TIẾNG LÀNH ĐỒN XA…?
Thỉnh thoảng đọc đâu đấy, nghe đâu đấy… Câu tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa. Trong lòng tôi thường phân vân. Ví dụ như đoạn văn copy dưới đây:
“Trong số ấy có một ông Tây trí thức thông thạo đông tây và nghe đồn ông ta đang nghiên cứu văn minh Trung Hoa tối cổ. Người bản địa thích ông ta, tiếng lành đồn xa.”…
Hoặc tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn xa. Thật ra tiếng lành đồn đâu có xa. Ai cũng ngại nói tốt cho người nào đó vì sợ e mang tiếng nịnh bợ. Ai cũng ngại nói ra điều nào đó sợ e có gì đâu mà khen ngợi. Tôi tin gần đâu đó nơi bạn ở, có người khá đạo đức, có hiếu, trung thực… có những đức tính tốt khiến bạn khâm phục. Bạn có đem người ấy khoe với ai bao giờ chưa? Nếu như không có dịp nào đó để nói. Ví dụ ông ấy vừa bị té xe, người ta bàn bạc cơ hội đó bạn mới bày tỏ cảm tình. Ông ấy là người tử tế, là quân tử, là đáng kính… Như vậy rõ ràng tiếng lành đồn không xa. Chỉ có tiếng dữ đồn xa.
Trên báo chí, trên Web, trên Blog, trên hè phố, nơi chợ búa, trong quán cà phê chỉ nghe tiếng dữ đồn xa. Qua người nầy, qua người kia thêm mắm, thêm muối… tiếng dữ càng thêm ghê rợn. Qua xe thồ, qua báo chí, Web, Blog… tiếng dữ bay mau, bay xa, bay khắp thế giới. Hãy lật một trang nhật báo, trang Web thông tin bất kỳ những cái xấu xa, cái dữ quá nhiều, nhiều khủng khiếp. May ra (đúng là may thật) ta bắt gặp câu chuyện ‘hiệp sỹ trên hè phố’, ‘Nữ sinh viên tấm lòng nhân ái’… những câu chuyện thật hiếm hoi.
Vậy thì “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”.
Thành ngữ trên đúng là như vậy. Người đặt ra thành ngữ, hay nói chính xác. Một người nào đó vô tình nói hay viết phán xét một câu nói rất hay. Bao giờ cũng nằm trong thể đối nào đó. Bên nầy nói lành, bên kia nói dữ. Bên nầy gần bên kia xa.
Cũng như “Gần mực thì đen” bên kia không lẽ “gần đèn lại tối”.
Trong thành ngữ yếu tố đối nhau nhiều vô số kể. Như “Vào sinh ra tử”, “Khẩu Phật tâm xà”, “Đầu voi đuôi chuột”…. Bạn càng tìm hiểu bao nhiêu thì lập luận của tôi càng đúng bấy nhiêu. Xin cám ơn bạn.
Dĩ nhiên đây là trang blog bàn về TỬ VI vui tay viết vậy thôi. Trong TỬ VI có nhiều nhóm
sao, có nhóm được mô tả là chính, là lành, là thiện…. như các sao:
THIÊN LƯƠNG chủ lành, chủ từ
THIÊN CƠ chủ hiền
THIÊN ĐỒNG chủ phúc
Ta có thể kể thêm THÁI ÂM chủ âm thầm hưởng phúc, như vậy có thể kẻ âm thầm là nhóm sao hiền. THÁI DƯƠNG ngôi sao đắc ý, dù có ghen tỵ với y đi nữa ta cũng phải công nhận vô hại y hiền. Còn ông CỰ MÔN hay cãi nếu không xếp ông vào nhóm sao hiền tất ông ấy cãi tới bến. Các sách TỬ VI thường xếp nhóm sao nầy gọi chung là Văn Đoàn.
Các sao sau đây được các sách gọi là Võ cách, bị xếp vào Hung tinh.
PHÁ QUÂN, THẤT SÁT, THAM LANG 3 anh em nầybị gọi như thế hoàn toàn oan ức dưới mắt tôi. Nói Võ cách nhưng tôi tin rằng: Hàng vạn lá số của các thầy giáo, tu sĩ, thương gia… đều có SÁT PHÁ THAM đều…ngơ ngác trước cây súng.
Các sao TỬ VI, VŨ KHÚC, LIÊM TRINH, THIÊN TƯỚNG, THIÊN PHỦ… được cho là Đế tượng
hàm ý là chỉ huy, lãnh đạo… Nhiều chỉ huy quá nhỉ, phê phán nhóm sao nầy dễ bị chỉ trích, can tội đánh mất niềm hy vọng của người khác.
Nhưng tôi là người nghiên cứu TỬ VI, tôi không bận tâm mấy các ngôi sao lãnh đạo chỉ huy, lại quan tâm ai là người đánh bắt con tôm, con cá…. Ai là người trồng lúa, trồng rau để hôm nay biến thành bánh mức kẹo ta ăn trong ngày Tết. Ai may áo, ai làm giày…. Tệ thật các sách TỬ VI không hề nói đến… Nhưng tương lai ta sẽ
bàn đến. Trước mắt có 3 nhóm sao với tên gọi như vậy. Hoàn toàn không phù hợp
chi mấy, càng đi sâu e rằng phải thay đổi cho hợp lý. Nếu không dễ bị hoang
mang ám ảnh cho rằng: Có cái gì đó không ổn.
Hôm nay Xuân về, ngoài kia nơi tôi ở, nắng Xuân rất đẹp… tôi biết có thi sỹ cho
rằng:
Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi Xuân đến gợi thêm sầu
Với tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”
Có người khi Xuân về phơi bày nỗi khó khăn, có người thấm thía thân phận cô độc, cô đơn… là người từng trải qua hầu như là tất cả. Mong viết cái gì đó dễ hiểu, để bạn nào buồn có cái gì đọc cho vui. Phần cuối dĩ nhiên đề tài TỬ VI là chính. Lành là nhóm sao Hiền. Dữ là nhóm sao Hung. Xa xôi là sao CỰ MÔN mà gần
bên cũng là sao CỰ MÔN.
Chúc PHÚC cho ai đọc được những dòng chữ nầy.
subscribe comment RSS
Please sign in to leave comment
- Mai Khang
- Private comment
- Miến Gà.
- Thạch ThảoCháu Chào Bác Bửu Đình. Cháu có sao chủ mệnh cự môn, Sao chủ thân thiên cơ...là người hiền nhưng cũng hay cãi hả bác ? Vỹ Dạ đò trăng chằng với sóng Văn Lâu soi bóng ngóng trông ai...? Kính chúc bác mạnh khoẻ và luôn vui vẻ. Cháu Thach Thao.
- Vua Lộc VừngCảm ơn Bác , cháu biết câu đó từ một thằng bạn Quảng Bình gây lộn với một thằng bạn Huế. Cháu nghĩ đúng thế , Quảng Bình mặc cảm so với Huế rất nhiều.Cháu xem và thấy chùa Thiên Mụ rất đẹp , lại nằm trên một vị trí rất đẹp về tự nhiên và phong thủy. Ngày xưa Chúa Nguyễn Hòang cho xây dựng chùa cũng mất nhiều công sức lắm. Cháu nghe nói chùa rất linh thiêng nhưng có nhiều lời đồn là NẾU CẢ HAI VỢ CHỒNG CÙNG VIẾNG CHÙA THÌ VỀ SẼ BỎ NHAU. Không biết lời đồn này có cơ sở không hả Bác?Người Việt mình có một điểm yếu mà cháu thấy là lớn nhất có lẽ là tính đố kỵ nhau. hai nhà sát nhau nếu nhà nào giàu hơn sẽ bị nhà kia ghét , làm chung cơ quan ai giỏi hơn sẽ bị nói này nói kia. Nói chung là " Giàu thì nó ghét , nghèo thì nó khinh và thông minh thì nó không sử dụng". Câu nói này theo Bác thì có cơ sở để đúc kết thành đức tính chung của người Việt mình hay không , cháu không dám khẳng định thế nhưng cháu thấy đa số là vậy, mặc dù người Việt mình có nhiều đức tính tốt, rất tốt.Nếu thế thì làm sao mình có thể theo kịp các nước hả Bác , đáng buồn nhất là mình thua Indonesia đến 50 năm ( phát triển kinh tế). Không đòan kết làm sao tiến. Nếu đức tính đó rơi vào mấy người có chức vị lãnh đạo trong Xh thì còn bi kịch hơn. Cháu thấy mình sẽ không khá lên được dù cháu là người luôn lạc quan.Cháu chào Bác.
- Vua Lộc VừngQua sách , báo , thơ , Tv và đặc biệt là nhạc cháu thấy Huế rất đẹp nhưng cháu chưa một lần tới đó. Cháu nghĩ mình chưa tới đó vì lẽ gì? Cháu biết và thuộc rất nhiều bài hát về Huế như : Trở về của NS Châu kỳ ( Ông đã mất rồi , ông cũng là người Huế ) , bài Mong chờ rất hay , viết về Huế cũng của Ông. Hoặc là bài Bao giờ em quên của NS - Sa sĩ Duy Khánh cũng rất hay , Thương về miền trung của Ông cũng rất hay ( Ngày xưa NS Duy Khánh cũng là chổ quen biết Ba cháu - Vì ông ấy hay đi hát phục vụ cho lính - Ba cháu làm bên tâm lý chiến nên hay mời ổng về hát lắm)Nói chung qua văn chương , phim ảnh , nhạc thì Huế rất đẹp. Nhưng Bác cho cháu hỏi một câu : tại sao có câu " Nhất bất giao thừa thiên chi hữu"? Thừa Thiên có phải là Huế hay không? Thực tế thì cháu thấy Người Huế khó gần , tầm lặng và rất khó hiểu. Gái Huế rất đẹp nhưng cũng rất lãng mạng. Cháu học chung và ở chung KTX với hai thằng bạn học người Huế thì cả hai thằng đều không đẹp như Huế đâu.Cháu biết nơi nào cũng có người này , ngừơi kia , nếu mình kết luận vội vàng thì đâm ra xúc phạm đến tính chách của cả một vùng miền thân thương và đáng kính. Bác ơi , có phải người Quảng Bình ghét người Huế mà họ mới nói câu : Nhất bất giao thừa thiên chi hữu không hả Bác? Bác có thể cho cháu biết tại sao có câu nói ấy và sơ qua tính cách của người Huế được không Bác?Thật tình thì cháu luôn yêu quý tất cả người dân Vn mình chứ không hề có cự phân biệt gì nhưng cháu muốn tìm hiểu thêm cho biết.Cháu kínch húc Bác luôn vui , khỏe và hạnh phúc.Cháu Hồng Phúc
- Bửu ĐìnhNgày 28 tết mình về chơi thôn VỹNhưng không thấy nắng hàng cau nắng mới lên.Cho nên:“Còn đâu mướt quá xanh như ngọc.Biết kiếm nơi mô mặt chữ Điền”Qua đường Hàn Mặc Tử ăn 2 tô cơm hến, một tô ăn giùm cho các cô giáo ngày xưa hiện giờ xa Huế, một tô ăn giùm các thầy xa xứ… Còn mình nhịn đói đi về.Ghi lại vài tấm hình kỷ niệm. Người nước ngoài ăn cơm hến, Phủ Tuy Lý Vương, Huế xưa (đối diện phủ Tuy Lý đúng chưa, không bịa phải không?)Như vậy bạn ở Vỹ Dạ đò trăng, không tìm thấy đò Huế xưa với mui nan bằng tre của mình, tự nhiên buồn buồn…Mình có nhiều tấm hình chụp mình và đò Huế nhưng vì lý do tế nhị không đưa được lên blog làm tiêu đề.Cám ơn bạn.
- NguHappy New Year.