tay. Với QUYỀN công dân moa ưa dừng là dừng, ưa viết là viết.
                    • thanh thanh
                      • thanh
                      • Jul 8, 2009 1:09 AM
                      bac oi , LINH KY QUYEN la quyen duoc duoc cam doan , la quyen luc lon nhat , con truong hop chi co LINH KY thi la bi cam doan phai ko a?

                    Thứ Hai, 26 tháng 1, 2009

                    Tiếng lành đồn xa...

                    TIẾNG LÀNH ĐỒN XA…?

                    Thỉnh thoảng đọc đâu đấy, nghe đâu đấy… Câu tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa. Trong lòng tôi thường phân vân. Ví dụ như đoạn văn copy dưới đây:
                    “Trong số ấy có một ông Tây trí thức thông thạo đông tây và nghe đồn ông ta đang nghiên cứu văn minh Trung Hoa tối cổ. Người bản địa thích ông ta, tiếng lành đồn xa.”…
                    Hoặc tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn xa. Thật ra tiếng lành đồn đâu có xa. Ai cũng ngại nói tốt cho người nào đó vì sợ e mang tiếng nịnh bợ. Ai cũng ngại nói ra điều nào đó sợ e có gì đâu mà khen ngợi. Tôi tin gần đâu đó nơi bạn ở, có người khá đạo đức, có hiếu, trung thực… có những đức tính tốt khiến bạn khâm phục. Bạn có đem người ấy khoe với ai bao giờ chưa? Nếu như không có dịp nào đó để nói. Ví dụ ông ấy vừa bị té xe, người ta bàn bạc cơ hội đó bạn mới bày tỏ cảm tình. Ông ấy là người tử tế, là quân tử, là đáng kính… Như vậy rõ ràng tiếng lành đồn không xa. Chỉ có tiếng dữ đồn xa.

                    Trên báo chí, trên Web, trên Blog, trên hè phố, nơi chợ búa, trong quán cà phê chỉ nghe tiếng dữ đồn xa. Qua người nầy, qua người kia thêm mắm, thêm muối… tiếng dữ càng thêm ghê rợn. Qua xe thồ, qua báo chí, Web, Blog… tiếng dữ bay mau, bay xa, bay khắp thế giới. Hãy lật một trang nhật báo, trang Web thông tin bất kỳ những cái xấu xa, cái dữ quá nhiều, nhiều khủng khiếp. May ra (đúng là may thật) ta bắt gặp câu chuyện ‘hiệp sỹ trên hè phố’, ‘Nữ sinh viên tấm lòng nhân ái’… những câu chuyện thật hiếm hoi.

                    Vậy thì “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”.
                    Thành ngữ trên đúng là như vậy. Người đặt ra thành ngữ, hay nói chính xác. Một người nào đó vô tình nói hay viết phán xét một câu nói rất hay. Bao giờ cũng nằm trong thể đối nào đó. Bên nầy nói lành, bên kia nói dữ. Bên nầy gần bên kia xa.

                    Cũng như “Gần mực thì đen” bên kia không lẽ “gần đèn lại tối”.

                    Trong thành ngữ yếu tố đối nhau nhiều vô số kể. Như “Vào sinh ra tử”, “Khẩu Phật tâm xà”, “Đầu voi đuôi chuột”…. Bạn càng tìm hiểu bao nhiêu thì lập luận của tôi càng đúng bấy nhiêu. Xin cám ơn bạn.

                    Dĩ nhiên đây là trang blog bàn về TỬ VI vui tay viết vậy thôi. Trong TỬ VI có nhiều nhóm
                    sao, có nhóm được mô tả là chính, là lành, là thiện…. như các sao:

                    THIÊN LƯƠNG chủ lành, chủ từ
                    THIÊN CƠ chủ hiền
                    THIÊN ĐỒNG chủ phúc
                    Ta có thể kể thêm THÁI ÂM chủ âm thầm hưởng phúc, như vậy có thể kẻ âm thầm là nhóm sao hiền. THÁI DƯƠNG ngôi sao đắc ý, dù có ghen tỵ với y đi nữa ta cũng phải công nhận vô hại y hiền. Còn ông CỰ MÔN hay cãi nếu không xếp ông vào nhóm sao hiền tất ông ấy cãi tới bến. Các sách TỬ VI thường xếp nhóm sao nầy gọi chung là Văn Đoàn.
                    Các sao sau đây được các sách gọi là Võ cách, bị xếp vào Hung tinh.
                      PHÁ QUÂN, THẤT SÁT, THAM LANG  3 anh em nầybị gọi như thế hoàn toàn oan ức dưới mắt tôi. Nói Võ cách nhưng tôi tin rằng: Hàng vạn lá số của các thầy giáo, tu sĩ, thương gia… đều có SÁT PHÁ THAM đều…ngơ ngác trước cây súng.
                      Các sao TỬ VI, VŨ KHÚC, LIÊM TRINH, THIÊN TƯỚNG, THIÊN PHỦ… được cho là Đế tượng
                    hàm ý là chỉ huy, lãnh đạo… Nhiều chỉ huy quá nhỉ, phê phán nhóm sao nầy dễ bị chỉ trích, can tội đánh mất niềm hy vọng của người khác.
                    Nhưng tôi là người nghiên cứu TỬ VI, tôi không bận tâm mấy các ngôi sao lãnh đạo chỉ huy, lại quan tâm ai là người đánh bắt con tôm, con cá…. Ai là người trồng lúa, trồng rau để hôm nay biến thành bánh mức kẹo ta ăn trong ngày Tết. Ai may áo, ai làm giày…. Tệ thật các sách TỬ VI không hề nói đến… Nhưng tương lai ta sẽ

                    bàn đến. Trước mắt có 3 nhóm sao với tên gọi như vậy. Hoàn toàn không phù hợp
                    chi mấy, càng đi sâu e rằng phải thay đổi cho hợp lý. Nếu không dễ bị hoang
                    mang ám ảnh cho rằng: Có cái gì đó không ổn.

                       Hôm nay Xuân về, ngoài kia nơi tôi ở, nắng Xuân rất đẹp… tôi biết có thi sỹ cho
                    rằng:
                    Tôi có chờ đâu có đợi đâu
                    Đem chi Xuân đến gợi thêm sầu
                    Với tôi tất cả đều vô nghĩa
                    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
                    Có người khi Xuân về phơi bày nỗi khó khăn, có người thấm thía thân phận cô độc, cô đơn… là người từng trải qua hầu như là tất cả. Mong viết cái gì đó dễ hiểu, để bạn nào buồn có cái gì đọc cho vui. Phần cuối dĩ nhiên đề tài TỬ VI là chính. Lành là nhóm sao Hiền. Dữ là nhóm sao Hung. Xa xôi là sao CỰ MÔN mà gần
                    bên cũng là sao CỰ MÔN.
                    Chúc PHÚC cho ai đọc được những dòng chữ nầy.

                    • Mai Khang Mai Khang
                      • Private comment
                        • Miến Gà. Miến Gà.
                          • Miến Gà.
                          • Dec 24, 2010 10:13 AM
                          • Cảm ơn bác. Cháu thấy bài viết của bác tâm huyết và mùi mẫn quá ạ.
                          • Thạch Thảo Thạch Thảo
                            Cháu Chào Bác Bửu Đình. Cháu có sao chủ mệnh cự môn, Sao chủ thân thiên cơ...là người hiền nhưng cũng hay cãi hả bác ?        Vỹ Dạ đò trăng chằng với sóng        Văn Lâu soi bóng ngóng trông ai...? Kính chúc bác mạnh khoẻ và luôn vui vẻ. Cháu Thach Thao.
                            • Vua Lộc Vừng Vua Lộc Vừng
                              Cảm ơn Bác , cháu biết câu đó từ một thằng bạn Quảng Bình gây lộn với một thằng bạn Huế. Cháu nghĩ đúng thế , Quảng Bình mặc cảm so với Huế rất nhiều.
                              Cháu xem và thấy chùa Thiên Mụ rất đẹp , lại nằm trên một vị trí rất đẹp về tự nhiên và phong thủy. Ngày xưa Chúa Nguyễn Hòang cho xây dựng chùa cũng mất nhiều công sức lắm. Cháu nghe nói chùa rất linh thiêng nhưng có nhiều lời đồn là NẾU CẢ HAI VỢ CHỒNG CÙNG VIẾNG CHÙA THÌ VỀ SẼ BỎ NHAU. Không biết lời đồn này có cơ sở  không hả Bác?
                              Người Việt mình có một điểm yếu mà cháu thấy là lớn nhất có lẽ là tính đố kỵ nhau. hai nhà sát nhau nếu nhà nào giàu hơn sẽ bị nhà kia ghét , làm chung cơ quan ai giỏi hơn sẽ bị nói này nói kia. Nói chung là " Giàu thì nó ghét , nghèo thì nó khinh và thông minh thì nó không sử dụng". Câu nói này theo Bác thì có cơ sở để đúc kết thành đức tính chung của người Việt mình hay không , cháu không dám khẳng định thế nhưng cháu thấy đa số là vậy, mặc dù người Việt mình có nhiều đức tính tốt, rất tốt.
                              Nếu thế thì làm sao mình có thể theo kịp các nước hả Bác , đáng buồn nhất là mình  thua Indonesia đến 50 năm ( phát triển kinh tế). Không đòan kết làm sao tiến. Nếu đức tính đó rơi vào mấy người có chức vị lãnh đạo trong Xh thì còn bi kịch hơn. Cháu thấy mình sẽ không khá lên được dù cháu là người luôn lạc quan.
                              Cháu chào Bác.

                              • Bửu Đình Bửu Đình
                                Nếu 2 người đang yêu nhau đến chùa Thiên Mụ (Mụ là bà, bà ấy thiêng lắm) chỉ một lần thì dễ bỏ nhau, nếu đến 2 lần thì không sao. Có lẽ bà ấy quở: Đã là vợ chồng không ảnh hưởng chi hết. Nói chung trai thanh gái lịch mượn cảnh chùa để ghi dấu kỷ niệm tình cảm, mấy ai thành công với mối tình đầu. Nghĩ oan cho bà cũng tội nghiệp.  Đề tài cháu hỏi bác viết dang dở, rồi đi kỵ từ 10 g đến bây giờ mới về, không biết bà xã có dụ dỗ bác đi đâu nữa không. Bác chào nhé.
                            • Vua Lộc Vừng Vua Lộc Vừng
                              Qua sách , báo , thơ , Tv và đặc biệt là nhạc cháu thấy Huế rất đẹp nhưng cháu chưa một lần tới đó. Cháu nghĩ mình chưa tới đó vì lẽ gì? Cháu biết và thuộc rất nhiều bài hát về Huế như : Trở về của NS Châu kỳ ( Ông đã mất rồi , ông cũng là người Huế ) , bài Mong chờ rất hay , viết về Huế cũng của Ông. Hoặc là bài Bao giờ em quên của NS - Sa sĩ Duy Khánh cũng rất hay , Thương về miền trung của Ông cũng rất hay ( Ngày xưa NS Duy Khánh cũng là chổ quen biết Ba cháu - Vì ông ấy hay đi hát phục vụ cho lính - Ba cháu làm bên tâm lý chiến nên hay mời ổng về hát lắm)
                              Nói chung qua văn chương , phim ảnh , nhạc thì Huế rất đẹp. Nhưng Bác cho cháu hỏi một câu : tại sao có câu " Nhất bất giao thừa thiên chi hữu"? Thừa Thiên có phải là Huế hay không? Thực tế thì cháu thấy Người Huế khó gần , tầm lặng và rất khó hiểu. Gái Huế rất đẹp nhưng cũng rất lãng mạng. Cháu học chung và ở chung KTX với hai thằng bạn học người Huế thì cả hai thằng đều không đẹp như Huế đâu.
                              Cháu biết nơi nào cũng có người này , ngừơi kia , nếu mình kết luận vội vàng thì đâm ra xúc phạm đến  tính chách của cả một vùng miền thân thương và đáng kính. Bác ơi , có phải người Quảng Bình ghét người Huế mà họ mới nói câu : Nhất bất giao thừa thiên chi hữu không hả Bác? Bác có thể cho cháu biết tại sao có câu nói ấy và sơ qua tính cách của người Huế được không Bác?
                              Thật tình thì cháu luôn yêu quý tất cả người dân Vn mình chứ không hề có cự phân biệt gì nhưng cháu muốn tìm hiểu thêm cho biết.
                              Cháu kínch húc Bác luôn vui , khỏe và hạnh phúc.
                              Cháu Hồng Phúc
                              • Bửu Đình Bửu Đình
                                Thừa Thiên là tỉnh, Huế là thành phố. Huế nằm lọt thỏm giữa tỉnh Thừa Thiên. Nói chung dân Thừa Thiên cũng hay tự nhận là dân Huế. Cũng y hệt như Đà Nẵng và Quảng Nam nhưng giờ DN tách ra QN để trở thành đơn vị biệt lập. Câu nói đó xuất phát từ Quảng Bình là cái chắc, từ những đầu óc chia rẽ, mặc cảm nào đó... luôn luôn có những con người như thế trong xã hội. Cho nên trong tổ chức nào cũng có phe, rồi có phái, có nhóm.... phe cũ phe mới, phe trẻ phe già, phe trí thức phe ít học, phe bắc phe nam, phe thân nầy phe thân kia... sau khi chia phe, chia nhóm... Kẻ chia rẽ đứng trong 1 vòng tròn... chỉ còn lại một mình y, ngang đấy không còn có thể chia được. Câu hỏi của cháu gợi ý cho bác, hôm nay viết về đề tài chia rẽ và đoàn kết. Nhưng trước mắt bác phải đi cúng đưa ông bà phía (lại chia rẽ) bên vợ.
                            • Bửu Đình Bửu Đình
                              Ngày 28 tết mình về chơi thôn Vỹ
                              Nhưng không thấy nắng hàng cau nắng mới lên.
                              Cho nên:
                              “Còn đâu mướt quá xanh như ngọc.
                              Biết kiếm nơi mô mặt chữ Điền”
                              Qua đường Hàn Mặc Tử ăn 2 tô cơm hến, một tô ăn giùm cho các cô giáo ngày xưa hiện giờ xa Huế, một tô ăn giùm các thầy xa xứ… Còn mình nhịn đói đi về.
                              Ghi lại vài tấm hình kỷ niệm. Người nước ngoài ăn cơm hến, Phủ Tuy Lý Vương, Huế xưa (đối diện phủ Tuy Lý đúng chưa, không bịa phải không?)
                              Như vậy bạn ở Vỹ Dạ đò trăng, không tìm thấy đò Huế xưa với mui nan bằng tre của mình, tự nhiên buồn buồn…
                              Mình có nhiều tấm hình chụp mình và đò Huế nhưng vì lý do tế nhị không đưa được lên blog làm tiêu đề.
                              Cám ơn bạn.
                              • Ngu Ngu
                                • Ngu
                                • Jan 27, 2009 12:12 PM
                                • Sao Anh Khong ve Choi Thon Vi ?
                                Happy New Year.

                              Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2009

                              Các NGÔI SAO đều tốt

                              Các NGÔI SAO đều tốt.

                                                                                          Khai bút đầu xuân. Bửu Đình
                              THIÊN LƯƠNG là ngôi sao may mắn, được người viết đặt tên “Bóng mát cuộc đời”, là cậu Ấm cô Chiêu, là ngồi mát ăn bát vàng.
                              THIÊN CƠ là sao của thời cơ, vận hội. Kẻ gặp thời.
                              THÁI ÂM là ngôi sao âm thầm hưởng phúc.
                              THÁI DƯƠNG là ngôi sao dương dương đắc ý, nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha.
                              THIÊN ĐỒNG là ngôi sao chủ PHÚC.
                              CỰ MÔN là ngôi sao số dzách. Cự phách trong một phương diện nào đó.
                              TỬ VI là ngôi sao lãnh đạo, gánh vác trọng trách… người tử tế là đây.
                              VŨ KHÚC là ngôi sao tài năng, kẻ đa tài là đây.
                              LIÊM TRINH là ngôi sao đạo đức, trong sáng, có tài theo giỏi…
                              PHÁ QUÂN là quán quân là vô địch. Giỏi khám phá.
                              THẤT SÁT là ngôi sao chiến thắng. Giỏi khám phá quan sát.
                              THAM LANG là ngôi sao của tham vọng tốt đẹp, niềm hy vọng là đây.
                              THIÊN PHỦ là ngôi sao che chở, vỗ về an ủi… Giỏi phán xét.
                              THIÊN TƯỚNG là ngôi sao nghĩa hiệp, là ngôi sao của tình yêu, tình thương.
                              Dưới đây là các sao mà người ta thường đánh giá không được công bằng. Hay nói một cách khác không thấy được cái hay của nó.
                              HÓA KỴ khi tốt kỳ tài, kỳ nhân.
                              THIÊN HÌNH là khuôn mẫu, là tấm gương tốt cho chúng ta học tập. Là người mẫu.
                              KÌNH DƯƠNG là ngôi sao đắc ý. Giương cao cờ chiến thắng.
                              ĐÀ LA là ngôi sao rung đùi tự mãn. Phát triển khắp mọi nơi.
                              HỎA TINH là ngọn đuốc chiến thắng, là ngọn đuốc đưa đường chỉ lối.
                              LINH TINH là ngôi sao của lịnh lạc, là vì sao sáng lóng lánh trên nền trời nào đó.
                              THIÊN KHÔNG là ngôi sao không ngờ mà ta làm được, không ngờ mà ta thắng được.
                              ĐỊA KIẾP là ngôi sao cướp được bằng cấp, học bỗng, huy chương…. kể cả thành trì trong tay giặc.
                              TUẦN là giáo dục
                              TRIỆT là hiểu biết kiến thức
                              Trên là 14 Chính tinh và 10 Bàng tinh quan trọng. Ta còn có:
                              THIÊN HỈ thiên về vui mừng
                              Hỉ THẦN niềm vui đến sớm
                              ĐÀO HOA là ồn ào mà vui vẻ.
                              HỒNG LOAN là tiếng la to vui quá là vui.
                              Ngày xuân ta nên nhìn các ngôi sao qua cặp kính màu hồng. Tự tin bước vào năm mới. Đem kiến thức soi sáng TỬ VI. Các ngôi sao đều tốt nhưng do sắp xếp bất hợp lý, cũng như tôi và bạn vậy. Tôi biết ăn làm sao nói làm sao khi bạn nói bóng đá còn tôi nói chuyện TỬ VI. Ví von rất dễ hiểu.
                              • SONG HỈ SONG HỈ
                                Bác viết hay quá,
                                Dù có xấu đi thế nào đi nữa cũng có mặt tốt của nó, ăn thua là mình có nhìn ra được hay không? chỉ vì thiên vị hay ghét một cái gì đó mà ta cho vật đó hoàn hảo: hoặc tốt quá, hoặc xấu quá đâm ra ta đánh giá một sự vật không đúng với bản chất của nó và không vô tư...dẫn tới kết quả sẽ bị sai lệch đi....điều này làm chúng cháu (thế hệ sau) dễ có suy nghĩ tiêu cực khi đánh giá sai bản chất của các sao trong Tử vi. Ví dụ nhìn anh Thiên không là chỉ nghĩ nó xâu xa thôi, đâu có nghĩ anh này có những lúc rất tốt đấy chứ.v.v..
                                Bác là người thật chí công và đầy lạc quan trong cuộc sống.
                                Chúc Bác luôn vui vẻ Bác nhé
                                Song Hỉ
                                • Bửu Đình Bửu Đình
                                  Chẳng qua các sao nằm không đúng vị trí thành ra hỏng cách mà thôi. Nếu không thấy cái đẹp Hóa kỵ đâu tìm ra kỳ diệu, kỳ tài... một số sách TỬ VI ..
                                  Chẳng qua các sao nằm không đúng vị trí thành ra hỏng cách mà thôi. Nếu không thấy cái đẹp Hóa kỵ đâu tìm ra kỳ diệu, kỳ tài... một số sách TỬ VI vô tình để lại thuốc mê độc hại, nhưng đáng nói là nhiều người uống phải lại thấy thích.

                              Thứ Tư, 21 tháng 1, 2009

                              Nghe gi?

                              NGHE
                              Em nghe gì không hỡi em! Con chim nó hót vang đầu hè.
                              Em nghe gì không hỡi em! Con chim nó hót trên cành tre”…
                              Nghe ngẫu nhiên một ca khúc, nghe văng vẳng đâu đây tiếng rao hàng… Ở đây ta cần phân biệt, nghe và nghe theo, nghe rồi làm theo… Nghe theo ví dụ:
                              “Các trò hãy lấy sách ,,, ra lật trang…” Đó là điều các thầy cô thường nói. Chúng ta đã nghe theo và làm theo, có nghĩa là chúng ta tuân theo. Như vậy cần phân biệt rõ ràng là giữa cái nghe và nghe theo có một khoảng cách. Ví dụ:
                              “Bạn đừng bận tâm sao có đắc địa hay không? Nên quan tâm nó có đắc ý hay không?”

                              Dĩ nhiên khi nói như vậy các bạn đều nghe rất rõ. Nhưng số nghe theo chắc gì đã làm theo, nếu làm theo tức là tự nguyện tuân theo.
                              Lại ví dụ thêm để rõ.

                              “Anh đưa đơn vị của anh qua bên kia sông”
                              “Thưa! Tôi xin phản đối…”
                              “Đó là lịnh. Quân lịnh như sơn, thi hành trước khiếu nại sau”
                              lịnh tôi phải làm theo, tuân theo, nghe theo dù có bất mãn, bất đồng cũng phải làm.
                              Đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe gắn máy tham gia giao thông. Đó là lịnh. Đó là sai khiến
                              Cần phân biệt một trường hợp nữa. Ví dụ tại một quán ăn.

                              “Tôi không ăn được cá đâu ông chủ ơi! Cho tôi rau xào đi”.
                              Dĩ nhiên ông chủ quán làm theo ý tôi. Đó là phục vụ cho, đừng nghĩ rằng đó là sai khiến được ông chủ quán. Nếu sai khiến được, thì hãy nói “đưa hết tiền trong quầy cho tôi”. Như vậy là không được phải không? Nhưng có bạn tiếu lâm nói rằng ‘với cây súng ông ấy phải thực thi’. Đúng vậy, đó không phải phục vụ cho mà bị sai khiến bởi lịnh … cây súng.


                              Vậy thì. Nghe. Tuân Theo. Nghe theo lịnh (sai khiến). Phục vụ cho. Khác nhau mỗi ý mỗi phương trời. Và trong TỬ VI có 4 ngôi sao như vậy.
                              Hôm nay chúng ta làm quen, sơ giao với ngôi sao chủ sự nghe một cách thuần túy. Đó là bộ sao VĂN XƯƠNG  VĂ N KHÚC. Ta bàn đến chỉ một yếu tố nghe mà thôi.

                              Để tiện so sánh.
                              Ta có: Nghe là VĂN XƯƠNG VĂN KHÚC.
                              Nghe và tuân theo là TUẦN. Xem bài TUẦN và TRIỆT
                              Nghe theo lịnh ai là LINH TINH. Chủ sai khiến.
                              Nghe và phục vụ cho, làm theo là PHỤC BINH
                              Và những người có bộ XƯƠNG KHÚC (viết tắt của của bộ sao trên) có lợi thế là biết nghe, cái ưu điểm được nghe Văn Chương, Nghệ Thuật. Bỏ ngoài tai ngôn ngữ đầu đường xó chợ, đa phần Văn chương là những cái hay ho, thơm tho người ta viết, dĩ nhiên cũng có những cái không nên viết, bởi một cây bút có giá trị khác nhau, từ 1 ngàn cũng có đến vài trăm ngàn ũng có, thậm chí cả triệu bạc cũng có.
                              Người có bộ TUẦN XƯƠNG KHÚC là biết tiếp thu cái nghe, và tuân theo cái nghe đó. Như đã biết TUẦN chủ dễ dạy bảo… Nói chung cái gì cũng khoái nghe.
                              Người có bộ TRIỆT XƯƠNG KHÚC là biết chọn lọc cái gì đó để nghe. Vì TRIỆT đi với XƯƠNG KHÚC là Kiến Thức.
                              Nhưng chỉ có TRIỆT thôi thì không phải là kiến thức mà chỉ là kẻ bỏ ngoài tai, có nói mấy cũng vậy thôi.

                              MỆNH chỉ có TUẦN thôi, chỉ ngoan thôi. Đến Đại Hạn có XƯƠNG
                              KHÚC được kể như có TUẦN XƯƠNG KHÚC. MỆNH ta chưa có chứ chưa phải là không có.
                              MỆNH ta chưa có máy vi tính hạn đến máy vi tính thúc giục ta mua thế thôi.


                              Đáng nói về sự nghe là cấm nghe, đừng nghe, không được nghe,
                              bắt buộc nghe, ép buộc nghe hoặc nghe theo lịnh tôi.


                              Hôm nay vui viết về cấm nghe, đừng nghe… là cách
                              XƯƠNG KHÚC ngộ KỴ. Vì sao HÓA KỴ chủ sự cấm đoán. Tất cả các lá số tuổi Kỷ, Tân luôn luôn  bị cách nầy nằm đâu đó trên lá số, thứ là tuổi Nhâm dễ gặp, các tuổi khác bị là rất cá biệt. Ví dụ ‘Đừng nghe
                              lời thằng đó (con đó, ai đó) mà đi vào con đường cờ bạc (số đề, sa đọa…). Cấm không được nghe lời bạn bè mà suốt ngày…. Người có cách nầy khổ sở vì sự cấm nghe, đừng nghe có lúc bị oan ức vì mang tiếng là nghe theo lời ai đó. Đó là chưa kể bị nghe những lời gièm pha, đố kỵ bên tai, thay vì được nghe văn chương
                              nghệ thuật lại phải nghe A quá xấu, B độc ác, C đạo đức giả… Thế là điên đầu vì nghe. Khổ vì nghe, nghe những cái mình ghét, đó là chưa bàn đến cách: thấy những cái mình căm nữa kìa. Có những người khổ sở vì một cái loa ai đó, chĩa thẳng vào nhà từ sáng đến tối để bị nghe dòng nhạc không phù hợp, chứ chưa nói
                              quảng cáo, chưa nói đến những câu thô tục ở ngoài đời… chừng đó thôi cũng đủ yểu MỆNH rồi. Thà chết còn sướng hơn, sống phải nghe những gì không thích. Cho nên có câu:

                              Miêu nhi bất tú Nhan Hồi. Văn Xương ngộ Kỵ uổng đời tài hoa
                              Thầy Nhan Hồi học trò của Khổng Tử một người tài hoa yểu tử. Ví như “Miêu nhi bất tú” là thành ngữ nghĩa đen là lúa non không đẹp, không ra hoa lại héo úa.
                              VĂN KHÚC kị đồng HOÁ KỊ. Hạn ngộ nan phòng yểu tử chi ưu
                              XƯƠNG KHÚC ngộ Kỵ đều dễ chết yểu nhưng yếu tố nầy không mạnh lắm đâu. Nhưng giống nhau ở điểm nghe lời cấm đoán, nghe sự dèm pha, nghe lời đố kỵ… mà mang họa. Đây là câu chuyện đọc trong sách nhớ lại mà thôi.
                              “Quý phi mỗi lần gặp Hoàng Thượng nên che mũi lại, vì mũi Quý phi không đẹp mấy, lấy tay che mũi trông rất có duyên”. Quý Phi tin lời nghe có lý quá. Người nầy lại nói với Hoàng Thượng lại khác.
                              “Quý phi mỗi lần gặp Hoàng Thượng, lấy tay che mũi vì miệng Hoàng Thượng hôi quá”
                              Thế là uổng một đời tài hoa vì nghe lời đố kỵ mà chết.
                              Trong truyện Kiều, Từ Hải vì nghe lời Thúy Kiều mà chết… đứng.
                              Nghe lời nàng nói mặn mà
                              Thế công Từ mới đổi ra thế hàng”…
                              Lợi dụng hưu chiến, Hồ Tôn Hiến đánh trở tay không kịp. Đến đây các bạn có đồng ý rằng. Nghe thôi đà chết.
                              Nếu các bạn tuổi Tân Kỷ hay gặp cách trên. Nên đọc câu thần chú sau đây, nhưng đọc thầm thôi nghe mới linh ứng, nếu đọc to trong y học gọi là chống chỉ định.
                              “Chó sủa mặc chó đàn lạc đà cứ đi”
                              “Miệng nói tai nghe”… Bạn có thể tìm thêm thần chú. TỬ VI Bửu Đình không bàn ma quỷ thần thánh, mà bàn đến thần chú, tức là “nhuộm màu sắc thần bí lên lá số TỬ VI”.
                              “XƯƠNG KHÚC vượng cung văn nhất tri thập”
                              Văn nhất tri thập, tức nghe một hiểu mười. Nghe điều nầy suy ra điều khác. Tức là thông minh phải không? Cho nên:
                              “Văn tinh củng chiếu. Giả Nghị niên thiếu đăng khoa.”

                              Cho nên ranh con Giả Nghị sớm đỗ cao nhờ biết nghe mà thôi.
                              Vì thế:

                               “XƯƠNG KHÚC vi nhân đa học, đa năng.”
                              Đa học, đa năng học nhiều, nhiều năng khiếu cũng không có chi là lạ. Vì vậy:
                              “VĂN QUẾ, VĂN HOA cửu trùng quí hiển.”
                              Tức là kề cận vua, chẳng lẻ Vua đem thằng ngốc ngồi kề mình làm gì. QUẾ HOA là tên riêng tôn phong 2 sao nầy. Quế tức thiềm cung triết quế (lên trăng bẻ quế) lợi cho thi cử. Hoa chủ vinh hoa. Hai sao nầy có tại MỆNH giá trị như từ “Danh Dự” vậy. Khi có 2 sao nầy tại MỆNH tất thị không bao giờ có KHÔNG KIẾP. Nếu có tất lá số bị an sai rồi.
                              STOP tại đây, tức là TRIỆT đấy.

                              • Hoctuvionline Hoctuvionline
                                Bac Dinh oi, Đọc bài này của bác cháu thấy hay và nhiều hy vọng lắm. Lá số cháu sinh giờ Mão, 3/12 AL, năm Quý Sửu, cung Tử Tức tại Mùi, có Thiên Lương, Xương Khúc Lá số của con trai cháu sinh giờ Dậu, 14/3 AL, năm Đinh Hợi, mệnh tại Mùi, có Thiên Cơ + Tuần. Cung Di (Thân) tại Sửu, có Thiên Lương, Xương Khúc. Như vậy có phải gọi là truyền tinh từ mẹ sang con không Bác? Chắc là do ảnh hưởng của Tuần nên bé rất ngoan, từ nhỏ đã không quấy khóc, mới 3 tuổi đã nghe mẹ dạy biết dạ thưa, không cần phải nhắc nhở nhiều lần. Dạy cái gì cũng biết nghe. Mua cho đống đồ chơi thì thích nhất vẫn là quyền sách cây viết. Chưa đến 2 tuổi đã bắt chước mẹ ngồi học, chỉ là quẹt quẹt thôi chứ có học hành gì đâu. Nhưng bé thích như vậy. Đến giờ thì đi ngủ cũng ôm theo quyển sách coi như là đồ chơi yêu thích. Cháu cứ tưởng là do thấy mẹ ngồi học nên bắt chước, ai dè, chắc có lẽ là ảnh hưởng bộ Xương Khúc như bác nói. Hy vọng là đến lớn vẫn giữ được cái đam mê học hành này thì cháu hạnh phúc lắm. Cám ơn Bác chỉ dạy. Rất mong được Bác hồi âm 1 lần.
                                • Vua Lộc Vừng Vua Lộc Vừng
                                  À , Bác ơi. Cháu tuổi Mẹo ( Ất Mão - Vợ cháu Đinh Tỵ) cháu hỏi ông chú ngòai Hà Nội thì Ổng nói năm nay xuất hành từ 5 - 7 h sáng ngày mùng 1 và đi  theo hướng tây nam. Năm nào chú ấy cũng gọi điện thọai và chỉ cho cháu. Cháu xin Bác cho thêm ý kiến về điều này được không ạ? Cháu cảm ơn Bác!
                                  • Bửu Đình Bửu Đình
                                    Chà cái nầy bác không quan tâm mấy về hướng xuất hành. Vì năm nào bác cũng đi mộ thăm người chết trước. Vì ở DN nên thăm phía mồ mả bên vợ. Với bác mỗi lá số chịu tác động các sao lưu động trong ngày ấy, nên không có mẫu số chung cho tất cả. Nếu cháu đánh giá từ lâu ta nghe theo lời khuyên, cảm nhận rằng tốt. Thì cứ nên theo lời khuyên ấy tức là đúng hướng, tức có sự an tâm. Nhưng căn cứ ẤT, ĐINH và ngày mai TÂN MÙI tránh tranh cãi, tranh luận nên chi ra đừng bận tâm chi các từ nhiều hay ít, nên dành đó hay nên chia ra, không nên bận tâm 2 chữ lớn và nhỏ. Nên đi đâu, nên về đâu vô tình cháu hỏi câu nầy hơi sớm, đi đâu mà chẳng được miễn sao đến đó không làm phiền họ mà thôi. Nhất là có chữ "hà" như hà cớ vì sao? rơi vào chỗ tranh luận. Nếu ngày mai cháu bị xung thiên can, thì bác bị xung địa chi. Sửu Mùi xung nhau. Có một số từ không nói, nói dễ bị thua lý... Thế đấy. Đi đâu cũng được, miễn sao làm chủ tốc độ và bản thân mình.
                                • Thiên Phủ Thiên Phủ
                                  bác ơi 2 bữa trước cháu quay phim bằng điện thoại thì gặp 1 vong hồn trong trong phim , mình ko thấy nó ngoài đời nhưng gương mặt nó lại hiện trong phim đó , lần đầu tiên gặp vong cháu thấy ớn lạnh , dù biết rằng âm dương ko phạm nhau và cháu có đức tin , nhưng vẫn thấy ớn ớn bác à , không biết cháu làm gì tội lỗi lớn mà bị gặp nó nữa , bác có biết cách nào để phòng tà cho mình an tâm hơn không , phòng ko cho nó gần mình chứ đừng trừ khử nó nhé , cháu nghe nói trừ khử nó hại mình đó , hại ko được mình thì nó sẽ kêu vong khác bự hơn tới