BỘ ÂM DƯƠNG có PHẢI MĂT TRĂNG, Mặt TRỜI KHÔNG
Trên lá số TỬ VI 2 sao THÁI ÂM có phải là mặt trăng không? THÁI DƯƠNG có phải là mặt trời không? Xin thưa ngay là không phải. Mặc dù THÁI ÂM còn có tên riêng là Nguyệt với nghĩa là trăng, còn gọi là Ngọc Thố (thỏ ngọc), Quế Trì (thềm quế) cũng mang ý là trăng. THÁI DƯƠNG còn có tên riêng là NHẬT, là Đan trì (thềm đỏ) cũng mang ý nghĩa mặt trời. Nhưng 2 sao nầy không phải mặt trăng, mặt trời trên bầu trời mà chỉ là mượn hình tượng mặt trời, mặt trăng để lý luận mà thôi.
Nếu muốn có bằng chứng, không gì hay bằng mượn ngay lá số của chính bạn. Khả năng người viết thua là 1/12, nếu đem 10 lá số bất kỳ thì tỷ lệ thắng càng cao, niềm hy vọng càng lớn. Ví dụ bạn sinh giờ Tý thử hỏi Sao THÁI ÂM đóng tại đâu? Sao THÁI DƯƠNG đóng tại đâu.? Cho dù bạn lập luận kiểu gì cũng không thể chứng minh được là một người sinh giờ Ngọ mà bộ ÂM DƯƠNG đồng cung tại Mùi giá trị như cảnh hoàng hôn? Một người sinh giờ Mão mà giờ ấy mặt trời mới lên khoảng 1 cây sào mà thôi, nhưng trên lá số của họ là NHẬT tại Ngọ tức hưởng cách Nhật lệ trung thiên (mặt trời giữa trưa) dĩ nhiên cùng lúc đương nhiên THÁI ÂM đẹp tại Thân với cách CƠ ÂM.
Chỉ ngần ấy thôi, bộ ÂM DƯƠNG không phải mặt trăng, mặt trời thật. Nhưng chú ý đây là câu quan trọng nhất. Nhưng bộ sao nầy được ví như mặt trăng, mặt trời thật để theo đó mà lý luận.
Điều đáng tự hào, năm tôi 17 tuổi bắt đầu học TỬ VI, tôi đã phát hiện chi tiết nầy, trên lá số đầu tiên của mình. Quái mình sinh giờ Mão mặt trời không sáng sủa mấy còn chấp nhận được, nhưng tại đây tối thùi thui, ai mà chịu được. Ai dễ dàng tin chứ tôi nhất định không tin. Vậy thì có bí mật gì đây ta chưa hiểu. Bí mật đó là mượn tên mà lý luận. Nhưng một điều không thể chấp nhận được, khi cho rằng TỬ VI dựa vào thiên thể để lập nên lá số, Vậy thì vầng THÁI DƯƠNG là sao nào? Có hay không? Có đấy nhưng than ôi! nó không mang tên THÁI DƯƠNG mà lại mang tên một ngôi sao khác. Thế mới chết. Tôi biết có nhiều người thông minh hơn tôi, nghe một hiểu mười. Văn nhất tri thập, hãy tìm đi. Khi tìm ra rồi bạn thấy trong lòng bạn sung sướng đúng chưa? Và vẫn thấy có điều nghi ngại phải không? (thấy tài không ?). Có nghi ngại là đúng đấy. Cất giữ bí mật đi. Nếu gọi ngôi sao nầy là THÁI DƯƠNG thì ta không thể đoán được điều gì hết. Tài tình và lạ kỳ khiến ta khiếp sợ ai đó đã sáng tạo ra Khoa TỬ VI (Trần Đoàn là người san đinh) vào cái thời kỳ ngôn ngữ bày tỏ còn nghèo nàn, phương tiện ghi chép trên tre, trên xương thú… bằng người trần mắt thịt, dám quả quyết rằng trên trời có bát đại hành tinh. Bây giờ với các phương tiện hiện đại, mắt thần, mắt thánh, nhiều đài thiên văn to kinh dị, quét đi quét lại, quét ngang quét dọc. Hô 9 cái bây giờ năm ngoái 2008 khẳng định lại cũng chỉ có 8 cái mà thôi.
Và ta cần biết THÁI ÂM là mặt trăng, là ban đêm…. Là nữ giới qua bài ‘Người trên lá số TỬ VI’
Và THÁI DƯƠNG là mặt trời, là ban ngày…. Là Nam giới qua bài ‘Người trên …’
Nhiều chấm có nghĩa là còn nữa.
Ban ngày ban đêm để đoán cái gì? Vô số cái để sử dụng đến, khi bạn đọc những dòng nầy thử hỏi bạn, ban ngày hay ban đêm? Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao tôi làm việc ca đêm, vợ tui buôn bán ban ngày, nó một nắng 2 sương, có người chờ đêm về để hoạt động, có kẻ chết vì đêm, có người chết vì ngày, có người đêm vui, kẻ khác đêm sầu, có người đêm không ngủ… Cả trăm, cả ngàn dữ liệu cơ sở để đoán… mò đấy.
“Đêm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ nàng thương đứt ruột
Gió đành nên tội phải chia phôi…”
Nửa vầng trăng là THÁI ÂM ngộ TRIỆT chứng tỏ tác giả câu thơ trên, trong vô thức lấy cảm hứng từ cách trên để viết đấy.
Sau đây, người viết chọn lá số Tưởng Giới Thạch để giới thiệu một người có ngôi sao THÁI ÂM tại MỆNH bị lạc hãm. Minh chứng một điều là “cần gì đắc địa hay hãm địa, cần đắc ý mà thôi”. Đây là lá số khiến cho một ông Thiếu Tá có nghiên cứu TỬ VI sau 5,7 năm viết bài “A Dieu TỬ VI” (Trời ơi! TỬ VI) trên báo Khoa Học Huyền Bí dạo trước, thời điểm đó tôi cũng không hơn ông ta bao nhiêu, khả năng phản biện chưa chin muồi, chỉ dám dựa cột mà nghe không dám nói. Những bài viết phản biện cũng rất trời ơi! Không thuyết phục, nhưng trong thời gian ngắn sắp tới, tôi sẽ lấy lá số nầy để lập luận, còn bây giờ giải thích bạn cũng chưa hiểu kịp đâu. 5, 7 năm còn buông súng đầu hàng, với trình độ Tú Tài trở lên, với tuổi đời (tức kinh nghiệm) ngưỡng cửa 40 của ông Thiếu Tá (hình như tên Hoàng Sơn, hay Hoành Sơn) đã chán ngấy TỬ VI. Với những câu phú mâu thuẫn, với những cuốn sách mâu thuẫn.
Hôm 9/1/2009 vào trang TuViLySo. Com. Thấy ai đó post cuốn ‘Chìa Khóa TỬ VI” lòng cũng mừng vì cuốn nầy chưa đọc. Lời giới thiệu cũng khá hấp dẫn. Save (tức sao LƯU HÀ) tại máy bài đầu tiên, để có thời gian suy nghĩ. Nhưng than ôi! càng đọc lòng càng buồn kinh dị. Cái ta tìm kiếm không bao giờ thấy, chỉ thấy cái ta không muốn tìm kiếm. Cứ Copy những cái sai của nhau, lưu truyền cho nhau, một người nói không tin, hai người nói không tin, ba người nói phải tin. Cứ thế cái sai tồn tại miết. Nếu cái đúng sống được thì cái sai cũng sống được. Buồn thay chính bản thân mình cũng ngại ngùng phê phán đúng sai, thật giả…Ngày mai có thể post bài ‘Nghe’.
- Hôm trước xem ti vi về khoa học, cháu thấy họ nói thực tế có những điều như thế này mà thường ta hay nhầm lẫn. Cây Mimosa đẹp đẽ là thế là loài cây thuộc họ Keo, mà cây Keo chúng ta vẫn biết ấy thực chất lại thuộc họ đậu.
- Thầy giáo cháu lý luận thế này cũng hay bác ạ: bảo tôi Thái Dương hãm địa thì kém à? Đâu có phải, là nửa bên này trái đất anh không nhìn thấy mặt trời đấy chứ, nửa bán cầu kia Thái Dương vẫn sáng mà.
Bác có bao nhiêu sách cứ .. gửi cho cháu , cháu cám ơn bác , cháu ham học hỏi lắm , có thời gian rảnh là cháu lên thư viện đọc sách , đọc như điên cuồng bác ạ , có nhiều lúc cháu nghĩ kiến thức thì bao la chả nhẽ cứ đọc như vậy suốt đời và tự hỏi trên đời không biết có loại sách nào chỉ một quy luật chung chi phối hết tất cả mọi việc trong đời sống không ; và cháu thấy hình như chỉ có ở việc am thông được Kinh Dịch , hoặc tu hành đắc đạo mà thôi . Cháu ngoài đọc sách và ra thì còn thích yêu , thích đi lang thang nghe nhạc nhẹ ... nói chung sở thích cũng tao nhã .